THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT MÌ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỘT MÌ

 

Bột mì là sản phẩm từ quá trình xay hạt lúa mì, được sử dụng rộng rãi trong nhiều món ăn như bánh mì, bánh ngọt, mì sợi, và bánh pizza, thể hiện vai trò quan trọng trong ẩm thực và dinh dưỡng.

 

Quá trình nhập khẩu bột mì yêu cầu hiểu biết về quy trình vận chuyển, thông quan và quản lý thủ tục hành chính như giấy tờ nhập khẩu và hóa đơn. Bột mì được nhập khẩu từ nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nga, Mỹ, và Ấn Độ, nhưng quy trình nhập khẩu là giống nhau. Cần kiểm tra xem có yêu cầu giấy phép hay kiểm dịch thực vật hay không tùy theo nguồn gốc và quy định hiện hành.

 

Để biết thêm thông tin và quy trình nhập khẩu mặt hàng bột mì, anh chị quý doanh nghiệp hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.

 

I/ Chính sách nhập khẩu bột mì

 

Đối với mặt hàng bột mì (có nguồn gốc từ thực vật), chính sách nhập khẩu bao gồm:

  • ­ Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
  • Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014;
  • Thông tư 04 /2017/TT-BNNPTNT ngày 14/02/2017;
  • Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Thông tư 11/2021/TT-BNN&PTNT ngày 20/09/2021.
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018;

Theo những văn bản trên, bột mì không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bột mì các loại, cần lưu ý các điểm sau:

  • ­ Bột mì phải làm kiểm dịch thực vật;
  • ­ Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt;
  •  Phải làm công bố Vệ sinh ATTP

 

 

II/ Mã HS và thuế nhập khẩu

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Để xác định chính xác mã HS cho mặt hàng, quan trọng phải hiểu rõ về các đặc tính của sản phẩm: nguyên liệu, thành phần, và tính chất của hàng hóa. Dưới đây là mã hs của bột mì

 

Mã hs

Mô tả

NKTT (%)

NK ưu đãi (%)

VAT(%)

1101

Bột mì hoặc bột meslin

 
 
 
 

Bột mì

 
 
 

11010011

Bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng

22.5

15

8

11010019

Loại khác

22.5

15

8

 

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu thì mã hs bột mì là 11010011 và 11010019, Thuế GTGT là 8%.

 

Ngoài thuế suất nhập khẩu ưu đãi còn có thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%. Vì thế đối với hàng được nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại như: Châu Âu, Mỹ, Chile, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Asean thì doanh nghiệp nên yêu cầu thêm C/O từ nhà xuất khẩu.

 

2. Thuế nhập khẩu


Thuế Nhập khẩu có 2 loại thuế và khẩu phụ thuộc vào mã hs của hàng hóa được chọn. Thuế nhập khẩu ưu đãi của bột mì là 15%, thuê VAT 8%.

Cách tính thuế nhập khẩu của bột mì như sau:

 

• Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

 

• Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

 

Lưu ý:
• Theo công thức trên có thể thấy thuế nhập khẩu của bột mì thuộc vào mức thuế suất được áp. Mức thuế suất phụ thuộc vào mặt hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không có.

 

• Nếu có C/O thì có thể áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Khi xác định thuế nhập khẩu cho bột mì, cần chú ý đến các điểm sau:

Đối với các quốc gia có ký hiệp định thương mại với Việt Nam như Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước Asean, cần lưu ý đến mức thuế ưu đãi đặc biệt, thường là 0%.

 

• Để được hưởng mức thuế ưu đãi, việc cần thiết là có giấy chứng nhận xuất xứ
(C/O).

 

• Trong quá trình tính thuế nhập khẩu, trị giá tính thuế là trị giá CIF. Đối với các đơn hàng mua hàng theo các điều kiện khác, cần quy đổi trị giá về trị giá CIF để tính thuế nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu cũng sẽ phải chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật.

 

III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu bột mì

 

Bộ hồ sơ chứng từ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập khẩu các loại bột mì bao gồm các chứng từ sau:

• Tờ khai hải quan.

• Hợp đồng thương mại (Sale contract);

• Danh sách đóng gói (Packing list);

• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);

• Vận đơn (Bill of lading);

• Kiểm dịch thực vật

• Hồ sơ tự công bố VSATTP

• Chứng nhận xuất xứ (nếu có);

 

 

IV/ Hồ sơ công bố vệ sinh ATTP

 

Theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018, bột mì khi đã được đóng gói cần phải thực hiện công bố An toàn Thực phẩm (ATTP) trước khi nhập khẩu và khi đưa ra thị trường.

Để thực hiện quy trình công bố ATTP cho bột mì, anh chị cần thực hiện các bước sau:

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ công bố ATTP cho bột mì phải tuân thủ quy định tại Điều 7 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Bộ hồ sơ này sẽ bao gồm:

• Bản công bố sản phẩm.

• Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).

• Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, doanh nghiệp tự đăng ký và kiểm tra mẫu với cơ quan, trung tâm có thẩm quyền của Bộ Y tế.

• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

• Catalog sản phẩm (nếu có).

 

Lưu ý: Tất cả các tài liệu phải được viết bằng tiếng Việt, hoặc nếu là bản tiếng Anh thì phải có dịch thuật công chứng.

 

Bước 2: Công bố ATTP

Công bố ATTP cho bột mì được thực hiện thông qua trang một cửa quốc gia hoặc gửi bộ hồ sơ giấy đến Bộ Y tế. Thời gian xử lý công bố là 7 ngày làm việc.

 

Bước 3: Chờ phản hồi và bổ sung hồ sơ nếu cần

 

Bước 4: Nhận kết quả công bố

Đây là các bước cơ bản để thực hiện thủ tục công bố ATTP cho bột mì. Việc này cần được thực hiện trước khi nhập khẩu hàng vì thời gian xử lý công bố ATTP có thể kéo dài đến 30 ngày.

 

V/ Quy trình nhập khẩu bột mì

 

Quá trình nhập khẩu bột mì bao gồm các bước sau đây:

 

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi thu thập đầy đủ tài liệu xuất nhập khẩu như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến, và mã HS code cho bột mì các loại, quý vị có thể nhập vào hệ thống hải quan thông qua phần mềm.

 

Bước 2. Đăng ký kiểm dịch thực vật

 

Bước 3. Mở tờ khai hải quan

Khi hoàn tất việc khai tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ xác định phân loại tờ khai theo một trong các luồng xử lý: xanh, vàng, hoặc đỏ.

Tùy theo luồng tờ khai được xác định, quý vị sẽ in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để mở tờ khai và tiếp tục thủ tục nhập khẩu bột mì.

 

Bước 4. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa và không có vấn đề gì phát sinh, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Tại thời điểm này, quý vị có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.

 

Bước 5. Nhận và bảo quản hàng hóa

 

VI/ Quy trình kiểm dịch thực vật bột mì

 

Bột mì cần phải làm kiểm dịch thực vật trước khi thông quan nhập khẩu. Để thực hiện kiểm dịch thực vật, người nhập khẩu cần tuân theo các yêu cầu sau:

• Cần có Giấy kiểm dịch tại nước xuất xứ (Phytosanitary Certificate, gọi tắt là Phyto).
• Nước xuất khẩu phải thuộc danh sách các quốc gia được phép xuất khẩu sản phẩm từ thực vật vào Việt Nam.
• Đây là những tiêu chí cơ bản để thực hiện kiểm dịch thực vật cho thủ tục nhập khẩu bột mì.

Dưới đây là các bước thực hiện kiểm dịch bột mì nhập khẩu:

 

Bước 1: Khai báo hồ sơ

Việc khai báo kiểm dịch sẽ được tiến hành khai báo trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn.

 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin kiểm dịch

Hồ sơ kiểm dịch gồm những chứng từ sau:

  • Bộ hồ sơ nhập khẩu;
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (phytosanitary certificate – bản gốc).
  • Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có; chính hoặc bản sao)

 

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ giấy tại Chi cục kiểm dịch thực vật gần nhất

Khi đã có bộ chứng từ nêu trên thì có hai hình thức: một là, mang hồ sơ trực tiếp lên trên Chi cục kiểm dịch để nộp trực tiếp; hai là, gửi bằng đường bưu điện về Chi cục kiểm dịch thực vật.
Sau khi nhận được hồ sơ, chi cục kiểm dịch sẽ đóng dấu xác nhận lên hồ sơ và trả lại giấy đăng ký mà doanh nghiệp đã đăng ký ở trên và trả lại cho phía doanh nghiệp.

 

Bước 4: Mở tờ khai nhập khẩu và lấy mẫu kiểm dịch

­Mở tờ khai nhập khẩu thì trong bộ hồ sơ tờ khai nhập khẩu bình thường thì có thêm giấy đăng ký kiểm dịch và có thêm công văn xin cắt seal để lấy mẫu kiểm dịch thực vật.

 

­Khi được hải quan chấp nhận thì sẽ liên hệ với cán bộ kiểm dịch để tiến hành lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Sau khi lấy mẫu xong thì phía Chi cục kiểm dịch thực vật sẽ gửi lại một giấy chứng nhận doanh nghiệp đã đăng ký kiểm dịch thực vật tại chi cục.

 

Bước 5: Lấy chứng thư và bổ sung chứng thư cho các cơ quan liên quan.

­Sau khi có kết quả đạt chất lượng từ phía Trung tâm chứng nhận thì sẽ tiến hành bổ sung chứng thư cho Chi cục kiểm dịch thực vật, bổ sung cho cơ quan hải quan.

­Cán bộ Hải quan sẽ căn cứ theo giấy chứng nhận phía Trung tâm kiểm định để tiến hành thông quan hoặc yêu cầu tái xuất lô hàng.

 

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng bột mì, anh chị quý doanh nghiệp cần hoàn thiện thủ tục nhập khẩu hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất và là đối tác tin cậy, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top