THỦ TỤC NHẬP KHẨU KÍNH XÂY DỰNG
Kính xây dựng là một vật liệu thiết yếu trong ngành xây dựng, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình từ nhà ở cho đến các dự án công cộng lớn. Với tính năng thẩm mỹ cao và khả năng chịu lực tốt, kính xây dựng không chỉ được dùng làm cửa sổ, cửa ra vào, vách ngăn mà còn có thể làm tường chịu lực, mang lại sự hiện đại và thông thoáng cho các không gian.
Các loại kính xây dựng phổ biến bao gồm kính nối, kính dán nhiều lớp, kính dán an toàn, kính phẳng tôi nhiệt, và kính hộp gắn kín cách nhiệt. Mỗi loại kính có những ưu điểm và đặc tính riêng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các công trình. Bên cạnh đó, kính xây dựng được nhập khẩu từ nhiều quốc gia nổi tiếng với chất lượng sản phẩm cao như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia, mang lại sự lựa chọn phong phú cho các dự án xây dựng tại Việt Nam.
Vậy để nhập khẩu mặt hàng kính xây dựng cần những thủ tục gì? Quy trình nhập khẩu ra sao? Beskare Logistics sẽ cùng anh chị quý doanh nghiệp tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!
I/ Chính sách nhập khẩu kính xây dựng
Quy trình và chính sách nhập khẩu kính xây dựng được điều chỉnh và xác định theo các văn bản pháp luật sau đây:
1. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
2. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung thông qua 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
3. Thông tư 19/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019.
4. Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo các văn bản trên, mặt hàng kính xây dựng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, kính xây dựng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, theo quy định của văn bản pháp luật.
Kính xây dựng là sản phẩm chuyên dụng trong lĩnh vực xây dựng và nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Xây Dựng. Do đó, khi tiến hành thủ tục nhập khẩu kính xây dựng, các điều sau cần được tuân thủ:
1. Kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu: Tuân theo quy định của Thông tư 19/2019/TT-BXD, việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu là bước quan trọng đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm.
2. Đánh nhãn hàng hóa: Áp dụng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, việc đánh nhãn hàng hóa đầy đủ và chính xác là bắt buộc.
3. Xác định mã HS: Để xác định mức thuế và tránh bị phạt, cần xác định đúng mã HS cho kính xây dựng theo quy định của pháp luật.
II/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu kính xây dựng
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Kính xây dựng có mã HS code thuộc Chương 70 : Thuỷ tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh
- 7003 : Thủy tinh đúc và thủy tinh cán, ở dạng tấm hoặc dạng hình, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
- 7004: Kính kéo và kính thổi, ở dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
- 7005 : Kính nổi và kính đã mài hoặc đánh bóng bề mặt, ở dạng tấm, đã hoặc chưa tráng lớp hấp thụ, lớp phản chiếu hoặc không phản chiếu, nhưng chưa gia công cách khác.
- 7006 : Kính thuộc các nhóm 70.03, 70.04 hoặc 70.05, đã uốn cong, gia công cạnh, khắc, khoan, tráng hoặc gia công cách khác, nhưng chưa làm khung hoặc lắp với các vật liệu khác.
- 7007: Kính an toàn, bao gồm kính tôi hoặc kính dán nhiều lớp (laminated glass).
- 70080000 : Kính an toàn, bao gồm kính tôi hoặc kính dán nhiều lớp (laminated glass).
- 7009 : Gương thủy tinh, có hoặc không có khung, kể cả gương chiếu hậu.
2. Thuế nhập khẩu kính xây dựng
Thuế suất nhập khẩu ưu đãi cho các loại kính xây dựng dao động từ 15% đến 40%.
Thuế giá trị gia tăng của kính xây dựng là 8%.
Ngoài ra, còn có mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, áp dụng cho các mặt hàng được nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định thương mại.
Để hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt, cần có chứng nhận xuất xứ đầy đủ và chính xác.
Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng.
- Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%
III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu kính xây dựng
Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
• Tờ khai hải quan
• Hợp đồng thương mại (contract)
• Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
• Hóa đơn thương mại (Invoice)
• Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
• Vận đơn (Bill of lading)
• Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
• Các giấy tờ khác ( Nếu có)
IV/ Quy trình nhập khẩu kính xây dựng
Doanh nghiệp tìm các nhà cung cấp kính xây dựng ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản,….
Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu kính xây dựng về Việt Nam:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng cho kính xây dựng
Doanh nghiệp tiến hành làm hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng và nộp lên sở Xây dựng. Thời gian xử lý từ 2 – 3 ngày sau đó doanh nghiệp sẽ nhận được xác nhận đăng ký. Khi đã có giấy xác nhận thì doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
- Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
- Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
- Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được thực hiện song song với thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Việc lấy mẫu có thể diễn ra tại kho. Khi có kết quả kiểm định thì cơ quan chức năng sẽ phát hành chứng thư đạt hoặc không đạt.
Nếu chứng thư đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp mang bổ sung vào bộ hồ sơ nhập khẩu để tiến hành thông quan hàng.
Nếu chứng thư không đạt tiêu chuẩn thì hàng hóa sẽ bị tái xuất, không được nhập khẩu vào Việt nam.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.
Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho
V/ Quy trình kiểm tra chất lượng và thông quan kính xây dựng
Đối với kính xây dựng phải kiểm tra chất lượng theo quy định trong thông tư 19/2019/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD, các bước kiểm tra chất lượng mặt hàng kính xây dựng diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Xây Dựng
Như ở bài viết về thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng tôi đã trình bày, việc nộp hồ sơ này có thể tiến hành ở sở Xây Dựng nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động hoặc sở Xây Dựng tại địa phương doanh nghiệp mở tờ khai hải quan.
Bước 2: Làm thủ tục giải phóng hàng
Sau khi có đơn đăng ký được xác nhận của sở xây dựng thì có thể mang xuống cùng bộ hồ sơ nhập khẩu để làm thủ tục hải quan. Sau khi hải quan kiểm tra hồ sơ và kiểm tra hàng hóa nếu cần, lô hàng sẽ được duyệt giải phóng để doanh nghiệp mang hàng về kho bảo quản.
Bạn cũng cần nộp thuế luôn từ bước này nhé.
Bước 3: Lấy mẫu, kiểm tra chất lượng
Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng có thể tiến hành lấy mẫu tại kho. Sau khi lấy mẫu xong thì trung tâm giám định sẽ tiến hành kiểm tra mẫu theo tiêu chuẩn được quy định.
Sau khi kiểm tra xong thì trung tâm giám định sẽ phát hành phiếu giám định và hợp quy.
Bước 4: Nộp bộ hồ sơ lên sở Xây Dựng để xin Thông báo kết quả kiểm tra
Trong bộ hồ sơ xin Thông báo này phải đính kèm hồ sơ giám định và hợp quy đã được cấp trước đó.
Bước 5: Thông quan
Bạn nộp Thông báo kết quả kiểm tra Nhà nước của sở Xây Dựng cho cơ quan hải quan.
Nếu Thông báo xác nhận đạt chất lượng, hải quan sẽ ấn thông quan cho lô hàng nhập khẩu trên hệ thống hải quan điện tử.
VI/ Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng
Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu kính xây dựng, chúng tôi đã rút ra một số kinh nghiệm muốn chia sẻ để Quý vị tham khảo. Hy vọng những chia sẻ sau đây sẽ mang lại giúp ích cho Quý vị khi thực hiện quá trình nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu kính xây dựng các loại, cần lưu ý những điểm sau đây:
1. Thuế Nhập Khẩu:
• Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ cần phải hoàn thành khi thực hiện thủ tục nhập khẩu.
2. Kiểm Tra Chất Lượng:
• Kính xây dựng khi nhập khẩu phải trải qua kiểm tra chất lượng, chỉ hàng đạt tiêu chuẩn mới được phép lưu thông trên thị trường.
3. Thông Quan Hải Quan:
• Hàng được phép lưu thông trên thị trường khi tờ khai hải quan đã được cấp phép thông quan.
4. Mã HS Chính Xác:
• Xác định chính xác mã HS để tránh tình trạng áp sai mã HS, gây sai thuế và có thể bị phạt do chênh lệch thuế.
5. Dán Nhãn Linh Kiện Điện Tử:• Khi nhập khẩu linh kiện điện tử, cần dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP.
6. Chứng Nhận Xuất Xứ:
• Giấy chứng nhận xuất xứ là yếu tố quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu, đặc biệt là để hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt.
7. Chuẩn Bị Chứng Từ Gốc:
• Những chứng từ gốc cần phải được chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục nhập khẩu để tránh tình trạng lưu bãi, lưu kho hàng hóa.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng kính xây dựng.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!