THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÀN PIANO CƠ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÀN PIANO CƠ

 
Âm nhạc hiện đại ngày nay đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống, giúp con người cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Trong số các nhạc cụ, piano nổi bật với âm thanh phong phú và khả năng biểu diễn đa dạng, từ những người mới bắt đầu đến các nghệ sĩ chuyên nghiệp. Từ khi ra đời vào đầu thế kỷ 18, piano không chỉ là biểu tượng của âm nhạc cổ điển mà còn hiện diện trong nhiều thể loại như jazz, pop và nhạc phim.
 
 
Việc nhập khẩu đàn piano yêu cầu nắm vững quy định pháp lý, thuế suất và thủ tục hải quan. Bài viết này từ Beskare Logistics sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình nhập khẩu đàn piano, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa nhạc cụ này về Việt Nam.
 
 

I/ Chính sách nhập khẩu đàn piano cơ

 
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đàn piano được quy định trong các văn bản pháp luật sau:
 
• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
 
• Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
 
• Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
 
Theo các văn bản trên, đàn piano không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
 
Tuy nhiên, khi nhập khẩu mặt hàng này, cần lưu ý những điểm sau:
 
• Đàn piano điện tử đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu.
 
• Khi nhập khẩu đàn piano, phải dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
 
• Xác định đúng mã HS để tính thuế chính xác và tránh bị phạt.
 
 

II/ Xác định mã HS và thuế suất nhập khẩu đàn piano cơ

 
Xác định mã HS khi làm thủ tục nhập khẩu đàn piano là bước quan trọng. Việc này giúp tính toán chính xác thuế nhập khẩu và tránh rủi ro pháp lý.
 
Để xác định chính xác mã HS cho đàn piano, quý vị cần hiểu rõ đặc điểm hàng hóa: chất liệu, thành phần và đặc tính của sản phẩm.
 
 
1. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đàn piano
 
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
 

Mặt hàng đàn Piano thuộc chương 92: Nhạc cụ; các bộ phận và phụ tùng của chúng.

Mã HS Code đàn Piano nằm trong nhóm 9201, bao gồm đàn piano, cả piano tự động, đàn clavecin (hapsichords) và các loại đàn dây có phím bấm khác. Sau đây là mã HS code, anh chị tham khảo:

  • Đàn piano loại đứng: 92011000
  • Đại dương cầm (grand piano): 92012000
  • Loại khác: 92019000

2. Thuế nhập khẩu đàn piano

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 3%
  • VAT 8%
  • Thuế nhập khẩu thông 4,5%
.
Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà nhà nhập khẩu phải hoàn thành khi nhập khẩu đàn piano. Đây là khoản bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế. Thuế nhập khẩu có hai loại đó là thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS của hàng hóa được chọn. Cách tính thuế khi làm thủ tục nhập khẩu đàn piano như sau:
 
• Thuế nhập khẩu xác định theo mã hs thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
 
                           Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
 
 
• Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức :
 
           Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.
 
 
 
Từ công thức ta có thể thấy thuế nhập khẩu đàn piano thuộc vào mức thuế suất được áp. Mức thuế suất của đàn piano phụ thuộc vào đơn hàng đó có chứng nhận xuất xứ hay không có chứng nhận xuất xứ. Nếu có chứng nhận xuất xứ (℅) thì có thể áp mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.
 
Lưu ý: Nếu hàng nhập khẩu từ Asean có CO form D hoặc nhập từ Trung Quốc có CO form E sẽ hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi 0%.
 
 

III/ Rủi ro khi áp sai mã HS khi làm thủ tục nhập khẩu đàn piano

 
Việc xác định đúng mã HS rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu đàn piano. Nếu áp sai mã HS sẽ mang lại những rủi ro nhất định như sau:
 
• Trì hoãn thủ tục hải quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc trì hoãn trong thủ tục hải quan do cần thời gian để kiểm tra và xác minh thông tin chính xác về loại hàng hóa.
 
• Chịu phạt do khai sai mã HS theo Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
 
 
 

IV/ Nhãn mác đàn piano nhập khẩu

 
Việc yêu cầu dán nhãn đối với hàng hóa nhập khẩu đã trở thành một thông lệ phổ biến. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực, việc kiểm tra và giám sát nhãn mác trên các sản phẩm đã được thắt chặt đáng kể. Việc dán nhãn không chỉ hỗ trợ cơ quan chức năng trong việc quản lý hàng hóa mà còn giúp xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm rõ ràng hơn.
 
 
1. Nội dung trên nhãn mác
 
Nhãn mác là yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu đàn piano, giúp đảm bảo sản phẩm được xác định rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng và thông tin cần thiết theo quy định pháp luật. Việc dán nhãn đúng quy định không chỉ giúp quá trình thông quan diễn ra thuận lợi mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
 
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nhãn mác của hàng hóa nhập khẩu cần phải bao gồm các thông tin như sau:
 
• Tên hàng hóa;
 
• Tên và địa chỉ nhà sản xuất;
 
• Xuất xứ hàng hóa;
 
• Model, mã hàng hóa (nếu có).
 
• Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
 
• Tên hàng hóa;
 
• Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
 
• Xuất xứ hàng hóa;
• Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
 
 
2. Vị trí dán nhãn
 
Dán nhãn mác cần được gắn tại những vị trí dễ thấy như mặt ngoài của thùng carton hoặc bất kỳ nơi nào thuận tiện cho việc kiểm tra.
 
Điều này không chỉ giúp cho quá trình kiểm tra hải quan diễn ra thuận lợi mà còn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến nhập khẩu đàn piano.
 
 
3. Những rủi ro khi không dán nhãn đúng quy định
 
Dán nhãn cho hàng hóa nhập khẩu là một yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật hiện hành. Trong trường hợp hàng hóa không được dán nhãn hoặc nhãn không đáp ứng đúng yêu cầu về nội dung, thì nhà nhập khẩu có thể bi phạt theo quy định như:
 
• Bị phạt hành chính: Cơ quan hải quan có thể xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
 
• Có thể mất quyền hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu đặc biệt nếu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) không được chấp thuận do nhãn mác không đầy đủ;
 
• Hàng hoá bị mất hoặc hư hỏng: do thiếu các nhãn cảnh báo cần thiết có thể bị hoặc mất mát hàng hóa trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ .
 
• Khó khăn trong tiêu thụ: Nếu sản phẩm không có nhãn mác rõ ràng, người tiêu dùng có thể hoài nghi về chất lượng và nguồn gốc, dẫn đến việc khó tiêu thụ sản phẩm.
 
 

V/ Bộ hồ sơ hải quan làm thủ tục nhập khẩu đàn piano

 
Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu đàn piano được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Để nhập khẩu đàn piano thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
 
• Hợp đồng mua bán (Sale contract);
 
• Tờ khai hải quan (Customs declaration);
 
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
 
• Danh sách đóng gói (Packing list);
 
• Vận đơn (Bill of lading);
 
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (nếu có);
 
• Các tài liệu bổ sung khác (như catalogs, …) tùy theo yêu cầu của cơ quan Hải quan;
 
Lưu ý: 
 
Chuẩn bị đầy đủ và chính xác các chứng từ trong bộ hồ sơ nhập khẩu là điều thiết yếu để giảm thiểu rủi ro không mong muốn.
 
Trong số các tài liệu cần thiết, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và vận đơn là những chứng từ bắt buộc và có vai trò then chốt. Đặc biệt, vận đơn và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nên được gửi trước qua dịch vụ chuyển phát nhanh, nhằm đảm bảo chúng đến nơi đúng thời hạn, tránh phát sinh chi phí lưu container hoặc lưu bãi không cần thiết. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan Hải quan có thể yêu cầu các tài liệu bổ sung khác.
 
 

VI/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu đàn piano

 
Quy trình nhập khẩu đàn piano tuân theo các quy định cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư sửa đổi, bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Những thông tin dưới đây là sơ lược về các bước thực hiện:
 
 
Bước 1: Khai báo hải quan
 
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ theo quy định và yêu cầu của Bộ phận Hải quan. Sau đó, cần xác định mã HS chính xác cho sản phẩm và nhập tất cả thông tin này vào hệ thống hải quan qua phần mềm Ecuss5.
 
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
 
Sau khi hoàn thành việc khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. In tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu đến chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai. Tùy thuộc vào kết quả phân luồng (xanh, vàng, đỏ), thực hiện các bước cần thiết để mở tờ khai.
 
 
Bước 3: Thông quan hàng hóa
 
Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, cán bộ hải quan sẽ phê duyệt thông quan. Sau đó, quý vị có thể đóng thuế nhập khẩu và tiến hành thủ tục thông quan hàng hóa.
 
 
Bước 4: Nhận hàng và bảo quản
 
Sau khi tờ khai được thông quan, tiến hành thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Để quá trình nhận hàng diễn ra suôn sẻ, cần chuẩn bị đầy đủ lệnh thả hàng, phương tiện vận chuyển và đảm bảo hàng hóa được phép qua khu vực giám sát.
 
 

VII/ Một số lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu đàn piano

 
 
• Hoàn thành nghĩa vụ thuế nhập khẩu, bởi đây là nghĩa vụ bắt buộc đối với nhà nước, cần được thực hiện đầy đủ để đảm bảo quy trình thông quan.
 
• Theo quy định, đàn piano điện đã qua sử dụng không được phép nhập khẩu vào Việt Nam, cần lưu ý để tránh vi phạm.
 
• Đàn piano nhập khẩu phải được dán nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP để đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về nhãn mác sản phẩm.
 
• Xác định đúng mã HS rất quan trọng, giúp tính toán đúng thuế nhập khẩu và tránh các hình phạt không đáng có.
 
• Việc nhập khẩu đàn piano từ các thương hiệu uy tín như Yamaha, Kawai, Steinway & Sons sẽ giúp đảm bảo chất lượng và giá trị sử dụng lâu dài.
 
• Bên cạnh đó, việc lựa chọn quốc gia xuất xứ có thể giúp bạn tận dụng các ưu đãi về thuế. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu đàn piano từ Nhật Bản, bạn có thể hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Nhật Bản.
 
 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu máy tính tiền.

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất.

 
CONTACT
Scroll to Top