THỦ TỤC NHẬP KHẨU KHOÁ CỬA CÁC LOẠI
Khóa cửa đang trở thành lựa chọn phổ biến cho các gia đình hiện đại nhờ vào tính năng an toàn và tiện ích vượt trội. Với thiết kế thông minh, loại khóa này giúp ngôi nhà của bạn được bảo vệ tối đa khỏi trộm cắp và các kẻ xâm nhập. Tuy nhiên, nếu bạn đang có kế hoạch nhập khẩu khóa cửa này nhưng chưa rõ thủ tục cần thiết, đừng lo!
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quy trình nhập khẩu khóa cửa các loại, giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước cần thực hiện và những yêu cầu pháp lý liên quan.
Hãy cùng Beskare Logistics theo dõi bài viết sau đây, để chuẩn bị tốt nhất cho việc nhập khẩu sản phẩm này nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu khóa cửa
Chính sách nhập khẩu khóa cửa các loại tại Việt Nam chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp lý, trong đó bao gồm các nghị định, thông tư và quyết định từ Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng khác. Một số quy định cần lưu ý bao gồm:
- Quyết định 3810/QĐ-BKHCN: Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và công nghệ
- Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015 về Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP: Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất
- Thông tư 26/2015/TT-BTC: Quy định chung về thuế và thủ tục hải quan.
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP: về thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2018/TT- BTC ngày 20/04/2018: Quy định về thủ tục hải quan.
- Thông tư 05/2018/TT-BTC: Quy định về xuất xứ hàng hóa
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017: Quy định về dán nhãn hàng hóa.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021: Quy định về quản lý tài chính và thuế.
Lưu ý:
Theo các quy định pháp luật được nêu trên, khóa cửa các loại không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải đảm bảo mặt hàng được nhập khẩu là sản phẩm mới 100%, chưa qua sử dụng. Khi tiến hành làm thủ tục nhập khóa cửa cần phải lưu ý những điểm sau:
- Khi nhập khẩu khóa cửa các loại phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP: nhãn mác phải bao gồm đầy đủ thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, tên và thông tin sản phẩm và xuất xứ hàng hóa.
- Xác định đúng mã HS: Xác định chính xác mã HS để xác định đúng thuế suất và tránh rủi ro bị phạt.
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu
1. Mã HS Code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Khoá cửa thuộc chương 83: Hàng tạp hoá từ kim loại cơ bản
- 8301 – Khoá móc và ổ khoá (loại mở bẳng chìa, số hoặc điện) bằng kim loại cơ bản, móc cài và khung có móc cài, đi cùng ổ khoá, bằng kim loại cơ bản, chìa của các loại khoá trên, bằng kim loại cơ bản.
- 830140 – Khoá loại khác
- 83014090 – Loại khác
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế GTGT (%) |
Mã hs khóa móc | 83011000 | 25 | 8 |
Mã hs ổ khóa sử dụng cho xe có động cơ | 83012000 | 25 | 8 |
Mã hs ổ khóa sử dụng cho đồ nội thất | 83013000 | 25 | 8 |
Mã hs khóa cửa | 83014020 | 25 | 8 |
Mã hs khóa khác | 83014090 | 25 | 8 |
Mã hs móc cài và khung có móc cài, đi cùng với ổ khóa. | 83015000 | 25 | 8 |
Mã hs khóa vân tay | 84719030 | 0 | 8 |
2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu ưu đãi là 25% – 37.5%, thuế GTGT là 8%.
Nhưng để nhận được mức thuế ưu đãi này bạn cần chúng minh nguồn gốc xuất xứ của lô hàng như: C/O form E (Trung Quốc), C/O form D (các nước ASEAN), C/O form AK (ASEAN và Hàn Quốc), ….
3. Những rủi ro khi áp sai mã HS
Việc xác định chính xác mã HS là vô cùng quan trọng trong quy trình nhập khẩu khóa cửa. Nếu mã HS bị xác định sai, Quý vị có thể gặp phải nhiều rủi ro đáng kể, bao gồm như:
- Trì hoãn quá trình thông quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc thủ tục hải quan bị kéo dài do cần thời gian để kiểm tra và xác minh lại thông tin hàng hóa.
