Việc nhập khẩu sắt thép, đặc biệt là thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội, đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Beskare Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu về quy trình, chính sách và thủ tục liên quan trong bài viết dưới đây.
Mã HS CODE của thép cuộn cán nguội
- Mã HS CODE 7304 – Các loại ống, ống thông có thanh hình rỗng, không hàn, bằng sắt (trừ gang đúc) hoặc thép. Thuế nhập khẩu thông thường từ 0% – 15%, Thuế ưu đãi C/O Form E, D và AJ là 0%. VAT 10%
- Mã HS CODE 7213 – Sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, ở dạng cuộn cuốn không đồng đều khi được cán nóng. Thuế nhập khẩu thông thường mặt hàng này dao động từ 10% tới 15% tuỳ mặt hàng cụ thể, Mặt hàng này đặc trưng liên quan đến chống bán phá giá và bảo vệ thị trường.
- Mã HS CODE 7214 -7215: Sắt hoặc thép không hợp kim có dạng thanh và que khác, thuế nhập khẩu thông thường từ 0%, VAT 10% (trừ thép cốt bê tông thuế NK 20%)
- Mã HS CODE 7216 – Sắt hoặc thép không hợp kim dạng thanh, khuôn, hình. thuế nhập khẩu thông thường từ 15%, mặt hàng này chỉ có một vài loại được áp dụng C/O thuế 0%.
- Mã HS CODE 7217: Dây của sắt hoặc thép không hợp kim. Thuế nhập khẩu thông thường từ 0% tới 15%, FORM E, FORM D thuế ưu đãi 0% (trừ các nước ko được áp dụng) , VAT 10%
Ngoài ra vì đặc tính mặt thép có khá nhiều loại, tuỳ từng mặt hàng cụ thể mà doanh nghiệp sẽ lấy đó làm cơ sở để áp mã HS CODE chính xác nhất.
Chính sách nhập khẩu thép cuộn cán nguội
Thép là loại mặt hàng được nhập khẩu khá lớn vào Việt Nam và hầu hết là dùng cho việc sản xuất. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thép các loại được quy định tại một số văn bản pháp luật sau đây:
- Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015
- Thông tư 18/2017/TT-BCT ngày 21/09/2017
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019
- Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
- Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020
- Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022
Theo các văn bản quy phạm pháp luật ở trên đây chúng ta có thể thấy mặt hàng thép mới không thuộc danh mục hàng hóa hạn chế nhập khẩu. Đối với mặt hàng đã qua sử dụng bắt buộc phải nhập khẩu dưới dạng phế liệu. Muốn nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu.
Có rất nhiều loại thép khác nhau khi làm thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có các quy định khác nhau đối với mỗi loại. Điểm khó khăn nhất của nhập khẩu thép đó là phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, thuế nhập khẩu của thép cũng khá khác nhau, có loại giấy phép phải nộp thuế chống bán phá giá.
Thuế khi nhập khẩu thép cuộn cán nguội
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ bắt buộc nhà nhập khẩu phải thực hiện khi tiến hành nhập khẩu hàng tại Việt Nam.
Thuế nhập khẩu của mặt hàng thép có hai loại chính đó là: Thuế nhập khẩu và thuế gtgt nhập khẩu. Bên cạnh đó, các mã hs cũng có thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ.
Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu thép các loại như sau :
- Thuế tự vệ mặt hàng thép
Thuế tự vệ = Trị giá CIF x % thuế suất thuế tự vệ
- Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá = Trị giá CIF x % thuế suất chống bán phá giá
- Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tự vệ + Thuế chống bán phá giá) x % thuế suất GTGT.
Để đạt mức thuế nhập khẩu thấp nhất cho thép các loại, cần xác định chính xác mã HS của từng loại thép. Việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt cũng phụ thuộc vào việc có chứng nhận xuất xứ cho lô hàng đó hay không.
Thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ còn tuỳ thuộc theo các loại thép cụ thể. Được quy định theo mã hs thép khác nhau. Thuế tự vệ được quy định theo thông tư 918/QĐ-BCT và thuế chống bán phá giá được áp dụng theo thông tư 3162/QĐ-BCT.
Quy trình Thủ tục hải quan nhập khẩu thép cuộn cán nguội
Hồ sơ nhập khẩu hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh
Đối với thủ tục hải quan hàng thép tấm, thép cuộn, thép thanh thì việc làm hồ sơ thường được thực hiện đầu tiên. Vậy hồ sơ nhập khẩu hàng thép tấm, cuộn và thanh bao gồm những gì mời bạn tham khảo ngay sau đây.
