THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY SẤY LÀM KHÔ TAY
Máy sấy khô tay là thiết bị điện tử được sử dụng để làm khô tay sau khi rửa, thường được lắp đặt tại các nhà vệ sinh công cộng, trung tâm thương mại, trường học và nhiều nơi công cộng khác. Thiết bị này có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào công nghệ và xuất xứ, phổ biến từ các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Đức và một số nước khác ở châu Âu. Với ưu điểm là tiết kiệm năng lượng và giúp giảm thiểu việc sử dụng khăn giấy, máy sấy khô tay ngày càng được ưa chuộng trong đời sống.
Nhập khẩu máy sấy khô tay đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đặc biệt là về tiêu chuẩn an toàn điện và kiểm tra chất lượng. Để đảm bảo quá trình thực hiện thủ tục nhập máy sấy khô tay diễn ra thuận lợi, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ về các chính sách nhập khẩu, mã HS phù hợp, cùng với các giấy tờ và thủ tục cần thiết.
Vậy thủ tục và chính sách nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Cùng Beskare Logistics quý doanh nghiệp tham khảo thêm qua bài viết sau đây nhé!
I/ Chính sách nhập máy sấy khô tay
Chính sách nhập máy sấy khô tay tại Việt Nam chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp lý, trong đó bao gồm các nghị định, thông tư và quyết định từ Bộ Khoa Học Công Nghệ, Tổng cục Hải quan và các cơ quan chức năng khác. Một số quy định cần lưu ý bao gồm:
- Thông tư 01/2009/TT-BKHCN ngày 20/3/2009: về việc quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN.
- Quyết định số 1171/2015/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 5 năm 2015: quyết định về việc công bố Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC: Quy định chung về thuế và thủ tục hải quan.
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP: về thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2018/TT- BTC ngày 20/04/2018: Quy định về thủ tục hải quan.
- Thông tư 05/2018/TT-BTC: Quy định về xuất xứ hàng hóa
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017: Quy định về dán nhãn hàng hóa.
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020: Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Văn bản 43/2021/TT-BTC ngày 11/06/2021: Quy định về quản lý tài chính và thuế.
- Thông tư 04/2014/TT-BCT về Danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu (thuộc quản lý của Bộ công thương)
Theo các quy định pháp luật được nêu trên, máy sấy khô tay không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Khi tiến hành làm thủ tục nhập máy sấy khô tay cần phải lưu ý những điểm sau:
- Khi nhập máy sấy khô tay phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP: nhãn mác phải bao gồm đầy đủ thông tin về nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, tên và thông tin sản phẩm và xuất xứ hàng hóa.
- Máy sấy khô tay đã qua sử dụng cấm nhập khẩu
- Khi tiến hành quy trình nhập khẩu máy sấy khô tay thì phải làm kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu theo quyết định số 1171/2015/QĐ-BKHCN
- Xác định đúng mã HS: Xác định chính xác mã HS để xác định đúng thuế suất và tránh rủi ro bị phạt.
II/ Mã HS code và Thuế nhập khẩu máy sấy khô tay các loại
1. Mã HS Code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS Code sản phẩm máy sấy làm khô tay thuộc Chương 85; Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc ( ví dụ: mấy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc ) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45. Cụ thuể như sau:
Mô tả | Mã HS | Thuế NK ưu đãi (%) | Thuế GTGT |
---|---|---|---|
Máy sấy làm khô tay | 85163300 | 25 | 8 |
2. Những rủi ro khi áp sai mã HS
Việc xác định chính xác mã HS là vô cùng quan trọng trong quy trình nhập máy sấy khô tay. Nếu mã HS bị xác định sai, Quý vị có thể gặp phải nhiều rủi ro đáng kể, bao gồm như:
- Trì hoãn quá trình thông quan: Khai sai mã HS có thể dẫn đến việc thủ tục hải quan bị kéo dài do cần thời gian để kiểm tra và xác minh lại thông tin hàng hóa.
- Bị phạt do khai sai mã HS theo quy định của Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Chậm trễ giao hàng: Khi cơ quan hải quan phát hiện thông tin mã HS không chính xác, họ có thể yêu cầu sửa đổi hoặc làm rõ, dẫn đến việc giao hàng bị chậm trễ và ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong trường hợp có thuế nhập khẩu phát sinh, Quý vị có thể phải chịu mức phạt tối thiểu là 2,000,000 VND và tối đa là 3 lần số thuế phải nộp.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị Quý vị đảm bảo xác định mã HS chính xác để tránh những rủi ro không đáng có trên.
3. Thuế nhập máy sấy khô tay
Nhà nhập khẩu cần phải hoàn thành trách nhiệm về thuế nhập khẩu khi tiến hành vào quy trình nhập máy sấy khô tay. Đây là một yêu cầu bắt buộc và hàng hóa chỉ được thông quan sau khi đã đóng đủ các loại thuế theo quy định.
