THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, GẠCH LÁT NỀN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GẠCH MEN, GẠCH LÁT NỀN

 

 

Xây dựng hiện nay đang là ngành mũi nhọn của nền kinh tế, với sự bùng nổ của các dự án hạ tầng và công trình dân dụng. Nhu cầu sử dụng gạch ốp lát vì thế cũng ngày càng gia tăng, không chỉ về số lượng mà còn về sự đa dạng trong lựa chọn. Trong bối cảnh đó, việc nhập khẩu gạch trở thành một yếu tố then chốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

 

Gạch nhập khẩu hiện rất phong phú về kích thước, mẫu mã và chất liệu, từ các sản phẩm phổ thông đến những dòng cao cấp, được sản xuất tại các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Italia, Tây Ban Nha. Nhờ vào chất lượng vượt trội, mẫu mã đa dạng và giá cả hợp lý, gạch nhập khẩu dễ dàng chiếm được lòng tin của khách hàng và có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

 

Để nhập khẩu gạch men, gạch lát nền một cách thuận lợi và nhanh chóng, thì doanh nghiệp cần tiến hành những bước như thế nào và quy trình xuất khẩu ra sao? Sau đây hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết các thủ tục nhập khẩu mặt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu gạch ốp lát

 

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch óp lát được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

 

• Nghị định 43/2017/NĐ-CP;
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP;
• Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC;
• Thông tư 19/2019/TT-BXD Công văn số 3148/BXD-VLXD
• Nghị định số 128/2020/NĐ-CP.

 

Theo các văn bản pháp luật nêu trên, mặt hàng gạch không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Do đó, quy trình nhập khẩu gạch tương tự như các mặt hàng thông thường khác.

 

Tuy nhiên, cần lưu ý gạch ốp lát thuộc diện phải chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phần 3 Thông tư 19/2019/TT-BXD.

 

“Các sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật nêu trong Phần 2 của Quy chuẩn này dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây dựng chỉ định hoặc thừa nhận”

 

II/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu gạch men, gạch lát nền

 

1. Mã HS code

 

Doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định chính xác mã HS và thuế suất phù hợp để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến mọi bước trong quá trình nhập khẩu.

 

Dưới đây là thông tin tham khảo về mã HS và thuế suất của một số loại gạch nhập khẩu.

• 68114021 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
• 68114022 – Dùng để lợp mái, ốp bề mặt hoặc làm vách ngăn
• 68118210 – Gạch lát nền hoặc ốp tường chứa plastic
• 68129920 – Gạch lát nền hoặc ốp tường
• 68128040 – Gạch lát nền hoặc ốp tường
• 69072313 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã tráng men
• 69072314 – Loại khác, đã tráng men
• 69072391 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, không tráng men
• 69072392 – Loại khác, không tráng men
• 69072393 – Gạch lát đường, lát nền và lòng lò hoặc gạch ốp tường, đã

 

2. Thuế nhập khẩu gạch ốp lát

 

Dựa vào mã hs code gạch men, gạch ốp lát đã có, doanh nghiệp có thể xác định được mức thuế nhập khẩu:

 

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: Từ 10 – 45%
  • Thuế giá trị gia tăng ( VAT): 8 – 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0 – 50%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%

 

III. Dán nhãn hàng nhập khẩu

 

Yêu cầu đính kèm nhãn trên sản phẩm nhập khẩu không phải là quy định mới, nhưng từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP có hiệu lực, công tác giám sát và kiểm tra nhãn hàng hóa nhập khẩu đã trở nên chặt chẽ hơn.

 

1. Nội dung nhãn mác

Ngoài việc áp dụng nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng. Cụ thể, quy định về nội dung nhãn cho các mặt hàng được đề cập trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.


Đối với máy đóng chai, một nhãn mác đầy đủ cần chứa các thông tin sau:

 

• Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
• Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
• Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.
• Xuất xứ của sản phẩm.

