THỦ TỤC NHẬP KHẨU GỌNG KÍNH
Gọng kính là một bộ phận quan trọng trong việc tạo nên chiếc kính đeo mắt hoàn chỉnh. Không chỉ có chức năng nâng đỡ và cố định tròng kính, gọng kính còn góp phần tạo nên phong cách và sự thoải mái khi sử dụng.
Hiện nay, gọng kính được sản xuất từ nhiều chất liệu khác nhau, phổ biến nhất là kim loại và nhựa, mỗi loại có những đặc điểm và ưu điểm riêng biệt. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp kính mắt, quy trình nhập khẩu gọng kính đã trở thành một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm này.
Mời các bạn cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình nhập khẩu gọng kính, từ các bước thủ tục hành chính cho đến công tác vận chuyển và bảo quản, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
I/ Chính sách nhập khẩu gọng kính
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
- Thông tư 14/2018/TT-BYT ngày 15/05/2018;
- Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo những văn bản pháp luật ở trên thì gọng kính không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu gọng kính cần phải lưu ý những điểm sau:
- Gọng kính đã qua sử dụng thuộc diện cấm nhập khẩu;
- Khi nhập khẩu thì phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
- Xác định đúng mã hs để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
II/ Mã HS Code và thuế nhập khẩu gọng kính
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS Code cho gọng kính: Gọng kính thuộc nhóm hàng kính mắt và phụ kiện, được phân loại dưới các mã HS sau:
- HS Code 9003.11.00: Gọng kính bằng nhựa
- HS Code 9003.19.00: Gọng kính bằng vật liệu khác (như kim loại, hợp kim)
Mã HS này sẽ xác định mức thuế nhập khẩu và các chính sách quản lý hàng hóa của nhà nước liên quan.
2. Thuế nhập khẩu gọng kính
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: Dao động từ 5% – 15%, tùy thuộc vào quốc gia xuất xứ và hiệp định thương mại.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%
- Thuế chống bán phá giá (nếu có): Áp dụng cho hàng nhập khẩu từ một số quốc gia đặc biệt như Trung Quốc.
III/ Quy định về chứng từ nhập khẩu
Khi nhập khẩu gọng kính. Doanh nghiệp cần chuẩn bị và nộp đầy đủ các chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Danh sách đóng gói (Packing List)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin): Giúp áp dụng mức thuế ưu đãi nếu có hiệp định thương mại giữa Việt Nam và quốc gia xuất khẩu.
- Tờ khai hải quan: Được khai báo thông qua hệ thống hải quan điện tử VNACCS/VCIS.
- Chứng nhận chất lượng và an toàn sản phẩm: Theo quy định hiện hành.
IV/ Quy định pháp lý về gọng kính nhập khẩu
Gọng kính được xếp vào nhóm hàng tiêu dùng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy cần tuân thủ các quy định sau:
- Kiểm tra chất lượng: Theo Quyết định 3810/QĐ-BYT. Gọng kính không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng sau thông quan. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tuân thủ quy chuẩn về chất lượng sản phẩm.
- Công bố hợp quy: Dựa theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về sản phẩm tiêu dùng. Dù không bắt buộc, việc công bố hợp quy sẽ giúp sản phẩm dễ dàng được thị trường chấp nhận.
V/ Quy trình nhập khẩu gọng kính
Quy trình nhập khẩu gọng kính được quy định cụ thể trong thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định mã HS và thuế suất
Doanh nghiệp kiểm tra mã HS và áp dụng mức thuế nhập khẩu phù hợp.
Bước 2: Ký hợp đồng thương mại và chuẩn bị chứng từ
Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu hải quan.
Bước 3: Khai báo hải quan
Khai báo tờ khai nhập khẩu thông qua hệ thống VNACCS/VCIS.
Bước 4: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục thông quan
Sau khi thông quan, hàng hóa sẽ được chuyển đến kho lưu trữ của doanh nghiệp.
VI/ Dán nhãn hàng nhập khẩu
Việc đính kèm nhãn lên hàng hóa nhập khẩu không phải là điều mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, quy trình này đã trở nên được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn.
Việc gắn nhãn trên hàng hóa nhằm mục đích hỗ trợ cơ quan quản lý hành chính trong việc quản lý hàng hóa, xác định nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm.
Do đó, việc đánh dấu nhãn trên hàng hóa là một bước không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gọng kính.
1. Nội dung nhãn mác
Ngoài yêu cầu đính kèm nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng.
Thông tin chi tiết trên nhãn của các sản phẩm được quy định theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Trong trường hợp mặt hàng bình giữ nhiệt, một nhãn đầy đủ cần bao gồm Tiếng Anh và Tiếng Việt và các thông tin sau:
• Thông tin của người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
• Thông tin của người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
• Tên hàng hóa và chi tiết về sản phẩm.
• Công suất và năm sản xuất của sản phẩm.
• Xuất xứ của hàng hóa.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một bước quan trọng, tuy nhiên, việc đặt nhãn đúng vị trí trở nên quan trọng hơn.
Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần phải được gắn trên các bề mặt của kiện hàng như trên thùng carton, trên kiện gỗ, hoặc trên bao bì sản phẩm, miễn là nơi đó thuận tiện cho việc kiểm tra và dễ nhận biết.
Việc đặt nhãn đúng vị trí giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm hóa khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy xay sinh tố đủ loại.
3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn
Việc gắn nhãn lên hàng hóa là một yêu cầu được quy định bởi pháp luật. Trong trường hợp hàng hóa không có nhãn khi nhập khẩu, hoặc nội dung trên nhãn bị sai, nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:
- Bị áp phí tiền phạt theo quy định, với mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
- Mất quyền hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do C/O sẽ bị từ chối.
- Tăng nguy cơ mất mát hoặc hư hại hàng hóa do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển
VII/ Một số lưu ý khi nhập khẩu gọng kính
- Chứng nhận xuất xứ (C/O): Rất quan trọng nếu doanh nghiệp muốn hưởng các ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại như EVFTA, ACFTA, …
- Chứng nhận chất lượng quốc tế: Nếu gọng kính có chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như CE (Châu Âu), FDA (Mỹ). Doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân phối hơn trên thị trường Việt Nam.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng sản phẩm gọng kính. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.
Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.