THỦ TỤC NHẬP KHẨU GĂNG TAY BẢO HỘ Y TẾ

THỦ TỤC NHẬP KHẨU GĂNG TAY BẢO HỘ Y TẾ

 

 

Găng tay y tế là một trong những vật dụng thiết yếu trong ngành chăm sóc sức khỏe, góp phần bảo vệ an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Việc nhập khẩu găng tay y tế vào Việt Nam không nằm trong danh mục hàng hóa cấm, nhưng để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn, các doanh nghiệp cần tuân thủ một quy trình rõ ràng cùng các yêu cầu pháp lý nghiêm ngặt.

 

Vậy chính sách và thủ tục nhập khẩu mặt hàng găng tay y tế bao gồm những bước như thế nào? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mựt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách pháp lý khi nhập khẩu găng tay y tế

 

• Căn cứ theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 15/5/2018, mặt hàng găng tay cao su thuộc danh mục trang thiết bị y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

 

• Nghị định số 36/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15/5/2016 quy định về việc quản lý trang thiết bị y tế;

 

• Nghị Định số 169/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 31/12/2018 bởi Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 36/2016/NĐ-CP;


• Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;


• Thông tư số 05/2022/TT-BYT ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

Mặt hàng găng tay y tế mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Chính vì vậy, cá nhân/đơn vị nhập khẩu có thể nhập mặt hàng này về như những hàng hóa thông thường.

 

II/ Mã HS Code và thuế nhập khẩu găng tay y tế

 

1. Mã HS cide

 

Mã HSMô tảThuế VAT (%)Thuế nhập khẩu ưu đãi (%)Thuế nhập khẩu thông thường (%)
4015Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc (kể cả găng tay, găng hở ngón và găng bao tay), dùng cho mọi mục đích, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng   
 – Găng tay, găng tay hở ngón và găng bao tay:   
401512– – Loại dùng cho các mục đích y tế, phẫu thuật, nha khoa hoặc thú y:   
40151210– – – Bằng cao su tự nhiên lưu hóa82030
40151290– – – Bằng cao su lưu hóa khác82030

 

2. Thuế nhập khẩu găng tay y tế

 

Khi nhập khẩu găng tay y tế, có 2 mức thuế đơn vị nhập khẩu cần phải đóng là thuế suất thuế GTGT và thuế nhập khẩu.

 

Trong trường hợp găng tay y tế được nhập khẩu từ quốc gia thuộc Hiệp định thương mại tự do được ký kết song phương hoặc đa phương thì sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

 

Thuế nhập khẩu găng tay y tế thông thường: 30%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
Thuế VAT: 8%

 

Thuế NK ưu đãi đặc biệt  Asean – Trung Quốc (ACFTA) – C/O Form E: 0%
Thuế NK ưu đãi đặc biệt  Asean (ATIGA) – C/O Form D: 0%
Thuế NK ưu đãi đặc biệt  Asean – Nhật Bản (AJCEP) – C/O Form AJ: 1%
Thuế NK ưu đãi đặc biệt  Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) – CO Form VJ: 0%

 

 

III/ Thủ tục nhập khẩu găng tay y tế

 

Bước 1: Phân loại găng tay y tế

 

Trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu găng tay y tế, cần phải phân loại găng tay y tế. Bởi căn cứ theo Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc quản lý trang thiết bị y tế, tất cả trang thiết bị y tế khi nhập khẩu, đều phải được phân loại. Điều này nhằm mục đích làm căn cứ cho việc công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc để cấp số đăng ký lưu hành.

 

Kết quả phân loại trang thiết bị y tế được chia thành 4 nhóm. Tiêu chí phân loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn có liên quan đến thiết kế kỹ thuật trang thiết bị y tế đó. Cụ thể trang thiết bị được chia thành 4 nhóm bao gồm:

 

  • Nhóm A: Những trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp

 

  • Nhóm B: Những trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp

 

  • Nhóm C: Những trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao

 

  • Nhóm D: Những trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.
    Như vậy, dựa vào kết quả phân loại có thể thấy găng tay y tế thuộc nhóm A.

