THỦ TỤC NHẬP KHẨU TỦ CẤP ĐÔNG
Ngày nay, các cửa hàng và siêu thị thường sử dụng tủ đông như một giải pháp hiệu quả để bảo quản thực phẩm và hàng hóa. Tủ đông hoạt động dựa trên nguyên lý nén khí lạnh từ thể khí sang thể lỏng, giúp duy trì nhiệt độ ổn định và kéo dài thời gian bảo quản.
Các thiết bị này thường được nhập khẩu từ nhiều quốc gia, trong đó phổ biến nhất là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, Mỹ và Đài Loan, mang đến sự đa dạng về mẫu mã và chất lượng cho người tiêu dùng.
Vậy thủ tục và chính sách nhập khẩu tủ đông gồm những bước như thế nào? Sau đây mời anh chị hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu tủ đông
Tủ đông được xếp vào nhóm mặt hàng điện dân dụng. Thủ tục nhập khẩu tủ đông được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019;
- Công văn số 862/TCHQ-TXNK ngày 14/02/2020
Theo các quy định pháp luật hiện hành, tủ đông không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tủ đông đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong quá trình nhập khẩu tủ đông, các doanh nghiệp cần thực hiện kiểm tra chất lượng hàng hóa theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN và đảm bảo việc dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg.
Để hiểu rõ hơn về quy trình kiểm tra chất lượng và dán nhãn năng lượng cho tủ đông, xin mời quý vị tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo của chúng tôi. Nếu quý vị có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần sự hỗ trợ thêm về các quy định này, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline hoặc email để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.
II/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu tủ đông lạnh
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS của hàng hóa là chuỗi số được áp dụng cho từng loại hàng hóa trên toàn cầu. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ đông, việc đầu tiên cần làm là xác định mã HS của loại tủ đông được nhập khẩu. Mã HS thường có dạng từ 4 đến 6 chữ số đầu cho mỗi loại hàng hóa cụ thể trên thế giới.
Mã HS code tủ cấp đông thuộc Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng;
- 8418 – Tủ lạnh, tủ kết đông (1) và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.
- Thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác; bơm nhiệt:
- 841869 – Loại khác:
- 84186990 – Loại khác
- 841869 – Loại khác:
- Thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác; bơm nhiệt:
Mô Tả | Mã HS | Thuế NK Ưu Đãi (%) | Thuế GTGT (%) |
---|---|---|---|
Mã HS tủ đông sử dụng trong gia đình, máy nén, dung tích ≤ 230 lít | 84182110 | 25 | 8 |
Mã HS tủ đông sử dụng trong gia đình, máy nén khác | 84182190 | 25 | 8 |
Mã HS tủ đông dùng trong gia đình khác | 84182900 | 35 | 8 |
Bảng mã HS ở trên là bảng mã HS dành cho tủ đông sử dụng trong gia đình. Mức thuế suất được nêu ở trên là thuế nhập khẩu ưu đãi. Ngoài ra, còn có các loại thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại như Đông Âu, Châu Âu, Mỹ, Chile, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Asean.
Tổng cục Hải quan đã có rất nhiều công văn hướng dẫn về việc áp mã HS cho tủ đông. Quý vị có thể tham tại hai công văn sau: 862/TCHQ-TXNK và 5072/TCHQ-TXNK.
2. Thuế nhập khẩu tủ đông
Để xác định chính xác số thuế nhập khẩu, quý vị có thể tham khảo cách tính thuế nhập khẩu cho tủ đông dưới đây:
- Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS thuế nhập khẩu được tính theo công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.3
- Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức : Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất.
Thuế nhập khẩu tủ đông phụ thuộc vào mã HS. Do đó, khi làm thủ tục nhập khẩu, cần xác định chính xác mã HS để tránh bị phạt do áp mã sai.
Ngoài ra, đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia hoặc khu vực có hiệp định thương mại với Việt Nam, thuế nhập khẩu thường là 0%. Vì vậy, người mua thường yêu cầu người bán cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế.
III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu tủ đông
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tủ đông nói riêng và các mặt hàng khác nói chung. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu tủ đông gồm những chứng từ sau đây:
- Tờ khai hải quan;
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng;
- Hồ sơ dán nhãn năng lượng;
- Chứng nhận xuất xứ (C/O), nếu có;
- Catalog (nếu có).
Hồ sơ nhập khẩu tủ đông bắt buộc phải có: tờ khai hải quan, vận đơn, hóa đơn thương mại, hồ sơ dán nhãn năng lượng và hồ sơ kiểm tra chất lượng. Các chứng từ khác chỉ bổ sung khi có yêu cầu từ hải quan.
Chứng nhận xuất xứ không bắt buộc trong hồ sơ hải quan, nhưng rất quan trọng để áp dụng thuế ưu đãi (thường là 0%).
Hồ sơ dán nhãn năng lượng áp dụng cho từng mẫu sản phẩm cụ thể và có hiệu lực vô thời hạn, trừ khi có thay đổi về cấu trúc, thiết kế, chức năng hoặc công suất của sản phẩm, khi đó phải làm lại hồ sơ.
IV/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ đông
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ đông được quy định trong Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Trước tiên cần đảm bảo có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS của tủ đông.
Sau đó, thực hiện nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm. Sau khi khai xong tờ khai hải quan thì đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu cho tủ đông.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng tủ đông
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu tủ đông cần được kết hợp với quy trình làm kiểm tra chất lượng để đảm bảo hoàn chỉnh các bước làm thủ tục nhập khẩu cho tủ đông.