Thuế nhập khẩu bao gồm hai loại thuế chính: thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế nhập khẩu. Việc tính thuế nhập khẩu dựa trên mã HS của sản phẩm.
Cách tính thuế nhập khẩu cho máy sấy khô tay như sau:
- Công thức tính thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
- Công thức tính thuế GTGT nhập khẩu:
Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT
Dựa trên công thức này, ta thấy rằng mức thuế nhập khẩu của máy sấy khô tay phụ thuộc vào thuế suất được áp dụng.
Thuế suất này sẽ thay đổi tùy theo việc đơn hàng có chứng nhận xuất xứ hay không. Nếu có chứng nhận xuất xứ, mức thuế suất ưu đãi đặc biệt có thể được áp dụng.
Ngược lại, nếu không có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), sẽ áp dụng mức thuế suất thông thường.
III/ Bộ hồ sơ nhập máy sấy khô tay
Bộ hồ sơ nhập máy sấy khô tay nói riêng, làm thủ tục nhập khẩu các mặt hàng khác nói chung. Các quy định về hồ sơ này được nêu rõ trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:
1. Tờ khai hải quan
2. Hợp đồng thương mại (Sale contract)
3. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
4. Danh sách đóng gói (Packing list)
5. Vận đơn đường biển (Bill of lading)
6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
7. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin) (nếu có)
8. Catalog (nếu có) và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu
Danh sách chứng từ cần thiết để nhập máy sấy tay bao gồm tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, và hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. Các tài liệu khác bổ sung khi có yêu cầu từ hải quan. Nhà nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ, bao gồm vận đơn và chứng nhận xuất xứ, để tránh trì hoãn và giảm nguy cơ lưu container, lưu bãi.
IV/ Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng máy sấy khô tay
Kiểm tra chất lượng là một bước quan trọng trong thủ tục nhập máy sấy khô tay. Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng được quy định tại 1171/2015/QĐ-BKHCN, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tạo tải khoản và đăng ký hồ sơ
Để đăng ký kiểm tra chất lượng, bước đầu tiên là tạo tài khoản trên trang một cửa quốc gia tại https://vnsw.gov.vn. Sau khi đăng ký và có tài khoản, bạn có thể thực hiện đăng ký hồ sơ tại phần quản lý của Bộ KHCN. Hồ sơ sẽ được Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận.
Lưu ý:
- Lựa chọn đơn vị kiểm tra mẫu được Bộ KHCN cấp phép.
- Nên tạo tài khoản trước khi nhập khẩu máy sấy tay vì quá trình xét duyệt tài khoản mất khoảng 24h.
Bước 2: Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng
Sau khi có số hồ sơ đăng ky kiểm tra chất lượng. Thì hải quan đã có thể thông quan hàng hóa. Việc lấy mẫu đề kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu. Mẫu sẽ được lấy theo quy định để kiểm tra chất lượng.
Thời gian kiểm tra chất lượng theo TCVN. Tùy thuộc vào phòng thí nghiệm, thông thường mất từ 2-3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.
Bước 3: Nhận kết quả và tải kết quả lên trang một cửa quốc gia
Khi có kết quả kiêm tra chất lượng thì nhà nhập khẩu hoặc đơn vị kiểm tra mẫu có thể tải kết quả lên hệ thống một cửa quốc gia. Sau khi có kết quả thì Chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ chấp nhận hoặc từ chối hồ sơ đăng ký. Trên đây là ba bước cơ bản đăng ký kiểm tra chất lượng máy sấy làm khô tay.
V/ Quy trình làm thủ tục nhập máy sấy khô tay
Quy trình thực hiện nhập máy sấy khô tay và các mặt hàng khác được quy định rõ ràng trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Dưới đây là các bước thực hiện để Quý vị nắm rõ quy trình này.
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi đã chuẩn bị đủ các tài liệu cần thiết như hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và thông báo hàng đến, cùng với việc xác định mã HS cho máy sấy khô tay, Quý vị có thể nhập thông tin vào hệ thống hải quan qua phần mềm khai báo hải quan điện tử Ecuss5.
Việc khai báo này đòi hỏi người nhập khẩu phải có kiến thức về việc nhập thông tin lên phần mềm. Không nên tự khai nếu chưa nắm rõ quy trình, vì có thể gặp phải những sai sót không thể sửa chữa, gây mất rất nhiều thời gian và chi phí để khắc phục.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi hoàn thành việc khai báo, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Dựa vào kết quả này, Quý vị in tờ khai và nộp hồ sơ nhập khẩu tại chi cục hải quan để mở tờ khai. Quy trình mở tờ khai sẽ dựa trên phân luồng tờ khai Xanh, vàng, Đỏ.