Hồ sơ nhập khẩu hàng thép các loại (tấm, cuộn, thanh) gồm có:
- Sales contract – Hợp Đồng
- Commercial Invoice – Một hoá đơn thương mại.
- Packing List – Phiếu đóng gói hàng hoá.
- Bill of lading – Vận đơn
- Mill test – Giấy chứng nhận thành phần thép (nhà sản xuất cấp)
- Certificate of origin – Đây là Giấy chứng nhận xuất xứ áp dụng đối với trường hợp người nhập khẩu muốn.
Các bước thủ tục hải quan nhập khẩu thép dạng tấm, cuộn, thanh
Trong thủ tục hải quan nhập khẩu hàng thép tấm, thép cuộn và thép thanh cần được thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Tiến hành kiểm tra và áp mã HS để xác định được mặt hàng thép của doanh nghiệp có nằm trong phụ lục cần phải kiểm tra chất lượng không
- Ngày nay, xu hướng sử dụng thép không gỉ không ngừng gia tăng, cũng như tính phổ biến và ứng dụng cao của mặt hàng này trong nhiều lĩnh vực xây dựng và chế tạo. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy thép không gỉ được sử dụng trong chế tạo nhiều trang thiết bị như cầu thang, thang máy, cửa, bàn, ghế, giường nằm, đồ dùng nhà bếp hay một số vật tư y tế thông thường, . ..
- Đầu tiên, với mặt hàng thép hoặc bất kì mặt hàng nào bạn cần biết thêm các chính sách nhập khẩu được áp dụng.
- Trước đây thì mặt hàng thép các loại muốn nhập khẩu được phải làm giấy phép nhập khẩu tự động, từ khi thông tư 14/2017/TT-BCT có hiệu lực thì việc này sẽ không cần thực hiện nữa.
Bước 2: Tiếp theo chủ doanh nghiệp cần đọc thêm Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT – BCT – BKHCN và Văn bản hợp nhất 17/2017/VBHN-BCT “Quy định về kiểm tra chất lượng.
Bạn phải kiểm tra thép mình nhập khẩu thuộc loại nào có HS code (hãy căn cứ vào đường kính, chiều dày, chiều ngang, chiều cao. .) rồi áp mã HS sao cho thật chuẩn.
Khi đã xác định được mã HS của sản phẩm rồi các bạn tra cứu trong 3 phụ lục, nếu mặt hàng thuộc phụ lục I thì không phải làm kiểm tra chất lượng gì hết, cứ tiến hành nhập khẩu bình thường.
Nếu mã HS của mặt hàng thuộc các phụ lục II hoặc phụ lục III sẽ phải tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
- Bước 2.1: Nếu thép của doanh nghiệp không nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng thì việc thông quan được diễn ra bình thường.
- Sau khi hoàn tất hồ sơ bạn có thể làm lại thủ tục thông quan bình thường.
- Bước 2.2: Nếu thép của doanh nghiệp nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra chất lượng bạn phải tiến hành kiểm tra chất lượng và làm hợp quy.
Hồ sơ kiểm tra chất lượng mặt hàng thép:
- 01 Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng thép các loại (theo mẫu)
- 01 Bill of lading Invoice Packing list
- Tờ khai nhập khẩu hàng hoá
- Giấy tờ có nội dung chứng nhận chất lượng hàng hoá (C/Q)
- Chứng nhận xuất xứ thép (C/O)
- 01 Mill test report
Bước 3: Thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành xong thủ tục thông quan nhập khẩu mặt hàng thép các loại.
Dịch vụ hải quan thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội bao gồm:
- Lấy hàng tại xưởng nhà sản xuất,
- Book tàu vận chuyển đường biển về cảng
- Xin giấy phép hoặc làm các thủ tục hải quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có)
- Khai báo và thông quan hải quan
- Vận chuyển từ cảng đến tận kho của bạn
- Tham vấn giá sau thông quan (nếu có)
- Hỗ trợ làm dịch vụ khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu thép cuộn cán nguội
- Kinh nghiệm dày dạn, xử lí các vấn đề triệt để, hiệu quả.
- Giá cả hợp lý, rẻ nhất thị trường.
- Quy trình làm dịch vụ thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội chuyên nghiệp, đầy đủ tính pháp lí.
- Đảm bảo tiến độ nhập khẩu thông quan hàng hóa.
- Sẵn sàng tháo gỡ mọi vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp vướng mắc trong quá trình làm sử dụng dịch vụ thủ tục nhập khẩu thép cuộn cán nguội của chúng tôi