THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY BƠM NƯỚC

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY BƠM NƯỚC.

 

 

Máy bơm nước: là thiết bị thủy lực có khả năng chuyển đổi năng lượng từ bên ngoài, bao gồm cơ năng, điện năng hoặc thủy năng, để thực hiện chức năng của mình. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho các ngôi nhà cao tầng, giúp đưa nước lên các tầng trên cao, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, máy bơm nước còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như sửa chữa và vệ sinh xe máy, phục vụ đa dạng nhu cầu của cuộc sống.

 

Hiện nay, mặt hàng này được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia và Thái Lan, góp phần đa dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

 

Để nhập khẩu mặt hàng này, quý doanh nghiệp cần tìm hiểu các thủ tục như thế nào? Quy trình nhập khẩu bao gồm những bước gi? Hãy cùng Beskare Logistics để nắm rõ hơn quy trình nhập khẩu máy bơm nước này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu máy bơm nước

 

Căn cứ vào 6 văn bản pháp luật sau đây

• Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015.
• Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015.
• Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
• Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
• Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.
• Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021.

 

Theo những văn bản trên thì máy bơm nước mới và cũ không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với máy bơm nước cũ và máy bơm phục vụ cho nông nghiệp thì phải làm thủ tục như sau:

 

• Máy bơm nước cũ khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải giám định theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.
• Đối với máy bơm phục vụ cho nông nghiệp thì phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT.
• Còn đối với máy bơm nước mới 100% thì làm thủ tục nhập khẩu bình thường như những mặt hàng thông thường khác.

 

Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu máy bơm nước, doanh nghiệp cần phải biết được mặt hàng này thường được chia ra làm bao nhiêu loại : Có 3 loại

 

• Thủ tục nhập khẩu máy bơm mới 100%
• Thủ tục nhập khẩu máy bơm đã qua sử dụng
• Thủ tục nhập khẩu máy bơm phục vụ trong nông nghiệp.

II/ Thuế nhập khẩu & mã hs code

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Máy bơm nước có mã hs code nằm trong Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân; nồi hơi; máy và thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng. Dưới đây là mã HS code máy bơm nước, anh chị tham khảo:

 

Mã HSMô tảThuế VATThuế nhập khẩu ưu đãi
8413 Bơm chất lỏng, có hoặc không lắp thiết bị đo; máy đẩy chất lỏng.  
84137031– – – Với đường kính cửa hút không quá 200 mm8%10%
84137099– – – Loại khác8%0%

2. Thuế nhập khẩu

 

Đối với thuế: Có thuế nhập khẩu ưu đãi từ 0%-20%, thuế VAT 8% . Như vậy khi nhập khẩu cần yêu cầu người bán cung cấp các form chứng nhận xuất xứ tùy theo hàng hóa được nhập khẩu từ nước nào để được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thấp nhất.

  • NK từ TQ làm C/O Form E, Hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.
  • NK từ các nước Asean làm C/O Form D, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt là 0%.

 

Lưu ý: Anh chị cần xác định đầy đủ mã HS code của mặt hàng cần nhập khẩu để quá trình khai báo hải quan được thuận lợi và áp thuế xuất nhập khẩu được chính xác. Tránh trường hợp phải khai báo lại nếu áp sai mã HS code của sản phẩm.

 

III/ Thủ tục khai báo hải quan

 

Bộ hồ sơ nhập khẩu máy bơm nước: Theo Thông tư 39/2018/ TT-BTC

• Tờ khai hải quan nhập khẩu
• Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
• Vận đơn lô hàng (Bill of Lading)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), nếu có
• Catalogue, hình ảnh mặt hàng máy bơm nước

 

Đặc biệt, đối với máy bơm nước đã qua sử dụng khi mà doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam cần có thêm những giấy tờ sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Trường hợp không có QCVN, thì phải có giấy xác nhận năm sản xuất nhà máy tại nước xuất.
  • Xác nhận của lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.

 

IV/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu máy bơm nước

 

Dưới đây là quy trình nhập khẩu máy bơm nước, bao gồm cả máy bơm nước mới và đã qua sử dụng:

 

Bước 1: Khai tờ khai hải quan:

 

    • Xác định mã HS máy bơm nước và thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu.
    • Khai báo thông tin hải quan trên hệ thống thông qua phần mềm quản lý hải quan.

 

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

 

      • Hệ thống hải quan xử lý tờ khai và phân luồng theo màu xanh, vàng hoặc đỏ.
      • In tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.

 

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng (áp dụng cho máy bơm nước phục vụ trong nông nghiệp):

 

Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa liên quan đến máy bơm nước trong lĩnh vực nông nghiệp. Quy trình kiểm tra chất lượng sẽ được tiến hành song song với thủ tục nhập khẩu.

 

Bước 4: Thông quan hàng hóa

 

Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Nếu không có vấn đề gì, tờ khai hải quan sẽ được chấp nhận thông quan. Tiến hành đóng thuế nhập khẩu (nếu có) để hoàn tất quá trình thông quan hàng hóa.

 

Bước 5: Mang hàng về bảo quản và sử dụng

 

Sau khi hoàn thành thủ tục thông quan, tiến hành thanh lý tờ khai và các thủ tục cần thiết để mang hàng về kho bảo quản. Hàng hóa có thể được sử dụng sau khi quy trình nhập khẩu hoàn tất.

 

Quy trình này đảm bảo rằng máy bơm nước được nhập khẩu một cách hợp pháp, tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan hải quan. Đồng thời, nó cũng thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các thiết bị phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Điều này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà còn nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trên thị trường.

 

V/ Quy định dán nhãn hàng hoá

 

Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định ở Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, đây là một phần rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu:

 

• Tên hàng hóa
• Model, mã hàng hoá (nếu có)
• Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
• Tên nhà xuất khẩu (shipper).
• Tên nhà nhập khẩu (consignee).
• Xuất xứ hàng hóa.
• Các nội dung khác theo tính chất của hàng hóa được quy định tại phụ lục I của nghị định này và văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

 

Lưu ý:

• Phải hoàn thành nghĩa vụ về các loại thuế có liên quan với cơ quan nhà nước .

 

• Nên yêu cầu nhà sản xuất cung cấp chứng nhận xuất xứ C/O form ưu đãi như : form E, form D, form AK,…để được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế

 

• Máy bơm nước cũ đã qua sử dụng, khi làm thủ tục nhập khẩu thì phải giám định theo Quyết định 18/2019/QĐ-TTg.

 

• Đối với máy bơm nước phục vụ cho nông nghiệp thì phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo Thông tư 16/2021/TT-BNNPTNT.

 

 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng máy bơm nước.

 

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!

CONTACT
Scroll to Top