THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÔ MAI

THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÔ MAI

 

 

Thị trường phô mai tại Việt Nam đã phát triển mạnh trong hơn một thập kỷ qua, trở thành thực phẩm bổ sung phổ biến nhờ vào hàm lượng canxi cao gấp 6 lần sữa. Phô mai có ưu điểm về khả năng bảo quản lâu dài, dễ vận chuyển và giá trị dinh dưỡng cao với chất béo, protein, canxi và phốt pho. Doanh thu phô mai ở Việt Nam đã đạt trên 2000 tỷ đồng, tăng trưởng 11%, và nhu cầu nhập khẩu cũng tăng mạnh do sự ưa chuộng của người tiêu dùng, đặc biệt trong các món ăn nhanh.

 

Các quốc gia xuất khẩu chính bao gồm New Zealand, Đức, Pháp, và Australia. Để nhập khẩu phô mai vào Việt Nam, doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ chứng nhận chất lượng sản phẩm, đáp ứng các quy định an toàn thực phẩm và có chiến lược phân phối phù hợp với nhu cầu thị trường đang tăng cao.

 

Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này bao gồm các bước ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu phô mai

 

Chính sách nhập khẩu phô mai được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

  • Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP quy đinh mặt hàng phô mai không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế nhập khẩu nên không cần phải xin giấy phép.
  • Tuy nhiên theo nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định mặt hàng phô mai nhập khẩu về Việt Nam cần phải thực hiện tự công bố sản phẩm.
  • Ngoài ra theo thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT quy định mặt hàng phô mai cần phải đăng kí kiểm dịch động vật.

 

Như vậy đầu tiên khi có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này về Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu cần nhập hàng mẫu về trước để tiến hành kiểm nghị sản phẩm này với các bên kiểm định được nhà nước cấp phép. Sau khi có kết quả thử nghiệm doanh nghiệm tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ tự công bố cho sản phẩm.

 

II/ Mã hs code và thuế nhập khẩu phô mai

 

1. Mã HS code

 

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam quy định mặt hàng phô mai thuộc nhóm 0406, cụ thể như sau:

 

04061010Pho mát tươi, chưa ủ chín hoặc chưa xử lý, không xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột
04061020Curd
04062010Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, đóng gói trên 20 kg
04062090Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, đóng gói dưới 20 kg
04063000Pho mát đã chế biến, chưa xát nhỏ hoặc chưa làm thành bột
04064010Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, đóng gói trên 20 kg
04064090Pho mát đã xát nhỏ hoặc đã làm thành bột, đóng gói dưới 20 kg

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Khi nhập khẩu doanh nghiệp cần chịu 2 loại thuế là thuế nhập khẩu và VAT

  • Thuế nhập khẩu là 5% nếu có C/O EUR.1 thì thuế sẽ giảm còn 3.3%, form D 0%,…
  • VAT của mặt hàng này là 8%-10% theo nghị định 44/2023/NĐ-CP, doanh nghiệp nên kiểm ra để áp mã cho phù hợp.

 

Vì vậy khi nhập khẩu doanh nghiệp cần yêu cầu nhà bán cung cấp các chứng nhận xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan thấp nhất.

 

 

III/ Hồ sơ tự công bố phô mai bao gồm

 

• Giấy phép đăng kí kinh doanh
• Phiếu kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng
• Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP tại nơi sx
• Mẫu nhãn sản phẩm chính, nhãn phụ và hình ảnh của sản phẩm.
• Bản tự công bố sản phẩm

 

IV/ Bộ hồ sơ Đăng kí kiểm dịch động vật bao gồm

 

• Đơn đăng kí kiểm dịch động vật theo mẫu.
• Tờ khai hải quan nhập khẩu.
• Hợp đồng thương mại.
• Hóa đơn thương mại.
• Danh sách đóng gói.
• Vận đơn.
• Healthy certificate ( bản gốc).

 

V/ Bộ hồ sơ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm

 

• Giấy đăng kí kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
• Tờ khai hải quan nhập khẩu
• Hợp đồng thương mại
• Hóa đơn thương mại
• Danh sách đóng gói
• Vận đơn
• Bản tự công bố sản phẩm

 

VI/ Thủ tục nhập khẩu phô mai

 

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu phô mai bao gồm:
• Tờ khai hải quan nhập khẩu.
• Hợp đồng thương mại.
• Hóa đơn thương mại.
• Danh sách đóng gói.
• Vận đơn.
• Chứng nhận xuất xứ.
• Giấy đăng kí kiểm tra ATTP.
• Chứng nhận kiểm dịch động vật ( bản gốc).

 

LƯU Ý:

 

Đối với loại phô mai được nhập khẩu từ nước có dịch bệnh động vật thì cần phải có giấy chứng nhận xuất khẩu của cơ quan thú y nước xuất khẩu.

 

Và khi nhập khẩu doanh nghiệp cần kiểm tra xem nhà sản xuất đó đã được cấp phép nhập khẩu sản phẩm này vào thị trường Việt Nam hay chưa. Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, hiện có khoảng 30 loại phô mai được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước như Mỹ, New Zealand, Úc, Pháp, Hà Lan, Đức, Ba Lan, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Italy, Tây Ban Nha, Ireland và Anh. Vì vậy doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ trước khi nhập khẩu.

 

Tất cả các loại hàng hóa khi xuất hay nhập khẩu cần phải dán nhãn vận chuyển ( shipping mark), theo Nghị định 43/2017/ NĐ- CP quy định shipping mark cần thể hiện các nội dung sau:


• Xuất xứ của hàng hóa.
• Tên, địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà Nhập khẩu.
• Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa.

 

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng sản phô mai. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.

 

Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top