 

Đây là các thông tin cơ bản mà cần có trên nhãn sản phẩm. Nếu các thông tin này được hiển thị bằng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác, thì cần phải có phiên dịch tương ứng.

 

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch và phát hiện sự không phù hợp với quy định, hải quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra nội dung trên nhãn với sự cẩn trọng đặc biệt.

 

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

 

Việc dán nhãn đúng vị trí trên hàng hóa rất quan trọng, đặc biệt trong quá trình nhập khẩu. Nhãn cần được gắn trên thùng carton, kiện gỗ, và bao bì sản phẩm ở vị trí dễ kiểm tra. Điều này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra hải quan.

 

Đối với sản phẩm bán lẻ, nhãn cần chứa thông tin về nhà sản xuất, trọng lượng, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và cảnh báo an toàn.

 

3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

 

Việc không dán nhãn hoặc dán nhãn sai trên hàng hóa nhập khẩu gây ra các rủi ro sau:

 

  • Chịu phạt theo Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
  • Mất quyền hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt vì không xác nhận được xuất xứ.
  • Nguy cơ mất hàng hoặc hỏng hóc do thiếu thông tin cảnh báo.

 

Do đó, việc tuân thủ quy định dán nhãn là rất quan trọng trong quá trình nhập khẩu.

 

IV/ Bộ hồ sơ nhập khẩu gạch ốp lát

 

Danh sách các chứng từ cần thiết để hoàn tất thủ tục nhập khẩu các loại gạch bao gồm các chứng từ sau:

 

1. Tờ khai hải quan.
2. Hợp đồng thương mại (Sale contract).
3. Danh sách đóng gói (Packing list).
4. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
5. Vận đơn (Bill of lading).
6. Chứng nhận xuất xứ (nếu có).
7. Kết quả chứng nhận hợp quy
8. Catalog (nếu có), và bất kỳ tài liệu khác nào mà cơ quan hải quan yêu cầu.

 

V/ Quy trình nhập khẩu gạch ốp lát

 

Mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu cần làm các bước công việc liên quan đến hợp quy, kiểm định chất lượng, và thông quan hàng hóa.

 

Quý doanh nghiệp sẽ làm việc với 3 cơ quan khác nhau, cụ thể như:

• Sở Xây dựng;
• Tổ chức chứng nhận, kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu;
• Chi cục Hải quan.

Các bước thực hiện quy trình nhập khẩu gạch ốp lát cụ thể như sau:

 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng và hợp quy sản phẩm

 

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy có ký đóng dấu, rồi nộp cho Sở Xây dựng tại nơi Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh. Bộ hồ sơ đăng kí kiểm tra bao gồm:

• Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu do Sở Xây dựng cung cấp)
• Bộ chứng từ nhập khẩu ( Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O, Chứng chỉ ISO nhà máy sx)

Khi đã nộp hồ sơ đầy đủ, thường thì sau 1-2 ngày, Sở Xây dựng sẽ được cấp số đăng ký, và đóng dấu đỏ cùng chữ ký lãnh đạo Sở.

 

Bước 2: Khai báo hải quan

 

Sau khi được Sở Xây dựng cấp sổ đăng ký kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp nhập nội dung và truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm VNACCS. Lưu ý đính kèm file đăng ký KTCL, cùng với Invoice, Bill, C/O…

 

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu gạch và của các mặt hàng khác. Được quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC.

 

• Tờ khai hải quan;
• Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
• Vận đơn (Bill of lading);
• Danh sách đóng gói (Packing list);
• Hợp đồng thương mại (Sale contract);
• Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng;
• Chứng nhận xuất xứ (certificate of origin);
• Catalog.
• Công văn xin đem hàng về kho bảo quản (chờ kết quả kiểm tra chất lượng)

 

Khi chứng từ hợp lệ, hải quan đồng ý cho Doanh nghiệp đem hàng về kho bảo quản, chờ lấy mẫu giám định.

