THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VỆ SINH

 

Thiết bị vệ sinh nhập khẩu có nhiều chủng loại và chất liệu phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Việc nhập khẩu các sản phẩm, mặt hàng thiết bị vệ sinh chất lượng cao từ nước ngoài phục vụ nhu cầu xã hội ngày càng phát triển mạnh. Song việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh phải được thực hiện theo đúng quy định, trình tự yêu cầu từ Bộ Xây dựng Việt Nam.

 

Quá trình nhập khẩu thiết bị vệ sinh yêu cầu sự am hiểu sâu sắc về quy trình vận chuyển và thông quan. Bạn cần quản lý một lượng lớn tài liệu và thủ tục hành chính liên quan, từ việc xử lý giấy tờ nhập khẩu đến hóa đơn và các yếu tố pháp lý khác. Việc nắm vững các quy định này sẽ giúp đảm bảo rằng quá trình nhập khẩu diễn ra trôi chảy và hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ quan chức năng.

 

Để nhập khẩu các mặt hàng này, bao gồm những thủ tục và bộ chứng từ gi? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình này nhé!

 

I/ Quy định về việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh các loại

 

Các văn bản pháp luật có quy định về việc nhập nhập khẩu thiết bị vệ sinh vào nước ta, bạn có thể tìm đọc thêm:

 

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015;
  • Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017;
  • Công văn 3936/TCHQ-TXNK ngày 13/06/2019;
  • Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Căn cứ theo các thông tư quy định pháp luật này, thì việc nhập khẩu thiết bị vệ sinh cần lưu ý:

 

  • Thiết bị vệ sinh nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào nước ta
  • Thiết bị vệ sinh đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu
  • Thiết bị vệ sinh cần phải dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu
  • Các sản phẩm chậu rửa, bồn tiểu, bệ xí bằng sứ cần tiến hành kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu

 

II/ Quy định việc dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu thiết bị vệ sinh

 

1. Nội dung nhãn hàng hóa và vị trí cần dán cho thiết bị vệ sinh

 

Về quy định dán nhãn hàng hóa cho các thiết bị vệ sinh đã được quy định rất rõ ràng tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP. Trong đó có nói rõ về nội dung cần có trên nhãn dán hàng hóa bao gồm:

  • Thông tin chi tiết về đơn vị xuất khẩu;
  • Thông tin chi tiết về đơn vị nhập khẩu;
  • Thông tin chi tiết về hàng hóa cần nhập khẩu;
  • Chứng nhận xuất xứ ( Chứng nhận C/O)

 

Khi nhập khẩu, cần đảm bảo thông tin chính xác và dễ dịch, ưu tiên sử dụng tiếng Anh. Nếu nhập khẩu thiết bị vệ sinh để kinh doanh, sản phẩm cũng phải có nhãn tiếng Việt.

 

Ngoài ra, nhãn phải được dán ở vị trí dễ thấy và dễ kiểm tra, giúp hải quan tiết kiệm thời gian khi kiểm tra hàng hóa.

 

2. Rủi ro khi không dán nhãn hàng hóa cho thiết bị vệ sinh

 

Việc nắm rõ các thông tin cần có và vị trên dán nhãn hàng hóa rất quan trọng. Và trong trường hợp bạn không tuân thủ về các quy định dán nhãn hàng hóa. Thì rất có thể bạn sẽ gặp các rủi ro sau khi nhập khẩu mặt hàng thiết bị vệ sinh:

 

  • Mất quyền được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi do chứng nhận C/O của bạn đã bị bác bỏ
  • Có thể bị phạt lên tời 60 triệu đồng nếu không dán nhãn hàng hóa nhập khẩu
  • Trong quá trình vận chuyển thì hàng hóa của bạn dễ gặp tình trạng bị thất lạc

 

III/ HS code của thiết bị vệ sinh

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Mã HS code thiết bị vệ sinh các loại như sau:

  • Mã HS của bồn tắm, bồn rửa tay, (bằng nhựa) là 3922
  • Mã HS của bồn tắm, bồn rửa, bệ xí,… (bằng sứ) là 6910
  • Mã HS của nhóm sản phẩm vòi nước, vòi sen,.. là 8481

 

