BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

 

 

I. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là gì?

 

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đóng vai trò thiết yếu trong giao thương quốc tế, giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản trong suốt quá trình vận chuyển. Khi thương mại toàn cầu ngày càng phát triển, những nguy cơ mất mát và thiệt hại trong vận chuyển cũng gia tăng, từ thiên tai cho đến tai nạn trên đường. Chính vì vậy, bảo hiểm hàng hóa là yếu tố không thể thiếu, quyết định sự ổn định và thành công của các doanh nghiệp.

 

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một hợp đồng cam kết giữa doanh nghiệp và đơn vị bảo hiểm, trong đó doanh nghiệp sẽ được bồi thường nếu hàng hóa bị thiệt hại, mất mát trong quá trình vận chuyển. Dù không thể ngăn ngừa các sự cố, bảo hiểm này giúp doanh nghiệp yên tâm hơn, giảm bớt gánh nặng tài chính khi sự cố xảy ra.

 

Nếu không có bảo hiểm, các doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và lợi nhuận. Vì vậy, việc đầu tư vào bảo hiểm hàng hóa là một lựa chọn thông minh, đảm bảo sự an toàn và bền vững cho các giao dịch quốc tế.

 

Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa bao gồm tất cả các hàng hóa được vận chuyển nội địa tại Việt Nam hoặc trên toàn thế giới thông qua các phương tiện vận chuyển như đường sắt, đường bộ, đường hàng không, hoặc đường thủy.
Trong tiếng Anh, bảo hiểm hàng hóa được gọi là “Cargo insurance”.

 

II. Phạm vi bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Phạm vi bảo hiểm quyết định mức độ bảo vệ mà công ty bảo hiểm cam kết chịu trách nhiệm, đồng thời là yếu tố then chốt để xác định các rủi ro mà doanh nghiệp có thể được bồi thường khi xảy ra sự cố. Đây giống như một hàng rào, xác định rõ ràng những tình huống mà công ty bảo hiểm sẵn sàng chi trả, giúp đảm bảo quyền lợi cho bên được bảo hiểm.

 

Mỗi hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đều đi kèm các điều kiện cụ thể. Chỉ khi tổn thất xảy ra trong phạm vi các điều kiện này, nhà bảo hiểm mới có trách nhiệm bồi thường. Phạm vi bảo hiểm càng rộng, số lượng rủi ro được bảo vệ càng nhiều, nhưng đồng thời chi phí bảo hiểm cũng sẽ tăng theo. Do đó, việc lựa chọn phạm vi bảo hiểm phù hợp là cân nhắc giữa mức độ bảo vệ cần thiết và khả năng tài chính của doanh nghiệp.

 

Dựa trên các điều khoản bảo hiểm ICC (Institule Casgo Claude) từ năm 1982, Bộ Tài chính đã phát hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, được gọi là QTC 1990. Quy tắc chung này đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, hàng hóa được nhập khẩu từ các cảng nước ngoài về Việt Nam sẽ được bảo hiểm theo QTC 1990.

 

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển, quy định hợp đồng bảo hiểm có thể được ký kết theo ba loại điều kiện A, B, C, cụ thể theo bảng sau:

 

Nguyên nhân trực tiếpLoại ALoại BLoại C
Hy sinh tổn thất chung
Ném hàng khỏi tàu (vứt xuống biển trong lúc vận chuyển)
Hàng hóa bị thất lạc do tàu bị mất tích (trừ trường hợp bị cướp)
Nước cuốn trôi khỏi tàu 
Nước tràn vào tàu, xà lan, hầm hàng hoặc nơi chứa hàng (trừ trường hợp nước mưa) 
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp 
Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp 
Hành vi chủ ý phá vỡ hàng của thủy thủ đoàn  
Cướp biển  
Các rủi ro phụ khác  
Mất trộm, mất cắp  
Hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp,…  
Không giao hàng, thiếu hàng  
Tất cả các rủi ro khác  
Nguyên nhân gián tiếp  
Cháy, nổ
Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn hoặc bị đắm, lật úp
Phương tiện di chuyển va vào nhau hoặc đâm phải các vật cản trên đường đi nhưng không phải nước
Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp mặt
Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh trong quá trình di chuyển
Động đất, núi lửa hoặc sét đánh trong quá trình vận chuyển