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
- Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
- Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
- Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lưu ý:
- Trong thời hạn quá 15 ngày tờ khai sẽ bị hủy và Quý vị phải đối mặt với phí phạt từ phía hải quan.
- Việc mở tờ khai phải tiến hành càng sớm càng tốt, chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai. Người khai báo phải mang hồ sơ đến Chi cục hải quan để thực hiện mở tờ khai hải quan.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Sau khi kiểm tra hồ sơ và không có vấn đề gì, thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể tiến hành thanh toán thuế nhập khẩu, thanh lý tờ khai và hoàn tất thông quan hàng hóa.
Bước 4: Vận chuyển về kho, bảo quản và sử dụng hàng hóa
Khi tờ khai đã được thông quan, Quý vị có thể tiến hành các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng về kho và sử dụng.
VI/ Dán nhãn hàng nhập khẩu
Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là quy định bắt buộc, đặc biệt sau Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Việc này phải tuân thủ quy trình và nội dung nhãn mác theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP, trở thành bước không thể thiếu khi nhập máy sấy khô tay.
1. Nội dung nhãn mác
Nhãn mác của máy sấy khô tay cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
• Tên hàng hóa;
• Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
• Xuất xứ hàng hóa;
• Ngày sản xuất, hạn sử dụng;
• Thông số kỹ thuật, thông tin cảnh báo;
• Các thông tin khác thể hiện trên nhãn hàng hóa;
Đây là những nội dung nhãn cơ bản cần được dán lên hàng hóa. Thông tin trên nhãn phải được thể hiện bằng tiếng Anh và có thể kèm theo các ngôn ngữ của quốc gia xuất, nhập khẩu. Trong quy trình nhập máy sấy khô tay, nếu hàng hóa thuộc luồng đỏ, hải quan sẽ kiểm tra rất kỹ lưỡng nội dung nhãn đã nêu trên.
2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, nhưng vị trí dán còn quan trọng hơn. Khi nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng như thùng carton, kiện gỗ hoặc bao bì sản phẩm. Vị trí dán cần được dán ở vị trí dễ nhìn thấy trên sản phẩm, tránh bị che khuất hoặc phai màu trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm hóa trong quy nhập máy sấy khô tay.
Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường, cần thể hiện thêm nhiều thông tin khác như nhà sản xuất, định lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất và cảnh báo an toàn.
3. Những rủi ro khi không dán nhãn khi làm thủ tục nhập máy sấy khô tay
Không dán nhãn hoặc dán nhãn không đúng quy định có thể dẫn đến nhiều rủi ro lớn nhỏ khác nhau như:
• Hàng hóa bị từ chối thông quan: Gây trì hoãn trong quá trình nhập khẩu;
• Phạt hành chính: Doanh nghiệp có thể bị phạt vì không tuân thủ quy định dán nhãn, mức phạt được quy định rõ tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
• Ảnh hưởng đến thương hiệu: Gây mất lòng tin từ khách hàng và đối tác;
• Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ có thể bị từ chối;
• Nguy cơ hàng hóa bị mất mát hoặc hỏng hóc do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình vận chuyển và xếp dỡ.
VII/ Một số lưu ý khi nhập khẩu máy sấy khô tay
• Nhà nhập khẩu cần tuân thủ các nghĩa vụ về thuế nhập khẩu theo quy định của nhà nước.
• Khi nhập máy sấy khô tay, việc tuân thủ quy định về nhãn hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP là rất cần thiết.
• Xác định chính xác mã HS giúp tính đúng thuế và tránh các khoản phạt không đáng có.
• Nên làm thủ tục công bố phân loại thiết bị y tế trước khi nhập khẩu. Tránh tình trạng hàng về rồi mới làm sẽ dẫn tới việc lưu kho lưu bãi.
• Kiểm tra chất lượng: Máy sấy khô tay khi nhập khẩu cần phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng theo quy định.
• Tiến hành kiểm tra chất lượng song song: Quá trình kiểm tra chất lượng có thể được thực hiện song song với thủ tục nhập khẩu, giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ.
• Lưu kho hàng hóa: Quý vị có thể đưa hàng về kho bảo quản trước khi có kết quả kiểm tra chất lượng chính thức.
• Hàng hóa cấm nhập khẩu: Lưu ý rằng máy sấy khô tay đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin mà Quý khách hàng đang tìm kiếm về thủ tục nhập khẩu máy sấy làm khô tay, mã HS, thuế nhập khẩu, thuế GTGT và chính sách liên quan đến nhập khẩu.
Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn hoặc báo giá dịch vụ làm thủ tục nhập khẩu máy sấy làm khô tay. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.