Mô tảMã hsThuế NK ưu đãi (%)
Mã hs thiết bị vệ sinh bằng nhựa  
Mã hs bồn tắm có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong)3922101122
Mã hs bồn tắm loại khác3922101922
Mã hs vòi sen, bồn rửa và chậu rửa3922109022
Mã hs bệ và nắp xí bệt3922200022
Mã hs bộ phận của bình xả nước Ví dụ: ống xả, phao, cần gạt3922901122
Mã hs bộ phận của bình xả nước đã lắp các bộ phận3922901225
Mã hs thiết bị vệ sinh khác3922901925
Mã hs thiết bị vệ sinh bằng gốm sứ  
Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng sứ gắn cố định.6910100035
Bồn rửa, chậu rửa, bệ chậu rửa, bồn tắm, bệ rửa vệ sinh (bidets), bệ xí, bình xối nước, bệ đi tiểu và các sản phẩm vệ sinh tương tự bằng gốm gắn cố định.6910900035
Mã hs thiết bị vệ sinh và các bộ phận của chúng, bằng sắt hoặc thép.  
Mã hs bồn rửa nhà bếp bằng inox7324101020
Mã hs chậu rửa hoặc loại khác7324109020
Mã hs bồn tắm bằng gang đúc, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong).7324211035
Mã hs bồn tắm bằng gang đúc khác7324219035
Mã hs bồn tắm bằng sắt hoặc thép, có hình dạng bên trong là hình chữ nhật hoặc hình thuôn (oblong).7324291035
Mã hs bồn tắm bằng sắt hoặc thép khác7324299035
Mã hs bộ phận dùng cho bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước7324901020
Mã hs bô để giường bệnh và bô đi tiểu loại xách tay được bằng sắt thép7324903020
Mã hs bộ phận của bồn rửa nhà bếp hoặc bồn tắm7324909120
Mã hs bộ phận của bệ xí hoặc bệ đi tiểu giật nước (loại cố định)7324909320
Mã hs thiết bị vệ sinh khác, không được đề cập ở trên.7324909920
Mã hs sen vòi, vòi tắm hoa sen8481805020

 

2. Thuế nhập khẩu của thiết bị vệ sinh

 

Thông thường có 2 loại thuế được áp dụng cho các sản phẩm nhập khẩu vào nước ta và thiết bị vệ sinh cũng không ngoại lệ. Thiết bị vệ sính sẽ phải chịu loại thuế là thuế NK và thuế GTGT (VAT):

  • Thuế NK thông thường: Từ 15-52.5%
  • Thuế NK ưu đãi: Từ 10-35%
  • Thuế GTGT (VAT) : Từ 8-10%

Như bạn có thể thấy thì thuế NK thông thường đối với thiết bị vệ sinh rất cao. Nếu bạn nhập khẩu từ các nước được hưởng ưu đãi về thuế thì hãy yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ (C/O form). Sẽ giúp bạn được hưởng thuế NK ưu đãi.

 

IV/ Chứng từ thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh

 

Chứng từ là một trong những yếu tố cần có thể tiến hành làm thủ tục nhập khẩu các thiết bị vệ sinh. Dưới đây là chi tiết về các chứng từ thủ tục cần có:

 

  • Tờ khai hải quan (Customs Declaration);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
  • Danh sách đóng gói (Packing list);
  • Vận đơn (Bill of lading);
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ C/O (nếu có);
  • Catalog

Trong những chứng từ trên thì bạn cần đến những chứng từ sau để tiến hành thông quan: tờ khai hải quan, hợp đồng thương mại, hóa đơn thương mại, vận đơn. chứng nhận C/O. Đó là những chứng từ cần có đẻ bạn hoàn thành hồ sơ thông quan hàng hóa.

 

V/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu cho thiết bị vệ sinh

 

Việc tiến hành làm thủ tục nhập khẩu đối với các thiết bị vệ sinh khá phức tạp. Bạn cần thực hiện theo các quy trình dưới đây để quá trình này diễn ra thuận lợi:

 

Bước 1: Khai tờ khai quan

 

Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất. Để có thể mở tờ khai quan thuận lợi thì bạn chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ mà mình đã nêu ở trên. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ sơ đó rồi. Thì bạn có thể tiến hành khi báo trên hệ thống VNACCS/VCIS.