 

 

III. Vì sao doanh nghiệp cần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Doanh nghiệp cần mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vì một số lý do quan trọng sau đây:


• Đảm bảo an toàn cho hàng hóa: Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Đảm bảo cho doanh nghiệp nếu chúng bị mất mát hoặc hư hỏng thì doanh nghiệp sẽ được bồi thường một khoản như đã thỏa thuận khi mua bảo hiểm.


• Giảm thiểu rủi ro: Vận tải hàng hóa bằng đường biển thường mang theo nhiều rủi ro hơn so với vận chuyển trên đất liền. Bảo hiểm này giúp giảm thiểu những rủi ro này, đồng thời tăng cường sự an tâm cho doanh nghiệp.


• Tăng tính cạnh tranh: Mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh. Họ có thể cung cấp cho đối tác thương mại một dịch vụ toàn diện hơn, bao gồm cả việc bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.


• Tăng độ tin cậy đối với đối tác thương mại: Đối với đối tác thương mại, việc doanh nghiệp có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tạo ra sự tin cậy. Họ có thể tin tưởng vào khả năng của doanh nghiệp trong việc bảo vệ hàng hóa của họ.


• Hỗ trợ từ phía bảo hiểm: Khi có bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ phía bảo hiểm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hàng hóa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi phải xử lý các vấn đề không mong muốn xuất hiện.

 

IV. Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Dưới đây là quy trình thực hiện khi doanh nghiệp mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu:

 

Bước 1: Gửi giấy yêu cầu bảo hiểm

Khi có nhu cầu mua bảo hiểm, doanh nghiệp sẽ tiến hành liên hệ với công ty bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ phản hồi bằng cách gửi giấy yêu cầu bảo hiểm cho doanh nghiệp.


Thông tin chính trên giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm:


• Thông tin về người được bảo hiểm.
• Thông tin về hàng hóa được bảo hiểm.
• Yêu cầu cụ thể về loại bảo hiểm.
• Các chứng từ đính kèm.
• Phần kê của đại lý hoặc công ty môi giới nếu có.

 

Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm

Doanh nghiệp sẽ hoàn thiện và điền đầy đủ thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm, trừ phần kê của công ty môi giới và nghiệp vụ của công ty bảo hiểm.

 

Bước 3: Gửi bản fax của giấy yêu cầu bảo hiểm đến công ty bảo hiểm theo yêu cầu đã được thống nhất.

 

Bước 4: Công ty bảo hiểm sau khi nhận được yêu cầu sẽ xem xét và gửi hợp đồng bảo hiểm đến cho doanh nghiệp.

 

Bước 5: Xác nhận và thanh toán phí bảo hiểm.

Sau khi doanh nghiệp xem xét các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, họ sẽ ký xác nhận và gửi lại cho công ty bảo hiểm. Tiếp theo, công ty bảo hiểm sẽ gửi bảng thu phí bảo hiểm cho dịch vụ, và sau đó doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh toán.

 

V. Các loại bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa là một phần quan trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản cho các cá nhân và doanh nghiệp tham gia gửi hàng quốc tế. Có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa với các chính sách và mức phí khác nhau.

 

Dưới đây là một số loại bảo hiểm hàng hóa phổ biến:


• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ
• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường không
• Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường sắt

 

VI. Cách tính phí và giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

1. Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa quốc tế

Phí này được tính dựa trên giá trị thực tế của hàng hóa, cước vận chuyển, thuế nhập khẩu, lãi ước tính của lô hàng và các chi phí khác.

 

Công thức để tính phí bảo hiểm là:

CIF = (C+F) / (1-R)
I = CIF x R
Trong đó:
• I: Phí bảo hiểm
• C: Giá hàng hóa (FOB)
• R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (tỷ lệ này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hàng hóa, phương thức vận chuyển)
• F: Giá cước vận chuyển.