 

Bộ hồ sơ cần có để thực hiện thủ tục phân loại trang thiết bị y tế nói chung và găng tay y tế nói riêng bao gồm:

 

• Văn bản đề nghị cấp bản phân loại găng tay y tế;

 

• Tài liệu kỹ thuật (catalogue) mô tả chức năng, công dụng, đặc điểm của găng tay y tế;

 

• Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản găng tay y tế;

 

• Bản tiêu chuẩn mà nhà sản xuất găng tay y tế công bố áp dụng;

 

• Tùy vào từng trường hợp cụ thể, đơn vị nhập khẩu cần chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu khác như: LOA; CFS; ISO và các tài liệu liên quan,…

 

Bước 2: Kiểm nghiệm găng tay y tế nhập khẩu

 

Bước kiểm nghiệm này nhằm mục đích kiểm tra xem găng tay y tế có đạt theo tiêu chuẩn của Việt Nam hay không? Việc kiểm nghiệm găng tay y tế nhập khẩu được thực hiện tại những trung tâm thử nghiệm đủ điều kiện thử nghiệm.

 

Bước 3: Khai tờ khai hải quan

 

Hồ sơ hải quan nhập khẩu găng tay y tế chuẩn bị căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, bao gồm:

 

• Hóa đơn thương mại

• Phiếu đóng gói hàng hóa

• Giấy chứng nhận xuất xứ

• Kết quả phân loại găng tay y tế

• Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương

• Thông báo hàng đến

 

Sau khi có đầy đủ các chứng từ nhập khẩu trên thì đơn vị nhập khẩu có thể nhập thông tin lên hệ thống hải quan qua phần mềm để khai báo hải quan.

 

Bước 4: Mở tờ khai hải quan

 

Sau khi khai xong tờ khai hải quan trên hệ thống, cơ quan hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Doanh nghiệp tiến hành in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.

 

Tùy theo kết quả phân luồng mà các thủ tục nhập khẩu cũng sẽ có sự khác nhau:

 

• Đối với tờ khai luồng xanh: Doanh nghiệp không cần phải kiểm tra hay thực hiện thủ tục gì thêm, tiếp tục tới bước 5.

 

• Đối với tờ khai luồng vàng: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra bộ hồ sơ giấy của lô hàng. Nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, doanh nghiệp thực hiện tiếp bước 5. Trong trường hợp cơ quan hải quan phát hiện bộ hồ sơ có dấu hiệu gian lận, sai phạm, lô hàng nhập khẩu sẽ bị kiểm hóa.

 

• Đối với tờ khai luồng đỏ: Lô hàng găng tay y tế nhập khẩu sẽ bị kiểm hóa. Quy trình kiểm định cực kỳ khắt khe và gắt gao, không những tốn nhiều thời gian mà còn phát sinh thêm nhiều chi phí khác.

 

Bước 5: Thông quan hàng hóa

 

Nếu bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, đơn vị nhập khẩu tiến hành đóng thuế nhập khẩu để thông quan hàng hóa.

 

Bước 6: Mang hàng hóa về kho và vận chuyển

 

Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và cuối cùng là làm thủ tục cần thiết để mang găng tay y tế về kho.

 

IV/ Nhãn mác trang thiết bị y tế nói chung, găng tay y tế như sau:

 

1. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

 

• Tên hàng hóa;
• Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
• Xuất xứ hàng hóa;
• Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

 

2. Với mặt hàng trang thiết bị y tế Nội dung Nhãn Trang thiết bị y tế hiện hành được quy định tại Phụ lục 1, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa cần thể hiện:

 

• Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;

 

• Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;

 

• Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng;

 

• Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

 

 

Trên đây là thủ tục và chính sách nhập khẩu găng tay bảo hộ y tế, nếu anh chị đang cần làm thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh hãy liên hệ chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm Beskare Logistics sẽ hỗ trợ nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu lô hàng này cho anh chị!

 

CONTACT
Scroll to Top