 

Một lưu ý nhỏ là bạn nên tiến hành khai báo sớm nhất có thể, vì trong vòng 30 ngày từ khi hàng hóa của bạn đến cửa khẩu mà chưa được khai báo thì có thể bị phạt từ hải quan

 

Bước 2: Kiểm tra chất lượng đối với thiết bị vệ sinh bằng sứ khi nhập khẩu

 

Mình có đề cập đến là có 1 số thiết bị vệ sinh bằng sứ như chậu rửa, bồn tiểu, bệ xí bằng sứ. Cần phải được tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu. Và các bước cụ thể mình sẽ ghi rõ dưới này.

 

  • Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Bạn cần nắm rõ là việc quản lý các thiết bị vệ sinh sẽ do Sở Xây Dựng. Nên bạn cần đăng lý kiểm tra chất lượng cho các thiết bị vệ sinh bằng sứ tại phần quản lý của sở Xây Dựng trên hệ thống 1 cửa quốc gia. Và sẽ mất 2-3 ngày làm việc và kiểm tra thông tin. Nếu không có gì thiếu sót thì sau đó sở Xây Dựng sẽ cấp cho bạn 1 tờ đăng ký có xác nhận từ sở. Có được tờ xác nhận đăng ký này bạn có thể mang xuống chi cục hải quan để tiến hành thông quan tạm thời.

 

Lưu ý: Việc lấy mẫu kiểm tra và xét nghiệm sẽ không do sở Xây Dựng trực tiếp thực hiện. Nên bạn cần đăng ký lấy mẫu với đơn vị kiểm tra được sở Xây Dựng cấp phép.

 

 

  • Lấy mẫu và kiểm tra

 

Sau khi bạn nộp tờ đăng ký thì bên hải quan sẽ cho phép bạn mang hàng về bảo quản. Và bạn cần liên hệ với bên kiểm tra mà bạn đã đăng lý trước đó. Để họ xuống lấy mẫu kiểm tra. Lưu ý lúc này hàng hóa của bạn vẫn chưa được thông quan, bạn sẽ cần giữ nguyên hiện trạng tới khi có kết quả kiểm tra. Nếu như bạn vẫn cố tình mang hàng hóa ra kinh doanh khi chưa có kết quả kiểm tra. Thì rất khó khăn để có thể giải quyết được.

 

 

  •  Lấy kết quả và bổ sung cho bên hải quan

Sau khi đã lấy mẫu và tiến hành kiểm tra. Nếu thiết bị vệ sinh bằng sứ của bạn đạt đủ các tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng nhận hợp quy và phiếu thử nghiệm. Thì lúc này bạn hãy nộp lại kết quả kiểm tra đó cho sở Xây Dựng để họ đóng hồ sơ nhập khẩu. Kết quả này sẽ được lưu trên hệ thống để bên hải quan có thể theo dõi được nên bạn sẽ không cần phải đi nộp lại kết quả.

 

Bước 3 Mở tờ khai quan

 

Khi bạn đã khai báo thành công tờ khai quan ở bước 1, lúc này hệ thống sẽ trả về cho bạn kết quả phân luồng. Bạn cần tiến hành mở tờ khai quan bằng cách in ra và mang xuống cửa khẩu để tiến hành làm thủ tục thông quan cho thiết bị vệ sinh.

 

Bước 4 Thông quan hàng hóa

 

Bước này các cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra lo hàng hóa của bạn. Nếu như không có vấn đề gì thì bạn chỉ cần đống thuế và mang hàng hóa về bảo quản. Nếu hàng hóa của bạn không bao gồm các thiết bị vệ sinh bằng sứ thì việc thông quan khá đơn giản, Nhưng thiết bị vệ sinh làm từ sứ thì cần làm đánh giá kiểm tra chất lượng theo “Bước 2: Kiểm tra chất lượng đối với thiết bị vệ sinh bằng sứ khi nhập khẩu”

 

Bước 5: Mang hàng hóa về sử dụng

 

Bước cuối cùng này bạn sẽ cần bổ sung đầy đủ các giấy tờ còn thiếu cho bên hải quan. Quan trọng nhất là chứng nhận hợp quy là không được thiếu. Thì quá trình thông quan của bạn mới hoàn tất. Và bạn mới có thể đem hàng hóa ra thị trường. Đó là tất cả quá trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh các loại. Chúc bạn thành công.

 

 

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu thiết bị vệ sinh, anh chị có thể tham khảo. Chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Luôn hoàn thành các lô hàng từ dễ đến phức tạp, do đó quý doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi.

 

Hãy cùng Beskare Logistics để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!

CONTACT
Scroll to Top