 

2. Giá trị bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Giá trị bảo hiểm xuất nhập khẩu là giá trị thực tế của lô hàng bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác.

 

Giá trị bảo hiểm = C + I + F

Đôi khi, người bảo hiểm cần mua bảo hiểm cho cả khoản lãi dự tính từ việc xuất nhập khẩu.

 

Trong trường hợp này, giá trị bảo hiểm sẽ được tăng thêm 10% theo giá CIF hoặc CIP (Cost, Insurance, and Freight)

Giá trị bảo hiểm = 110% x CIF hoặc Giá trị bảo hiểm = 110% x CIP

 

VII. Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Hợp đồng bảo hiểm thường được chia thành hai loại chính: hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi loại đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng biệt.

 

1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến

Hợp đồng bảo hiểm chuyến được thiết lập để bảo vệ hàng hóa trong mỗi chuyến vận chuyển cụ thể. Điều này có nghĩa là mỗi lần vận chuyển hàng hóa, một hợp đồng bảo hiểm mới sẽ được ký kết và có giá trị chỉ trong chuyến hàng đó.

 

Trách nhiệm của công ty bảo hiểm thường kết thúc khi hàng hóa được vận chuyển từ kho xuất phát đến kho nhận hàng. Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được xác nhận bằng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm cụ thể cho từng chuyến hàng.

 

2. Hợp đồng bảo hiểm bao

Hợp đồng bảo hiểm bao (hay còn được gọi là hợp đồng bảo hiểm mở) được thiết kế để áp dụng cho nhiều chuyến hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Loại hợp đồng này phù hợp với các doanh nghiệp thường xuyên thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Sử dụng hợp đồng bảo hiểm bao giúp tiết kiệm chi phí, so với việc ký kết hợp đồng cho từng chuyến hàng. Các khoản phí bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao thường được tính dựa trên một số lượng chuyến hàng hoặc một khoản phí cố định cho mỗi năm.

 

VIII. Quy trình thực hiện bồi thường bảo hiểm vận chuyển hàng hóa XNK

 

Để thực hiện bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quốc tế một cách hiệu quả, có một số bước cơ bản cần tuân thủ:
• Thông báo tổn thất: Người được bảo hiểm hàng hóa cần thông báo cho người mua bảo hiểm về bất kỳ tổn thất nào xảy ra trong quá trình vận chuyển. Thông báo này sẽ chứa thông tin chi tiết về loại hình tổn thất và phạm vi của nó.
• Giám định tổn thất: Người bảo hiểm sẽ tiến hành các hoạt động giám định để xác định tổn thất. Thông thường, việc này sẽ diễn ra ngay sau khi người nhận hàng thông báo về tổn thất. Quá trình giám định này sẽ được thực hiện một cách công bằng và độc lập, thường được giám sát bởi người được bảo hiểm.
• Ký ủy quyền: Sau khi tổn thất được xác định, người được bảo hiểm sẽ ký ủy quyền cho người mua bảo hiểm để tiếp tục các thủ tục liên quan đến bồi thường. Điều này giúp đơn giản hóa quá trình xử lý và giải quyết tổn thất.
• Gửi hồ sơ thông báo tổn thất: Người mua bảo hiểm sẽ gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất hàng hóa cho công ty bảo hiểm. Bộ hồ sơ này bao gồm ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm, thông báo tổn thất hàng hóa, yêu cầu bồi thường, Invoice và danh sách hàng hóa bị tổn thất, cũng như hóa đơn vận chuyển.
• Thông báo bồi thường: Sau khi số tiền bồi thường được xác định, công ty bảo hiểm sẽ gửi thông báo bồi thường cho người mua bảo hiểm vận chuyển hàng hóa quốc tế.
Bằng cách tuân thủ các bước trên, quá trình xử lý và giải quyết tổn thất hàng hóa trong vận chuyển quốc tế sẽ diễn ra một cách trơn tru và có hiệu quả.

 

 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho anh chị thông tin về việc bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!

CONTACT
Scroll to Top