THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CHẠY BỘ
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, khi mọi người ngày càng chú trọng hơn đến sức khỏe và thể chất, việc lựa chọn các hình thức tập luyện hiệu quả trở thành một xu hướng nổi bật. Chạy bộ, một trong những phương pháp rèn luyện đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngày càng được nhiều người yêu thích.
Để đáp ứng nhu cầu này, các doanh nghiệp nhập khẩu máy chạy bộ từ các quốc gia phát triển về Việt Nam như: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Italia,… các nước Châu Âu mang lại cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho việc tập luyện tại nhà.
Với sứ mệnh hỗ trợ người tiêu dùng trong việc tìm kiếm và sử dụng máy chạy bộ, chúng tô sẽ đồng hành cùng bạn để hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến việc nhập khẩu, bảo trì và sử dụng thiết bị này.
Hãy cùng Beskare Logistics khám phá những thông tin hữu ích về quy trình nhập khẩu mặt hàng này qua bài viết sau đây, để bạn có thể lựa chọn được chiếc máy chạy bộ phù hợp nhất cho nhu cầu của mình một cách nhanh chóng và an toàn!
I/ Chính sách nhập khẩu máy chạy bộ
1. Văn bản nghị định theo qui định VN:
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Thông tư 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019;
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật trên, máy chạy bộ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
2. Các điều khoản nhập khẩu:
- Máy chạy bộ đã qua sử dụng có tuổi thiết bị không được vượt quá 10 năm.
- Khi nhập khẩu máy chạy bộ, cần dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
- Xác định đúng mã HS để xác định thuế và tránh bị phạt.
Lưu ý: Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định trên giúp đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra một cách suôn sẻ và đúng quy định của pháp luật.
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu máy chạy bộ
1. Mã HS Code:
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Máy chạy bộ nằm trong chương 95: Đồ chơi, thiết bị trò chơi và dụng cụ, thiết bị thể thao; các bộ phận và phụ kiện của chúng. Có mã HS code cụ thể như sau:
- 9506 – Dụng cụ và thiết bị dùng cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục, điền kinh, các môn thể thao khác (kể cả bóng bàn) hoặc trò chơi ngoài trời, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác trong Chương này; bể bơi và bể bơi nông (paddling pools).
- 95069100 – Các mặt hàng và thiết bị cho tập luyện thể chất nói chung, thể dục hoặc điền kinh
- 95069990 – Loại khác
2. Thuế nhập khẩu máy chạy bộ:
Đối với thuế suất nhập khẩu cho mặt hàng máy chạy bộ thì có các loại thuế sau, anh chị tham khảo khi tiến hành khai thuế với các cơ quan ban ngành:
LOẠI THUẾ | THUẾ SUẤT % |
Thuế giá trị gia tăng (VAT) | 8% |
Thuế nhập khẩu thông thường | 5% |
Thuế nhập khẩu ưu đãi | 5% |
Form E Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (ACFTA) | 0% |
Form D Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (ATIGA) | 0% |
Form AJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản (AJCEP) | 0% |
Form VJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) | 0% |
Form AK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc (AKFTA) | 0% |
Form AANZ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (AANZFTA) | 0% |
Form AI Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Ấn độ (AIFTA) | 0% |
Form VK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) | 0% |
Form VC Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Chi Lê (VCFTA) | 0% |
Form EAV Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu và các nước thành viên (VN-EAEU FTA) | 0% |
Form CPTPP Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Mexico) | 0% |
Form CPTPP Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt CPTPP (Australia, Canada, Japan, New Zealand, Singapore, Vietnam) | 0% |
Form AHK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hồng Kông, Trung Quốc (AHKFTA) | 0% |
Form EUR1 Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh EU (EVFTA) | 0% |
III/ Thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ
Máy chạy bộ không thuộc danh mục cấm nhập khẩu và không có chính sách đặc biệt, nên việc nhập khẩu mặt hàng này thực hiện như các sản phẩm thông thường. Để thông quan, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan, bao gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu;
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract);
- Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice);
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List);
- Vận đơn (Bill of Lading);
- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O);
- Các loại giấy tờ khác (nếu có);
IV/ Nhãn mác hàng hoá
Máy chạy bộ thuộc mặt hàng thiết bị thể dục thể thao khi nhập khẩu bắt buộc cần phải làm nhãn mác hàng hoá cho sản phẩm. Nhãn mác hàng hoá cần có thông tin cụ thể, chi tiết bằng tiếng Anh và được phiên dịch ra tiếng Viết những nội dung như sau:
- Định lượng;
- Năm sản xuất;
- Thành phần;
- Thông số kỹ thuật;
- Hướng dẫn sử dụng;
- Thông tin cảnh báo (nếu có).
V/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ
Quy trình thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ, cũng như các mặt hàng khác, được chi tiết quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các bước để Quý vị có cái nhìn tổng quan.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS máy chạy bộ, Quý vị có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm.
Bước 2. Mở tờ khai hải quan
Sau khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, hoặc đỏ, bạn sẽ tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan tương ứng. Để mở tờ khai, bạn cần in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan.
• Luồng xanh: miễn kiểm tra hồ sơ và được thông quan hàng hoá
• Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ hàng hoá
• Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có thắc mắc gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.
Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa
Sau khi tờ khai thông quan, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và hoàn tất các thủ tục để đưa máy chạy bộ về kho và sẵn sàng sử dụng.
VI/ Những lưu ý khi nhập khẩu máy chạy bộ
Khi nhập khẩu máy chạy bộ , có một số lưu ý quan trọng bạn nên nhớ:
- Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành đối với nhà nước;
- Máy chạy bộ đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu khi tuổi thiết bị không quá 10 năm và nhập khẩu phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ chạy bộ.
- Linh kiện của máy tập gim đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Lưu ý: Đối với những chứng từ gốc thì nên chuẩn bị trước. Tránh tình trạnh hàng đã cập hàng những chứng từ chưa có dễ dẫn tới lưu kho, lưu bãi.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu máy chạy bộ. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh hoặc sử dụng mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.
Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.