THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CHIẾU

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CHIẾU

 

 

Máy chiếu không còn là thiết bị xa lạ với người tiêu dùng. Trước đây, chúng chủ yếu được sử dụng trong các phòng họp hay lớp học. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu giải trí tại gia – đặc biệt là xem phim – ngày càng tăng. Dù điện thoại, laptop hay thậm chí cả tivi đều có thể phục vụ mục đích này, nhưng kích thước màn hình vẫn là một hạn chế lớn. Chính vì vậy, máy chiếu dần trở thành lựa chọn tối ưu, mang lại trải nghiệm hình ảnh sống động và chân thực hơn ngay tại nhà.

 

I/ Máy chiếu và thị trường nhập khẩu

 

Máy chiếu là gì? Máy chiếu hay còn được gọi là projector, là một thiết bị quang học hỗ trợ trình chiếu hình ảnh chuyển động lên một bề mặt rộng hơn, đáp ứng cho số lượng lớn người xem.

 

Thị trường nhập khẩu máy chiếu: Đối với thị trường công nghệ thì có thể nói việc nghiên cứu, phát triển công nghệ và sản xuất các sản phẩm đang diễn ra hết sức cạnh tranh và khốc liệt. có rất nhiều loại máy được tạo ra với công nghệ trình chiếu hiệu suất cao và đi đôi với nó phải là một mức giá phải chăng để có thể chiếm lĩnh được thị trường. vì vậy cho nên các nước: Nhật, Mỹ, Đài Loan,… đang dẫn đầu top trong lĩnh vực phân phối máy chiếu ra thị trường.

 

Vậy thủ tục nhập khẩu máy chiếu bao gồm những bước như thế nào? Quy trình nhập khẩu ra sao? Qua bài viết sau đây, Beskare Logistics  sẽ cung cấp thêm các thông tin cần thiết nhập khẩu mặ hàng này nhé!

 

 

II/ Chính sách nhập khẩu máy chiếu

 

Quy trình thủ tục và chính sách nhập khẩu máy chiếu được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

 

• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
• Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019
• Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
• Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

 

Theo các văn bản pháp luật trên, máy chiếu không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy chiếu, cần chú ý các điểm sau:

 

• Máy chiếu đã qua sử dụng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu.
• Khi nhập khẩu, cần tuân thủ quy định về dán nhãn hàng hóa theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.
• Xác định đúng mã HS để xác định thuế và tránh bị phạt.

 

 

III/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu máy chiếu

 

1. Mã HS code

 

Để xác định được mã Hs code của máy chiếu chúng ta cần dựa vào các công suất, đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của chúng để có thể xác định đúng được mã chính xác;

 

Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu việt nam thì mặt hàng máy chiếu thuộc nhóm 8528 “Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh”, mã hs code của máy chiếu cụ thể như sau:

 

Mã hsMô tả
85286200– – Có khả năng kết nối trực tiếp và được thiết kế để dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động thuộc nhóm 84.71
852869– – Loại khác:
85286910– – – Công suất chiếu lên màn ảnh có đường chéo từ 300 inch trở lên
85286990– – – Loại khác

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Vì đây là mặt hàng có giá trị cao nên vì vậy khi nhập khẩu cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp catalogue để xác định xem công suất chiếu của máy lên màn hình tối đa là bao nhiêu inch và máy chiếu có khả năng kết nối trực tiếp được với máy xử lý dữ liệu tự động không.

 

Đây là căn cứ để chúng ta có thể xác định thuế nhập khẩu của mặt hàng. thuế Nhập khẩu sẽ từ 0% – 10%, thuế GTGT là 8%

 

Vì vậy khi nhập khẩu mặt này thì dựa vào các quốc gia có kí kết hiệp định thương mại với việt nam mà chúng ta cần yêu nhà xuất khẩu cung cấp các form chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi thấp nhất.

 

IV/ Bộ hồ sơ khai báo hải quan nhập khẩu máy chiếu

 

Mặt hàng máy chiếu không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu hay hạn chế nhập khẩu. và cũng không nằm danh mục cần kiểm tra chuyên ngành. Vì vậy mặt hàng này nhập khẩu bình thường;

 

Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:

• Tờ khai hải quan.
• Hóa đơn thương mại (commercial invoice).
• Phiếu đóng gói (packing list).
• Vận đơn (bill of lading).
• Catalogue.
• Chứng nhận xuất xứ (C/O nếu có).

 

V/ Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng máy chiếu

 

Kiểm tra chất lượng là một bước quan trọng trong thủ tục nhập máy chiếu. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại 1171/2015/QĐ-BKHCN, bao gồm các bước sau:

 

Bước 1: Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ

Để đăng ký kiểm tra chất lượng, bước đầu tiên là tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia tại https://vnsw.gov.vn. Sau khi đăng ký và có tài khoản, bạn có thể thực hiện đăng ký hồ sơ tại phần quản lý của Bộ KHCN. Hồ sơ sẽ được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận.

Lưu ý:

• Lựa chọn đơn vị kiểm tra mẫu được Bộ KHCN cấp phép.
• Nên tạo tài khoản trước khi nhập khẩu máy chiếu vì quá trình xét duyệt tài khoản mất khoảng 24h.

 

Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng

Sau khi có số hồ sơ đăng ky kiểm tra chất lượng. Thì hải quan đã có thể thông quan hàng hóa. Việc lấy mẫu đề kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu. Mẫu sẽ được lấy theo quy định để kiểm tra chất lượng.

 

Thời gian kiểm tra chất lượng theo TCVN. Tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.

 

Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia

Khi có kết quả kiêm tra chất lượng thì nhà nhập khẩu hoặc đơn vị kiểm tra mẫu có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi có kết quả thì Chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký. Trên đây là ba bước cơ bản đăng ký kiểm tra chất lượng máy chiếu.

 

VI/ Các lưu ý nhập khẩu máy chiếu

 

  1. Mặt hàng máy chiếu khi nhâp khẩu về Việt Nam cần có catalogue để xác định được mã hs code và thuế nhập khẩu đúng. vì vậy trong cả quá trình nhập khẩu phần này hải quan sẽ dùng để bắt doanh nghiệp áp thuế cho đúng với sản phẩm.
  2. Mặt hàng này giá trị cao nên khi nhập khẩu cần kiểm tra kĩ về phần thuế để tránh mất thêm chi phí không đáng có
  3. Phải hoàn thành các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu và các loại thuế có liên quan cho nhà nước
  4. Về shipping mark của hàng hóa: phần rất quan trọng và không thể thiếu trong quy trình xuất nhập khẩu.
  • Tên hàng hóa.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Tên nhà xuất khẩu (shipper).
  • Tên nhà nhập khẩu (consignee).
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Các nội dung khác theo tính chất của hàng.

 

 

Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà Quý khách hàng đang tìm kiếm về thủ tục nhập khẩu máy chiếu, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách liên quan đến nhập khẩu.

Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn hoặc báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu máy chiếu. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top