THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÀU BIỂN
Hàu là một trong những loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao, do đó, nhiều doanh nghiệp đã chọn nhập khẩu loại hải sản này về Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chính sách nhập khẩu hàu biển.
Vậy thủ tục nhập khẩu hàu biển cần thủ tục gì? Quy trình nhập khẩu ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu các thủ tục và quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!
I/ Quy định nhập khẩu hàu về Việt Nam
Hàu là thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch, cải thiện chức năng não bộ và làm đẹp da hiệu quả nên được sử dụng nhiều ở Việt Nam. Nhận thấy tiềm năng kinh tế của các sản phẩm hàu biển, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn nhập khẩu mặt hàng này về kinh doanh trong nước.
Các sản phẩm hàu biển không phải là hàng hóa cấm nhập khẩu nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định. Hiện các sản phẩm hàu biển thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do đó, khi các doanh nghiệp muốn nhập khẩu về sẽ phải làm kiểm dịch động vật thủy sản theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT.
Khi nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp muốn xác định được quy định, chính sách thuế, hồ sơ nhập khẩu, bạn sẽ phải xác định được mã HS code của sản phẩm. Đối với mặt hàng hàu biển cũng không nằm ngoại lệ.
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu hàu biển
1. Mã HS Code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Hàu biển có mã HS thuộc Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác. Sau đây là mã HS code hàu biển:
Mã HS 03.07 (Nhóm lớn): Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viện của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người.
+ Mã HS 0307.11: Sống, tươi hoặc ướp lạnh:
Mã HS 0307.11.10: Sống;
Mã HS 0307.11.20: Tươi hoặc ướp lạnh;
Mã HS 0307.12.00: Đông lạnh.
+ Mã HS 0307.19: Loại khác:
Mã HS 0307.19.20: Khô, muối hoặc ngâm nước muối;
Mã HS 0307.19.30: Hun khói.
Việc xác định mã HS của hàu sẽ căn cứ vào thành phần, cấu tạo thực tế của hàng hóa khi nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, mã HS của hàu sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kết quả này Cục Kiểm định hải quan sẽ áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
2. Thuế nhập khẩu
Đối với mặt hàng hàu biển nhập khẩu về sử dụng và kinh doanh ở Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải nộp 2 loại thuế bắt buộc đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:
• Thuế VAT của mặt hàng Hàu sẽ là 5% hoặc 10% (tùy thuộc vào từng mã HS);
• Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng Hàu hiện hành là 0-25% (tùy thuộc vào từng mã HS).
III/ Đăng ký công bố chất lượng hàu
Để nhập khẩu hàu doanh nghiệp sẽ phải doanh nghiệp sẽ phải tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 5 – Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.
Trước khi nhập khẩu hàu biển về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải tự công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 5 – Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Theo đó, hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm sẽ bao gồm:
• Giấy đăng ký kinh doanh;
• Sales contract – Hợp đồng mua bán quốc tế;
• Giấy CA (chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm);
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP (nếu có).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ các doanh nghiệp nộp cho Cục An Toàn Thực Phẩm – Bộ y tế và chờ kết quả công bố.
IV/ Thủ tục hải quan khi nhập khẩu hàu
Bất cứ mặt hàng nào khi muốn nhập khẩu về Việt Nam đều phải thực hiện các thủ tục hải quan và đối với sản phẩm hàu biển cũng vậy.
Để làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ scan bản điện tử hoặc hồ sơ gốc với các loại giấy tờ cụ thể như sau:
• Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
• Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
• Bill of lading (Vận đơn);
• Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – nếu muốn nhận ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu);
• Các chứng từ khác (nếu có);
Riêng mặt hàng hàu biển sẽ phải cung cấp thêm kiểm dịch động vật, nên khi nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải cung cấp thêm:
• Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu;
• Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước về an toàn thực phẩm.
• Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu
V/ Dán nhãn hàng hoá nhập khẩu hàu biển
Hàng hóa khi nhập khẩu đều phải có đủ nhãn mác theo quy định hiện hành, đối với mặt hàng hàu biển cũng vậy. Phía trên sản phẩm nhãn mác phải có đầy đủ nội dung như:
• Tên hàng hóa;
• Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
• Xuất xứ hàng hóa;
• Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng hàu biển. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.