THỦ TỤC NHẬP KHẨU KEM ĐÁNH RĂNG
Kem đánh răng là sản phẩm phổ biến, được người Việt sử dụng hàng ngày để vệ sinh răng miệng. Để nhập khẩu kem đánh răng, doanh nghiệp cần đảm bảo sản phẩm là hàng mới, có nguồn gốc rõ ràng và không nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng này thường đến từ các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… Trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải thực hiện công bố mỹ phẩm cho sản phẩm kem đánh răng.
Để nhập khẩu kem đánh răng, doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì? Quy trình nhập khẩu ra sao? Nếu anh chị đang cần nhập khẩu mặt hàng này mà còn những khó khăn chưa thể nhập khẩu mặt hàng này được, hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình nhập khẩu qua bài viết sau đây nhé!
I/ Quy định Pháp luật đối với thủ tục nhập khẩu kem đánh răng
- Thông tư 32/2019/TT-BYT ngày 16/12/2019
- Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
- Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017
- Kem đánh răng nhập khẩu cần làm công bố mỹ phẩm
- Với những thương hiệu kem đánh răng đã đăng kí độc quyền thì khi nhập khẩu cần phải có giấy ủy quyền của nhà sản xuất.
II/ Mã HS Code và Thuế nhập khẩu kem đánh răng
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Hs Code cho mặt hàng kem đánh răng:
- 3306 – Các chế phẩm dùng để vệ sinh răng miệng, kể cả bột và bột nhão làm chặt chân răng; chỉ tơ dùng trong nha khoa làm sạch kẽ răng, đã đóng gói để bán lẻ.
- 330610 – Các sản phẩm dùng cho mục đích đánh răng
- 33061010: Bột và bột nhão dùng ngừa bệnh cho răng (SEN)
- 33061090: Loại khác
Hs code trên có thuế nhập khẩu 20% đối với tất cả các khu vực trong khối FTA, VAT 8%. Do đó, doanh nghiệp cần yêu cầu Certificate of Origin form KV hoặc AK (Hàn Quốc) hoặc VJ, AJ (Từ Nhật Bản) để giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0%.
III/ Làm công bố mỹ phẩm cho kem đánh răng nhập khẩu
Bước đầu tiên để làm thủ tục nhập khẩu kem đánh răng đó chính là làm công bố mỹ phẩm. Hồ sơ công bố sẽ được quy định chi tiết trong Thông tư số 06/2011/TT-BYT, bao gồm:
- Phiếu công bố sản phẩm: 02 bản (theo mẫu sẵn)
- Giấy đăng ký kinh doanh: 04 bản sao y (có công chứng)
- Giấy ủy quyền của bên sản xuất: 01 bản sao y (phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng lãnh sự)
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) (phải được hợp pháp hóa lãnh sự và công chứng lãnh sự)
- Giấy phân tích thành phần Certificate of Analysis – CA
- Mẫu sản phẩm, hàng hóa: 01 mẫu
IV/ Thủ tục đăng ký công bố mỹ phẩm cho hàng kem đánh răng:
Để có thể đăng ký công bố mỹ phẩm cho hàng kem đánh răng, các doanh nghiệp cần yêu cầu các chứng từ như sau từ nhà cung cấp:
+ CFS (Certificate of Free Sales): Chứng nhận lưu hành tự do
+ LOA (Letter of Authorization): Thư ủy quyền
+ Certificate of Ingredients: Bảng thành phần hóa học sản phẩm
Các chứng từ trên sẽ được scan màu và được nộp trên Cục Quản lý Dược, trực thuộc Bộ Y Tế. Sau 7 – 10 ngày (Thủ tục làm nhanh) hoặc 20 – 25 ngày (Thủ tục làm thông thường), sẽ được cấp bản scan công bố mỹ phẩm. Nộp bản scan này kèm chứng từ nhập khẩu sẽ được thông quan hàng hóa. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên chú ý về khoản giá nhập khẩu cho mặt hàng này, vì hàng này thường sẽ có rủi ro yêu cầu tham vấn giá từ hải quan.
V/ Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu kem đánh răng:
- Commercial Invoice, Packing List: Bản chụp ký tên, đóng dấu, kèm chức danh và không đóng dấu (sao y bản chính)
- Bill of Lading (vận đơn đường biển): Original bill, Telex bill hoặc Surrender bill
- Hóa đơn cước biển và hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái,…
- Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất trong trường hợp mua giá EXW
- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
- Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa C/O
Sau khi đã xuất trình đầy đủ bộ hồ sơ, phía Hải Quan sẽ kiểm tra và thông quan tờ khai ngay tại thời điểm doanh nghiệp làm thủ tục Hải Quan.
VI/ Thủ tục và chứng từ nhập khẩu mặt hàng kem đánh răng
+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
+ Packing List (Phiếu đóng gói)
+ Bill of Lading (Vận đơn đường biển/ đường hàng không)
+ Certificate of Origin (Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ – Nếu có)
+ Bản công bố mỹ phẩm cho mặt hàng kem đánh răng
VII/ Các bước nhập khẩu kem đánh răng
Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.
Bước 2: Kiểm tra chứng tứ nhập khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract
Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ
nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng
Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.
Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS và đăng ký kiểm tra chất lượng.
Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.
Bước 7: Sau khi thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho.
Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).
VIII/ Nhãn mác hàng hoá
Đối với mặt hàng này, khi nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác hàng hoá theo nghị định 11/2021/NĐ-CP của Chính Phủ. Nhãn mác kem đánh răng bao gồm:
- Định lượng
- Thành phần hoặc thành phần định lượng
- Số lô sản xuất
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng/ hạn dùng
- Với dòng sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn
- Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;
- Thông tin, cảnh báo
Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu kem đánh răng, anh chị có thể tham khảo. Chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Luôn hoàn thành các lô hàng từ dễ đến phức tạp, do đó quý doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi.
Hãy cùng Beskare Logistics để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!