Bước 4: Đăng ký dán nhãn năng lượng cho tủ đông
Tủ đông thuộc danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Dán nhãn năng lượng cho tủ đông được quy định chi tiết tại 04/2017/QĐ-TTg. H-Cargo sẽ trình bày chi tiết tại mục VI của bài viết này.
Bước 5: Thông quan hàng hóa
Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ, nếu không có thắc mắc thì cán bộ sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 6: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Làm công văn xin đưa hàng về kho khách hàng hoặc kho được chỉ định để bảo quản. Khi hàng hóa được đem về kho, quý vị phải đảm bảo giữ nguyên tình trạng hàng hóa, không được phép kinh doanh hoặc sử dụng khi chưa có kết quả kiểm tra chất lượng và thông quan. Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, quý vị có thể kinh doanh hoặc sử dụng.
V/ Đăng ký kiểm tra chất lượng tủ đông
Tủ đông khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo thông tư 3810/QĐ-BKHCN. Việc làm đăng ký kiểm tra chất lượng được thực hiện trên trang một cửa quốc gia.
Khi có tờ khai hải quan thì mới làm hồ sơ kiểm tra chất lượng được. Vì thế sau khi truyền xong tờ khai hải quan thì bước công việc tiếp theo phải làm là kiểm tra chất lượng. Sau đây, là quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tủ đông.
Bước 1: Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ
Tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia là bước đầu tiên khi làm đăng ký kiểm tra chất lượng. Để tạo được tài khoản trên trang một cửa quốc gia thì phải truy cập vào trang web https://vnsw.gov.vn để thực hiện nhập liệu theo các ô thông tin có sẵn để tạo tài khoản.
Sau khi có được tài khoản thì có thể đăng ký trên trang một cửa quốc gia tại phần quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Khi đăng ký hồ sơ Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng sẽ là đơn vị tiếp nhận hồ sơ. Quý vị cần lựa chọn đơn vị kiểm tra mẫu, đơn vị kiểm tra mẫu được cấp phép bởi Bộ Khoa học và Công nghệ.
Việc tạo tài khoản và đăng ký hồ sơ nên tiến hành trước những bước sau của quy trình thủ tục nhập khẩu tủ đông. Nên tạo tài khoản trước vì thông thường mất 24h để tài khoản được chấp nhập.
Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng
Sau khi có số hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thì hải quan đã có thể thông quan hàng hóa. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu.
Mẫu sẽ được lấy theo quy định để kiểm tra chất lượng. Thời gian kiểm tra chất lượng theo TCVNvaf tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 3-5 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.
Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia
Khi có kết quả kiểm tra chất lượng, nhà nhập khẩu hoặc tổ chức kiểm tra mẫu có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi nhận được kết quả, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường sẽ xem xét và quyết định chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký.
VI/ Quy trình đăng ký dán nhãn năng lượng tủ đông
Đăng ký dán nhãn năng lượng có hai phương thức: Một là gửi bộ hồ sơ giấy về Bộ Công Thương; Hai là làm hồ sơ thông quan công thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tạo tài khoản
Bộ hồ sơ để đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm: Giấy đăng ký dán nhãn năng lượng; kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cho từng model; mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Để đăng ký được thì phải tạo tài khoản của doanh nghiệp trên hệ thống công thông tin điện tử Bộ Công Thương tại địa chỉ trang web: https://dichvucong.gov.vn
Bước 2: Đăng ký hồ sơ trên công thông tin điện tử
Sau khi đã có tài khoản và các giấy tờ cần thiết như đã được đề cập ở trên thì có thể bắt đầu tạo hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng. Việc nhập liệu được thực hiện theo các bước và mục theo mẫu của hệ thống thông tin công. Khi hoàn thành, đính kèm hồ sơ đã được nêu trên lên.
Bước 3: Chờ kết quả
Sau khi hồ sơ được gửi đi, phía Bộ Công Thương sẽ xem xét hồ sơ và duyệt hồ sơ. Có kết quả duyệt thì có thể dùng để làm thủ tục nhập khẩu tủ đông.
VII/ Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu tủ đông
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tủ đông, Quý vị cần chú ý đến những điểm sau:
1. Nghĩa Vụ Thuế Nhập Khẩu:
• Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
2. Tủ Đông Dân Dụng Đã Qua Sử Dụng:
• Tủ đông dân dụng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
3. Kiểm Tra Chất Lượng và Dán Nhãn Năng Lượng:
• Khi làm thủ tục nhập khẩu tủ đông, Quý vị cần kiểm tra chất lượng và đánh nhãn năng lượng cho tủ đông.
4. Linh Kiện và Phụ Tùng:
• Linh kiện, phụ tùng của tủ đông không cần phải kiểm tra chất lượng và đánh nhãn năng lượng khi nhập khẩu.
5. Đánh Nhãn Năng Lượng Cho Tủ Đông Bán Tra:
• Nếu muốn bán tủ đông trên thị trường, tủ đông phải có đánh nhãn năng lượng trên hàng hóa.
6. Hiệu Lực Tem Đánh Nhãn Năng Lượng:
• Hiệu lực của tem đánh nhãn năng lượng cho một model sản phẩm là vô thời hạn, trừ khi sản phẩm đó có cải tiến và thay đổi hiệu suất, công suất.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng tủ cấp đông. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.
Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.