THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỒN CẦU, TOILET BẰNG SỨ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BỒN CẦU, TOILET BẰNG SỨ

 

 

Bồn cầu toilet, hay còn gọi là bệ xí, đã trở thành một phần không thể thiếu trong các gia đình hiện đại. Với sự tiện nghi và tính năng đa dạng, thiết bị này không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại bồn cầu được nhập khẩu từ các quốc gia khác nhau, mỗi loại đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh và có ý định nhập khẩu bồn cầu toilet, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch này hiệu quả.

 

Hãy cùng Beskare Logistics khám phá những yếu tố quan trọng trong việc nhập khẩu bồn cầu toilet nhé!

 

I/ Quy định về việc nhập khẩu bồn cầu các loại

 

Các văn bản pháp luật dưới quy định về việc làm thủ tục nhập khẩu bồn cầu vệ sinh, như sau:

  • Nghị định 128/2020/NĐ/CP ban hành ngày 19/10/2020
  • Nghị định 69/2015/NĐ/CP ngày 15/05/2018
  • Công văn số 3936/TCHQ/TXNK ngày 13/06/2019
  • Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
  • Thông tư số 38/2015/TT-BTC ban hành 25/03/2015

 

II/ Mã HS Code và thuế nhập khẩu mặt hàng bồn cầu, toilet

 

1. Mã HS Code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Mã HS code thường được sử dụng khi nhập khẩu các mặt hàng, bao gồm cả bồn cầu và bệ xí.

 

Mặt hàng bồn cầu, toilet thuộc Chương 69: Đồ gốm, sứ – bao gồm:

  • 6910 – Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm, sứ gắn cố định các sản phẩm như bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh, bệ xí và các sản phẩm tương tự làm từ gốm, sứ.
  •  Mã HS Code 69101000: Bằng sứ

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Thông tin về thuế nhập khẩu bồn cầu và bệ xí có thể thay đổi dựa trên quy định cụ thể. Doanh nghiệp tham khảo các mức thuế nhập khẩu bồn cầu sau đây:

• Thuế nhập khẩu bồn cầu ưu đãi: 35%
• Thuế nhập khẩu bồn cầu từ Trung Quốc có C/O form E: 15%
• Thuế VAT (giá trị gia tăng): 8%

 

Thuế nhập khẩu bồn cầu và bệ xí thường khá cao, vì vậy việc yêu cầu chứng nhận xuất xứ từ những quốc gia mà Việt Nam có các thỏa thuận thương mại như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê, Châu Âu, Úc, Ấn Độ và các nước ASEAN có thể giúp giảm thiểu chi phí thông qua các ưu đãi thuế nhập khẩu hoặc một số lợi ích khác.

 

 

III/ Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu bồn cầu

 

1. Nội dung nhãn hàng hóa và vị trí cần dán

Theo Nghị định 128/2020/NĐ/CP ban hành ngày 19/10/2020, nội dung nhãn mác cần có các

thông tin sau:

 

• Thông tin về đơn vị xuất khẩu;
• Thông tin về đơn vị nhập khẩu;
• Thông tin chi tiết về hàng hóa cần nhập khẩu;
• Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)

 

Bên cạnh việc cần đảm bảo các thông tin được ghi chính xác và đầy đủ ra, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng các thông tin trên hiển thị đúng quy định. Cụ thể là cần hiển thị bằng ngôn ngữ có thể dịch thuật. Nhưng để thuận tiện cho quá trình kiểm tra thì bạn nên dùng tiếng Anh để hiển thị các thông tin trên.

 

Lưu ý: Cần dán nhãn hàng hóa ở nơi dễ thấy và dễ kiểm tra. Để giúp các cán bộ hải quan tiết kiệm thời gian trong trường hợp sản phẩm bồn cầu của bạn cần phải kiểm tra về thông tin lô hàng. Hãy dán ở những vị trí như trên thùng carton của lô hàng, trên bao bì sản phẩm đây là những vị trí dễ thấy nhất.