- Bị phạt do khai sai mã HS theo quy định của Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Chậm trễ giao hàng: Khi cơ quan hải quan phát hiện thông tin mã HS không chính xác, họ có thể yêu cầu sửa đổi hoặc làm rõ, dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp có thuế nhập khẩu phát sinh, Quý vị có thể phải chịu mức phạt tối thiểu là 2,000,000 VND và tối đa là 3 lần số thuế phải nộp.
III/ Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một trong những quy định không hề mới. Tuy nhiên, sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, việc dán nhãn lên hàng hóa đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ hơn, quy trình và nội dung nhãn mác được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
Chính vì vậy, dán nhãn trở thành một trong những quy trình không thể thiếu khi nhập khẩu khóa cửa.
1. Nội dung nhãn mác
Nhãn mác của khóa cửa cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
- Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo;
- Các thông tin khác thể hiện trên nhãn hàng hóa;
Đây là những nội dung nhãn cơ bản cần được dán lên hàng hóa. Thông tin trên nhãn phải được thể hiện bằng tiếng Anh và có thể kèm theo các ngôn ngữ của quốc gia xuất, nhập khẩu.
Trong quy trình nhập khẩu khóa cửa các loại, nếu hàng hóa thuộc luồng đỏ, hải quan sẽ kiểm tra rất kỹ lưỡng nội dung nhãn đã nêu trên.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn đúng vị trí trên hàng hóa khi nhập khẩu là rất quan trọng.
Nhãn cần được dán ở vị trí dễ nhìn thấy trên thùng carton, kiện gỗ hoặc bao bì sản phẩm, tránh bị che khuất hay phai màu trong quá trình vận chuyển.
Điều này giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra khi thông quan. Đối với hàng hóa bán lẻ, nhãn cần có thêm thông tin như nhà sản xuất, định lượng, thông số kỹ thuật, ngày sản xuất và cảnh báo an toàn.
IV/ Bộ hồ sơ nhập khẩu khóa cửa
Bộ hồ sơ nhập khẩu khóa cửa thông minh nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung.
Các quy định về hồ sơ này được nêu rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Vận đơn đường biển (Bill of lading);
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin) (nếu có)
- Catalog (nếu có) và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu
Trên đây là danh sách đầy đủ các chứng từ cần thiết để thực hiện nhập khẩu khóa cửa. Trong số này, tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại và vận đơn là những tài liệu quan trọng nhất. Các tài liệu khác sẽ được bổ sung khi được yêu cầu bởi cơ quan hải quan.
V/ Quy trình làm thủ tục nhập khóa cửa các loại
Quy trình thực hiện nhập khẩu khóa cửa và các mặt hàng khác được quy định rõ ràng trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là các bước thực hiện để Quý vị nắm rõ quy trình này.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi đã chuẩn bị đủ các tài liệu cần thiết như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và thông báo hàng đến, cùng với việc xác định mã HS cho khóa cửa. Quý doanh nghiệp có thể nhập thông tin vào hệ thống hải quan qua phần mềm khai báo hải quan điện tử Ecuss5.
Việc khai báo này đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức về việc nhập thông tin lên phần mềm. Không nên tự khai nếu chưa nắm rõ quy trình, vì có thể gặp phải những sai sót không thể sửa chữa, gây mất rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi hoàn thành việc khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Dựa vào kết quả này, Quý vị in tờ khai và nộp hồ sơ nhập khẩu tại chi cục hải quan để mở tờ khai. Quy trình mở tờ khai sẽ dựa trên phân luồng tờ khai Xanh, Vàng, Đỏ.
Việc mở tờ khai phải tiến hành càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan. Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể tiến hành thanh toán thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai và hoàn tất thông quan hàng hóa.
Bước 4: Vận chuyển về kho, bảo quản và sử dụng hàng hóa
Khi tờ khai đã được thông quan, Quý vị có thể tiến hành các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng về kho và sử dụng.
VI/ Một số lưu ý khi nhập khẩu khóa cửa
- Nhà nhập khẩu cần tuân thủ các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu theo quy định của nhà nước.
- Khi nhập khẩu khóa cửa thông minh, việc tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP là rất cần thiết.
- Hiện nay, khóa cửa thông minh chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 10%.
- Xác định chính xác mã HS giúp tính đúng thuế và tránh các khoản phạt không đáng có.
- Nên làm thủ tục công bố phân loại thiết bị y tế trước khi nhập khẩu. Tránh tình trạng hàng về rồi mới làm sẽ dẫn tới việc lưu kho lưu bãi.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng khoá cửa các loại.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!