THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỈM TÃ TRẺ EM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỈM TÃ TRẺ EM

 

 

Với sự ra đời của các sản phẩm bỉm trẻ em dùng một lần, cả mẹ và bé đều hưởng lợi vô cùng. Bé được thoải mái, khô ráo và ngủ ngon giấc, trong khi mẹ cũng có thể yên tâm nghỉ ngơi, không còn lo lắng về việc thay tã.

 

Bỉm không chỉ tiện lợi trong việc chăm sóc bé tại nhà mà còn rất thích hợp khi di chuyển xa. Hơn nữa, việc thay bỉm giờ đây có thể dễ dàng thực hiện bởi bất kỳ ai, không chỉ riêng mẹ.

 

Để nhập khẩu mặt hàng này bao gồm quy trình như thế nào? Thủ tục bao gồm những bước gì? Qua bài viết sau đây,  Beskare Logistics sẽ khái quát về quá trình cũng như chính sách để nhập khẩu mặt hàng này một cách nhanh chóng và đơn giãn.

 

I/ Chính sách nhập khẩu bỉm tã trẻ em

 

Việt Nam là một thị trường lớn với nhu cầu cao đối với các sản phẩm bỉm tã, không chỉ cho trẻ em mà còn cho người lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam đã thiết lập một chính sách nhập khẩu cụ thể, nhằm đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

 

• Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành ngày 25/3/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
• Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
• Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
• Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017.
• Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
• Thông tư số 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015.
• Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022.

 

Theo các văn bản pháp luật hiện hành, bỉm tã không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và do đó, có thể nhập khẩu như những mặt hàng bình thường khác.

 

Tuy nhiên, tã bỉm dành cho trẻ em cần phải được kiểm tra hàm lượng Formaldehyde và amin thơm trước khi được phân phối ra thị trường, theo quy định tại thông tư 37/2015/TT-BCT.

 

Ngoài ra, việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu cũng được giám sát chặt chẽ, với yêu cầu về nội dung nhãn mác phải tuân thủ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Nhãn mác phải cung cấp thông tin đầy đủ về người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng hóa và thông tin hàng hóa.

 

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu bỉm tã trẻ em

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Mã HS Code Tã Bỉm Thuộc Chương 96: 9619 – Băng (miếng) và nút bông vệ sinh (tampons), khăn và tã lót cho trẻ và các vật phẩm tương tự, bằng mọi vật liệu.

 

Tra cứu Mã HS là một công việc quan trọng trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu. Mã HS là một chuỗi số quy ước được áp dụng trên toàn thế giới để phân loại từng loại hàng hóa cụ thể. Thông thường, Mã HS sẽ giống nhau giữa các quốc gia hoặc ít nhất là có 4 đến 6 số. Dưới đây là Mã HS cho tã và bỉm:

 

Mã HSMô Tả
96190011Bỉm, tã dùng một lần, lõi thấm hút bằng vật liệu dệt.
96190013Bỉm và miếng lót vệ sinh trẻ em, dùng một lần, từ giấy, bột giấy, tấm xơ sợi xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo.
96190019Bỉm, tã dùng một lần khác.
96190091Bỉm, tã dệt kim hoặc vải móc.
96190099Bỉm, tã khác.

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Tương tự như các mặt hàng nhập khẩu khác, bỉm trẻ em khi nhập khẩu cũng cần phải nộp các khoản thuế gồm: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)

  • Dựa vào mã HS 9619 sẽ xác định được mức thuế suất nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng bỉm trẻ em như sau:
    Thuế nhập khẩu: 5 – 15%
  • Thuế VAT: 8%

Trường hợp bỉm trẻ em nhập khẩu từ các nước có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được miễn giảm thuế nhập khẩu với ưu đãi đặc biệt. Vì vậy, doanh nghiệp nhập khẩu cần chú ý để giảm mức thuế cần đóng.

Dưới đây là thuế suất ưu đãi của một số quốc gia có ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam:

  • Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc có Form E: 0%
  • Thuế nhập khẩu từ Nhật Bản có form AJ: 2%
  • Thuế nhập khẩu từ Nhật Bản có form JV: 0%

 

III/ Thủ tục nhập khẩu bỉm trẻ em

 

Theo quy định hiện hành, mặt hàng bỉm trẻ em nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam nên bạn có thể làm thủ tục nhập khẩu bỉm trẻ em theo đúng quy định của cục kiểm định hải quan.