 

2. Rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa

 

Bên cạnh việc tuân thủ nội dung và vị trí cần dán của nhãn hàng hóa. Thì bạn cũng nên nắm được những rủi ro có thể xảy đến với sản phẩm bồn cầu của bạn trong quá trình nhập khẩu nếu không dán nhãn hàng hóa:

  • Bạn sẽ bị phạt hành chính nếu không dán nhãn hàng hóa. Và mức phạt có thể lên đến 60 triệu đồng
  • Mất quyền được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt theo quy định
  • Hàng hóa của bạn dễ bị thất lạc, hư hỏng trong quá trình vận chuyển

 

IV/ Chứng từ thủ tục nhập khẩu bồn cầu

 

Chứng từ là một trong những yếu tố cần thiết và rất qua trọng khi nhập khẩu bồn cầu. Chi tiết về các chứng từ khi làm thủ tục nhập khẩu bồn cầu:

• Tờ khai hải quan (Customs Declaration);
• Hợp đồng thương mại (Sale contract);
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
• Danh sách đóng gói (Packing list);
• Vận đơn (Bill of lading);
• Hồ sơ kiểm tra chất lượng
• Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có);
• Catalog

 

Trong các chứng từ mình đã liệt kê ở trên thì bạn cần lưu ý đến những giấy tờ quan trong sau: tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, vận đơn. Chứng nhận C/O. Đây là những chứng từ quan trọng nhất nhằm phục vụ cho việc thông quan thành công.

 

Trong quá trình hải quan kiểm tra giấy tờ nếu có thiếu sót về giấy tờ bạn vẫn có thể bổ sung sau, theo yêu cầu của cơ quan liên quan đến thủ tục nhập khẩu.

 

V/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho bồn cầu

 

Việc làm thủ tục nhập khẩu cho bồn cầu khá phức tạp và được thực hiện theo các
quy trình cụ thể sau:

 

Bước 1: Khai tờ khai quan

Để có thể bắt đầu bước này sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ về nhập khẩu bồn cầu mà mình đã đề cập ở phía trên. Tất nhiên là bao gồm cả việc xác định mã HS cho bồn cầu. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết thì bạn hãy lên hệ thống VNACCS/VCIS để khai báo nhanh chóng và miễn phí nhé!

 

Lưu ý: Bạn cần khai báo cẩn thận vì trên tờ khai có những điểm không thể sửa nếu khai báo sai. Nếu bạn ghi sai sẽ phải khai báo lại và mất thêm phí. Bên cạnh đó cần tiến hành khai tờ khai quan trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa của bạn cập bến cửa khẩu. Quá thời gian bạn sẽ bị phạt tiền từ hải quan.

 

Bước 2: Kiểm tra chất lượng đối với bồn cầu nhập khẩu

 

Như mình đã có đề cập ở trên thì bạn sẽ cần tiến hành đánh giá kiểm tra chất  lượng khi tiến hành nhập khẩu bồn cầu. Và quy trình kiểm tra chất lượng đối với bồn cầu sẽ diễn ra như sau:

 

• Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Bạn cần phải biết là mặt hàng bồn cầu, bệ xí,… sẽ thuộc sự quản lý của sở Xây dựng. Nên bạn sẽ cần nộp hồ sơ đăng ký đến sở Xây dựng, bằng cách nộp trên hệ thống quốc gia một cửa. Và sau 2-3 ngày làm việc bên sở Xây dựng sẽ cấp cho bạn 1 tờ đăng ký có dấu xác nhận của sở. Để bạn có thể mang đến chi cục hải quan giúp thông quan hàng hóa tạm thời.

 

Bên cạnh đó việc tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng bồn cầu sẽ không do  sở Xây dựng trực tiếp tiến hành. Mà bạn cần đăng ký kiểm tra tại các đơn vị tổ chức được sở Xây dựng cấp phép cho kiểm tra.