 

Trường hợp tờ khai phân vào luồng Đỏ, sau khi hải quan kiểm tra hồ sơ hợp lệ, sẽ chuyển sang bộ phận kiểm hóa. Đây là khâu chủ hàng phải xuất trình hàng hóa để cán bộ hải quan đến kiểm tra thực tế xem có đúng với khai báo hay không.

 

Sau khi kiểm hóa, nếu phát hiện sai phạm, tùy theo mức độ mà có biện pháp giải quyết. Còn đa phần hàng hóa chuẩn chỉnh như khai báo trong hồ sơ, thì sẽ chuyển sang bước tiếp theo.

 

Bước 3: Kiểm tra hàng hoá

Doanh nghiệp thu xếp xe để đưa hàng về kho riêng, sau đó làm việc với 1 cơ quan kiểm định đủ điều kiện và được Bộ xây dựng công nhận (như Vinacontrol, Vinacert, Thăng Long…).

 

Sau đó, tiến hành lấy mẫu và kiểm tra chất lượng mẫu theo QCVN 16:2019/BXD. Với kết quả kiểm nghiệm đạt, doanh nghiệp được đơn vị này cấp chứng nhận hợp quy cho lô gạch ốp nhập khẩu.

 

Bước 4: Thông báo kết quả kiểm tra

Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Sở Xây dựng gồm:

 

Cơ quan này sẽ phát hành văn bản “Thông báo Kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có ký đóng dấu của Sở. Trong đó có phần kết luận rất quan trọng: hàng hóa đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Với loại giấy này, lô hàng nhập coi như đã đạt chất lượng.

 

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Doanh nghiệp đem bản gốc Thông báo trên của Sở Xây dựng nộp cho hải quan, để họ thông quan cho lô hàng. Đến đây là doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát.

 

VI/ Hồ sơ kiểm tra chất lượng 

 

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng gạch tại sở xây dựng

 
Doanh nghiệp làm hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên sở, sau đó sở nhận đơn đăng ký và trả lại 1 bản cho doanh nghiệp. Sau khi nhận đơn đăng ký đã được xác nhận doanh nghiệp đính kèm vào bộ hồ sơ nhập khẩu để nộp cho hải quan.
 
Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng
 

Lấy mẫu tại kho và mang đi kiểm định theo quy định tại các trung tâm đủ điều kiện và được bộ xây dựng công nhận. Sau khi kiểm tra thì trung tâm giám định sẽ phát chứng thư hợp quy đạt hoặc không đạt cho hàng hóa theo tiêu chuẩn quy định.

 

Nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp 2 loại giấy tờ đó là giấy chứng nhận hợp quy và kết quả kiểm nghiệm.

 

Bước 3: Bổ sung chứng thư để thông quan hàng hóa

 
Sau khi có chứng thư đạt tiêu chuẩn doanh nghiệp bổ sung cho hải quan để thông quan hàng hóa. Trong trường hợp, chứng thư không đạt tiêu chuẩn thì lô hàng sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam.
 

VII/ Những lưu ý khi nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát 

 

Để nhập khẩu gạch men, gạch ốp lát về Việt Nam được thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý một vài điều sau đây:

  • Xác định đúng mã HS code để nắm mức thuế và chuẩn bị hồ sơ chính xác, tránh phát sinh chi phí và trễ thời gian thông quan.
  • Đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế đúng quy định.
  • Kiểm tra chất lượng gạch men, gạch ốp lát; gạch dưới 7cm hoặc chưa tráng men không cần kiểm tra.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) không bắt buộc nhưng giúp hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, nên thỏa thuận với bên bán để có chứng từ.
  • Nếu không có bộ phận làm thủ tục hải quan, hợp tác với đơn vị chuyên xuất nhập khẩu để xử lý nhanh chóng và giảm rủi ro.

 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng gạch men, gạch lát nền các loại.

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!

CONTACT
Scroll to Top