 

Hồ sơ cần chuẩn bị:

 

Khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC quy định rõ bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu bỉm trẻ em cần phải có đầy đủ các giấy tờ gồm:

 

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
  • Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Sales contract – Hợp đồng mua bán
  • Bill of Lading – Vận đơn
  • Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Các chứng từ khác (nếu có)

 

IV/ Quy trình các bước làm thủ tục

 

Sau khi đã chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết, ban sẽ tiến hành làm thủ tục nhập khẩu bỉm trẻ em theo các bước sau:

 

  • Bước 1: Khai tờ khai hải quan
    Sau khi có đủ hồ sơ nhập khẩu, bạn thực hiện khai tờ khai hải quan lên hệ thống hải quan bằng phần mềm. Lưu ý nhập chính xác và các thông tin cần đồng bộ với để tránh mất thời gian làm thủ tục cũng như các vấn đề phát sinh sau này.
  • Bước 2: Mở tờ hải quan
    Hệ thống hải quan sẽ trả kết quả phân luồng tờ khai cho bạn. Tiếp đến, bạn in tờ khai ra và mang hồ sơ xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Dựa vào kết quả phân luồng để thực hiện các bước làm thủ tục tiếp theo.
  • Bước 3: Thông qua tờ khai hải quan
    Tại đây cán bộ hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra. Sau khi xem xét xong, nếu hồ sơ đầy đủ và không có vấn đề gì thì cán bộ hải quan sẽ thông qua tờ khai. Lúc này bạn cần đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai là có thể mang hàng về kho.
  • Bước 4: Mang hàng về kho
    Khi tờ khai được thông quan, bạn sẽ thực hiện thanh lý và làm thủ tục cần thiết để mang về kho. Sau khi sẽ có kết quả kiểm tra chất lượng thì chỉ việc bổ sung vào hồ sơ ban đầu để thông quan hàng hóa.

 

V/ Những lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bỉm trẻ em

 

Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu bỉm trẻ em cần lưu ý một số vấn đề như sau:

 

  • Cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu phải có nghĩa vụ hoàn thành thuế nhập khẩu theo đúng quy định của nhà nước.
  • Mặt hàng tã bỉm đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
  • Cần để ý đến giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc của các dạng tã bỉm cần nhập khẩu để hưởng thuế suất ưu đãi.
  • Tã bỉm nhập khẩu không yêu cầu giấy phép đặc biệt. Hiện nay, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện công bố sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn là có thể đưa sản phẩm ra thị trường một cách hợp pháp.

 

VI/ Dán nhãn hàng nhập khẩu

 

Việc gắn nhãn hàng hóa nhập khẩu không chỉ giúp theo dõi nguồn gốc, đơn vị chịu trách nhiệm mà còn hỗ trợ quản lý hàng hóa chặt chẽ hơn.

 

Đặc biệt, quy trình này là bắt buộc đối với mặt hàng bình bỉm, tã trẻ em nhập khẩu từ nước ngoài.

 

1. Nội Dung Nhãn Mác

 

Nghị định số 43/2017/NĐ-CP đã quy định rõ nội dung nhãn mác cho các mặt hàng. Đối với bình bỉm, tã trẻ em, nhãn mác cần bao gồm thông tin người xuất/nhập khẩu, chi tiết sản phẩm, xuất xứ và các thông tin khác bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ kèm bản dịch. Hải quan sẽ kiểm tra kỹ lưỡng nội dung nhãn mác trong quá trình nhập khẩu.

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 54 “Nhãn trang thiết bị y tế” trong Nghị định về Quản lý trang thiết bị y tế, hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

 

  • Tên của hàng hóa.
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Xuất xứ của hàng hóa.
  • Các nội dung khác tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
  • Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu các trang thiết bị y tế.
  • Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế.
  • Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng.
  • Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

 

2. Vị Trí Nhãn Mác

 

Vị trí dán nhãn mác cũng quan trọng không kém. Nhãn cần được dán ở vị trí dễ thấy trên kiện hàng như thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm. Việc này giúp tiết kiệm thời gian kiểm hóa khi nhập khẩu bình bỉm, tã trẻ em và các mặt hàng khác.

 

Đối với hàng hóa bán lẻ, nhãn mác cần bổ sung thông tin nhà sản xuất, số lượng, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và cảnh báo an toàn.

 

VII/ Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu tã bỉm

 

Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu tã trẻ em và bỉm người lớn, chúng tôi đã thu được những kinh nghiệm quan trọng và muốn chia sẻ với Quý vị. Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu loại sản phẩm này, Quý vị cần lưu ý những điểm sau:

 

  1. Nghĩa vụ hoàn thành thuế đối với nhà nước:
    • Thuế nhập khẩu là trách nhiệm mà nhà nhập khẩu phải thực hiện đối với nhà nước.
  2. Tã, bỉm đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu:
    • Tã và bỉm đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
  3. Kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và amin thơm trước khi bán ra thị trường:
    • Đối với tã và bỉm muốn bán ra thị trường, cần thực hiện kiểm tra hàm lượng Formaldehyt và amin thơm để đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất.
  4. Quan tâm đến giấy chứng nhận xuất xứ để được ưu đãi thuế suất:
    • Trong quá trình nhập khẩu, cần chú ý đến giấy chứng nhận xuất xứ để có thể hưởng mức thuế suất ưu đãi.
  5. Mã HS tã, bỉm có hai loại – dùng một lần và dùng nhiều lần:
    • Mã HS Code cho tã và bỉm sẽ phân biệt giữa loại dùng một lần và loại dùng nhiều lần.

 

Trên đây là chi tiết thủ tục xuất khẩu mặt hàng tã bỉm trẻ em. Nếu anh chị đang cần nhập khẩu mặt hàng này và có nhu cầu tư vấn thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Luôn hoàn thành các lô hàng từ dễ đến phức tạp, do đó quý doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi.

CONTACT
Scroll to Top