Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the better-wp-security domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/beskare/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114

Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the astra-addon domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/beskare/public_html/wp-includes/functions.php on line 6114
THỦ TỤC NHẬP KHẨU NHÔM THANH ĐỊNH HÌNH – Beskare Logistics

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NHÔM THANH ĐỊNH HÌNH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NHÔM THANH ĐỊNH HÌNH

 

Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu nhôm đang gia tăng mạnh mẽ, dẫn đến việc Nhà nước áp dụng những quy định ngày càng nghiêm ngặt đối với mặt hàng này. Đặc biệt, để nhôm nhập khẩu có thể thông quan và lưu hành trên thị trường, các cá nhân và tổ chức cần thực hiện việc đăng ký kiểm tra chất lượng cũng như chứng nhận hợp quy. Điều này thực sự là một thách thức lớn cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hải quan.

 

Để nhập khẩu mặt hàng này cần những thủ tục gì và thuế nhập khẩu ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình này nhé!

 

I/ Các quy định, chính sách liên quan tới thủ tục nhập khẩu nhôm

 

Các Thông tư, Nghị định hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu nhôm quy định trong các văn bản pháp luật sau:

 

  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 10/2017/TT-BXD

Căn cứ dựa trên các văn bản pháp luật trên, mặt hàng nhôm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu như bình thường.

 

Riêng với mặt hàng nhôm đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

 

Theo Thông tư 19/2019/TT-BXD, mặt hàng nhôm thuộc danh mục hàng hóa nhóm cần kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, vì vậy trước khi làm thủ tục nhập khẩu cần đăng ký kiểm tra chất lượng cho lô hàng.

 

Khi làm thủ tục nhập khẩu nhôm cần lưu ý một số điểm sau:

 

  • Theo Thông tư 2942/QĐ-BCT, mặt hàng nhôm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá.
  • Nhà nhập khẩu phải nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ thuế nhập khi làm thủ tục nhập
    khẩu.
  • Nếu nhôm nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định tự do thương mại với Việt Nam cần yêu cầu người bán cáp chứng nhận xuất xứ để hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt.
  • Với mặt hàng nhôm nhập khẩu cần làm kiểm tra chất lượng mới được phép lưu thông trên thị trường.
  • Những chứng từ gốc cần chuẩn bị trước khi làm thủ tục nhập khẩu, tránh tình trạng hàng hóa bị lưu kho.

 

II/ Mã HS và biểu thuế nhập khẩu nhôm

 

Trước khi tiến hành các bước làm thủ tục nhập khẩu, bạn cần xác định mã HS của mặt hàng cần nhập. Tùy thuộc loại nhôm cần nhập là nhôm hợp kim hay nhôm không hợp kim sẽ có mã HS riêng cho từng loại.

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Từ mã HS, bạn sẽ biết được các chính sách và mức thuế áp dụng đối với sản phẩm cần nhập khẩu. Dưới đây là mã HS và thuế nhập khẩu ưu đãi của một số loại nhôm bạn có thể tham khảo:

 

Mô tảMã HSThuế nhập khẩu ưu đãi
Nhôm không hợp kim760410105%
Nhôm hình không hợp kim7604109010%
Nhôm dạng hình rỗng7604219010%
Thanh và que nhôm được ép bùn760429105%
Loại khác7604299010%

 

Mức thuế này áp dụng cho các mặt hàng được nhập từ các quốc gia có ký Hiệp định thương mại với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật, Hàn, Chi Lê, Úc, Ấn Độ, Châu Âu và các nước ASEAN. Để hưởng thuế này cần phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ này sẽ do bên xuất khẩu tại quốc gia đó cung cấp.

 

Lưu ý:

  • Thuế nhập khẩu mặt hàng nhôm khá cao. Vì vậy khi làm thủ tục nhập khẩu bạn nên quan tâm đến chứng nhận xuất xứ (C/O) để được áp thuế ưu đãi đặc biệt.
  • Bên cạnh thuế nhập khẩu ưu đãi, khi nhập khẩu nhôm, bạn còn phải chịu thuế VAT 8% và thuế chống bán phá giá theo Thông tư 2942/QĐ-BCT.

III/ Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nhôm

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, người khai hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu nhôm cần nộp và xuất trình các chứng từ sau:

  • Từ khai hải quan: 01 bản chính
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: 01 bản sao
  • Vận đơn: 01 bản sao
  • Phiếu đóng gói hàng hóa: 01 bản sao
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ: 01 bản gốc
  • Đăng ký làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: 01 bản gốc

IV/ Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nhôm

 

Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nhôm được thực hiện như sau:

 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

 

Theo quy định, mặt hàng nhôm thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc Bộ Xây dựng quản lý nên cần kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành thông quan hàng hóa.

 

Cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa là Sở Xây dựng địa phương tại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp bạn đăng ký kinh doanh tại địa phương nào thì sẽ tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại địa phương đó.

 

Trường hợp hàng hóa có chứng nhận hợp quy trước khi hàng về cảng, Sở Xây dựng sẽ ra thông báo kiểm tra chất lượng luôn để làm thủ tục thông quan hàng hóa ngay.

 

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan

 

Sau khi có giấy báo hàng đến, bạn sẽ thực hiện khai báo hải quan trên phần mềm hải quan.

 

Các thông tin trên khai báo hải quan cần đồng nhất với bộ chứng từ làm thủ tục nhập khẩu đã chuẩn bị, gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất Nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại
  • Vận đơn
  • Giấy đóng gói hàng hóa
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

 

Hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Dựa trên kết quả phân luồng để tiến hành các bước làm thủ tục hải quan tiếp theo.

 

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ hải quan

 

Sau khi có kết quả phân luồng tờ khai và giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, bạn mang bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan nơi hàng về để xin mang hàng về bảo quản.

 

Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ, nếu không có vấn đề gì sẽ chấp nhận thông quan lô hàng. Lúc này, bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế là có thể cho hàng về kho bảo quản.

 

Bước 4: Lấy mẫu và gửi đi kiểm nghiệm

 

Khi hàng về kho, bạn lấy mẫu và gửi mẫu đi thử nghiệm để được cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng. Sau khi có chứng nhận, bạn nộp kèm hồ sơ cho bên Sở Xây dựng.

 

Sở sẽ căn cứ vào đó để ra thông báo kiểm tra lô hàng có đạt chất lượng hay không. Đây cũng là căn cứ để nộp hải quan thông quan hàng.

 

Tham vấn giá: mặt hàng nhôm nhập khẩu thuộc diện quản lý rủi ro về giá, tùy từng mặt hàng hải quan có thể đề nghị tham vấn giá. Do đó cần chuẩn bị các chứng từ liên quan tới lô hàng để tiến hành làm việc với hải quan.

 

 

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu mặt hàng thanh nhôm, nếu anh chị cần tư vấn nhập khẩu cho mặt hàng này thì hãy liên hệ chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Beskare Logistics cam kết đem đến quy trình và làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhất!

 

 

CONTACT
Scroll to Top