 

• Lấy mẫu và kiểm tra

Khi bạn đã lấy được tờ đăng ký có xác nhận của sở Xây dựng thì lúc này bên hải quan sẽ cho bạn lấy hàng để mang đi kiểm tra. Lúc này bạn cần liên hệ với đơn vị, tổ chức mà bạn đã đăng ký xuống lấy mẫu và kiểm tra cho bồn cầu. Việc lấy mẫu có thể tiến hành ngay tại cửa khẩu hoặc bạn có thể mang về kho để lấy mẫu.

 

• Lấy kết quả và bổ sung cho bên hải quan

Sau khi kiểm tra xong thì bên đơn vị tiến hành kiểm tra đó sẽ tiến hành đánh giá sẽ hàng hóa của bạn có đủ tiêu chuẩn để nhập khẩu hay không. Nếu đạt họ sẽ cấp cho bạn một chứng nhận hợp quy. Lúc này việc của bạn sẽ chỉ cần nộp lại chứng nhận hợp quy đó cho bên sở Xây dựng để đóng hồ sơ nhập khẩu.

 

Bước 3 Mở tờ khai quan

 

Sau khi bạn đã khai xong tờ khai quan theo hướng dẫn ở “Bước 1: Khai tờ khai quan“, và hệ thống sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Sau khi đã có kết quả phân luồng thì bạn cần in tờ khai ra và mang xuống chi cục hải quan để tiến hành làm thủ tục thông quan cho bồn cầu. Cần tiến hành mở tờ khai trong 15 ngày khi bạn nhận được kết quả. Nếu quá thời gian bạn sẽ phải đối mặt với khoản phạt từ hải quan.

 

Bước 4 Thông quan hàng hóa

 

Bước này thì bạn chỉ cần nộp đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu bồn cầu mà bạn đã chuẩn bị cho cán bộ hải quan kiểm tra. Nếu không xảy ra sai sót gì thì hàng hóa của bạn sẽ được thông quan và bạn chỉ cần đóng thuế là có thể mang hàng về. Nếu lo hàng của bạn cần tiến hành kiểm tra chất lượng đối với một số hàng hóa nhập khẩu.

 

Bạn sẽ cần tờ đăng ký kiểm tra chất lượng có xác nhận từ sở Xây dựng để hàng hóa có thể thông quan tạm thời. Nhưng lưu ý trong quá trình đợi kết quả kiểm tra thì bạn không được mang hàng hóa ra sử dụng, kinh doanh cần giữ nguyên hiện trạng hàng hóa. Nếu bạn vẫn cố tình vi phạm thì mọi việc sẽ rất khó giải quyết.

 

Bước 5: Mang hàng hóa về sử dụng

 

Bước cuối cùng này cũng khá đơn giản. Việc của bạn là chỉ cần làm thanh lý tờ khai và mang hàng hóa về theo hướng dẫn của hải quan. Thêm nữa là cần nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu, quan trọng nhất là chứng nhận hợp quy cần phải nộp lại cho hải quan hoặc nộp lên hệ thống. 

 

VI/ Một số lưu ý sau các bạn cần quan tâm khi nhập khẩu bồn cầu, toilet:

 

  • Mặt hàng bồn cầu các loại không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
    vào VN.
  • Bồn cầu đã qua sử dụng nằm trong danh mục các mặt hàng bị cấm nhập khẩu
  • Cần tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng cho bồn cầu khi nhập khẩu
  • Tuân thủ quy định về việc dán nhãn hàng hóa có bồn cầu khi nhập khẩu
  • Hãy xác định chính xác HS code cho bồn cầu để có thể tính đúng thuế
  • Tuân thủ nghĩa vụ về thuế khi tiến hàng nhập khẩu bồn cầu

 

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu bồn cầu, toilet bằng sứ. Chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Hãy cùng Beskare Logistics để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!

CONTACT
Scroll to Top