THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÀNG NHỰA PE

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÀNG NHỰA PE

 

 

Màng nhựa PE là viết tắt của màng polyethylene được làm từ nhựa nhiệt dẻo có độ đàn hồi và khả năng chịu lực cao được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng, nông nghiệp, vận chuyển hiệu quả.

 

Màng PE được dùng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu an toàn, quấn pallet giúp cho quá trình vận chuyển được diễn ra an toàn hơn. Ngoài ra, còn được ứng dụng hiệu quả để bọc các linh kiện điện tử, bảo quản vật dụng tránh ẩm mốc và bụi bặm,…

 

Quá trình nhập khẩu màng PE bọc hàng là một chuỗi thủ tục đặc được liên kết chặt chẽ với nhau theo hệ thống pháp luật đã quy định. Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này bao gồm những gì? Quy trình nhập khẩu gồm các bước ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về các thủ tục và chính sách nhập khẩu màng nhựa PE này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu màng nhựa PE

 

Dựa vào Nghị định số 67/2011/NĐ-CP được ban hành năm 2011 và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012. Chi tiết như sau:

 

Thông tư số 159/2012/TT-BTC được sửa đổi bổ sung cho Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính bao gồm:

 

Căn cứ Điều 1 Quyết định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 bao gồm các sản phẩm loại túi, bao bì nhựa, được làm từ màng nhựa đơn HDPE (High density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylene) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylene resin).

 

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ban hành ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính.

 

Các sản phẩm màng có chất liệu nhựa như đã liệt kê ở Điều 1 đều không nằm trong danh mục các sản phẩm cấm xuất nhập khẩu. Vì vậy các chứng từ và thủ tục liên quan đến tiến trình nhập khẩu đều được diễn ra bình thường như các loại hàng hoá khác.

 

 

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Tham khảo nhóm mã HS: 3920 – Tấm, màng, phiến, lá và dải khác, bằng plastic, không xốp và chưa gắn lớp mặt, chưa được bổ trợ ,chưa được gia cố, hoặc chưa được kết hợp tương tự với các vật liệu khác.

 

Mã HS cho màng PE nằm trong nhóm 3920, bao gồm các sản phẩm tốt bằng plastic.

 

Mã HS của màng PE chính là 39201090

Ngoài ra, màng nhựa PE còn được phân loại vào:

Mã HS 3920.10: Tấm, phiến, màng, lá, dải, sợi mỏng bằng plastic từ polyetylen.

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Thuế nhập kâhủ mặt hàng màng nhựa PE chịu 2 loại thuế là: Thuế suất nhập khẩu và thuế GTGT.

 

  • Thuế màng PE 39201090: 6%
  • Thuế GTGT: 8%

 

III/ Các thủ tục nhập khẩu màng PE 

 

Màng bọc PE được coi như một sản phẩm bình thường trong nhập khẩu, cho nên giấy tờ và chứng từ được chuẩn bị cũng khá đơn giản.

 

Tuy nhiên, một số vấn đề thuế sẽ được Cán bộ Hải quan xem xét, định giá lại sản phẩm nhập khẩu, doanh nghiệp nên thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế để sản phẩm được thông quan dễ dàng.

 

Hồ sơ và thủ tục nhập khẩu màng PE bao gồm như sau:

 

+ Tờ khai hải quan (Customs Declaration)

+ Phiếu đóng gói (Packing list)

+ Hợp đồng thương mại (Sale contract)

+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

+ Vận đơn đường biển chính (Bill of lading)

+ Chứng nhận xuất xứ lô hàng (CO – Certificate of Origin) (Nếu có)

+ Các giấy tờ khác (nếu có)

 

IV/ Quy trình nhập khẩu màng nhựa PE

 

Quy trình thủ tục nhập khẩu màng nhựa PE, cũng như các mặt hàng khác, được chi tiết quy định trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

 

Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về các bước để Quý vị có cái nhìn tổng quan.

 

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

 

Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS màng nhựa PE, Quý vị có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan thông qua phần mềm.

 

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

 

Sau khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai.

 

Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, hoặc đỏ, bạn sẽ tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan tương ứng. Để mở tờ khai, bạn cần in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan.


• Luồng xanh: miễn kiểm tra hồ sơ và được thông quan hàng hoá
• Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ hàng hoá
• Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá

 

Bước 3: Thông quan hàng hóa

 

Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có thắc mắc gì, cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể thanh toán thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để hoàn tất thủ tục thông quan hàng hóa.

 

Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa

Sau khi tờ khai thông quan, bạn tiến hành thanh lý tờ khai và hoàn tất các thủ tục để đưa máy chạy bộ về kho và sẵn sàng sử dụng.

 

V/ Nhãn mác hàng hoá

 

Máy chạy bộ thuộc mặt hàng thiết bị thể dục thể thao khi nhập khẩu bắt buộc cần phải làm nhãn mác hàng hoá cho sản phẩm. Nhãn mác hàng hoá cần có thông tin cụ thể, chi tiết bằng tiếng Anh và được phiên dịch ra tiếng Viết những nội dung như sau:

  • Định lượng;
  • Năm sản xuất;
  • Thành phần;
  • Thông số kỹ thuật;
  • Hướng dẫn sử dụng;
  • Thông tin cảnh báo (nếu có).

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu màng nhựa PE. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh hoặc sử dụng mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi để thực hiện quy trình này nhanh chóng và tiết kiệm nhất!

Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top