THỦ TỤC XUẤT KHẨU NƯỚC MẮM.
Nước mắm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều quốc gia, góp phần quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam. Tiềm năng xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ và áp dụng tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính.
Để xuất khẩu nước mắm, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình thủ tục xuất khẩu đúng quy định. Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình này!
I/ Chính sách xuất khẩu nước mắm
Chính sách xuất khẩu nước mắm sẽ được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:
Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định mặt hàng nước mắm không nằm trong danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu nên không cần xin giấy phép.
Tuy nhiên, để tránh các rắc rối thì danh nghiệp nên tham khảo các chính sách nhập khẩu mặt hàng này ở nước nhập khẩu. Tùy theo nước nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu mặt hàng này có các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS), giấy chứng nhận y tế,…
II/ Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do – CFS:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
- Bản tự công bố sản phẩm
- Nhãn chính sản phẩm
- Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán (nếu thương mại)
Lưu ý:
- Bộ hồ sơ này sẽ nộp cho bộ công thương. Từ 05-07 ngày nếu hồ sơ đáp ứng thì bộ công thương sẽ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do có hiệu lực trong 2 năm.
III/ Bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế( Health certificate):
Theo Thông tư Số 52/2015/TT-BYH, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận y tế bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ hoặc HACCP
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu; có thể hiện số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Nhãn chính sản phẩm
- Hợp đồng mua bán (nếu có)
Lưu ý:
- Hồ sơ sẽ nộp tại bộ y tế- Cục An Toàn thực phẩm, thời gian từ 07-10 ngày nếu hồ sơ đáp ứng thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận y tế có thời hạn là 2 năm.
IV/ Mã HS code và Thuế xuất khẩu nước mắm
Theo biểu thuế xuất nhập Việt Nam thì nước mắm thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác.
- 2103 – Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến.
- 210390 – Loại khác:Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt:
- 21039012 – Nước mắm
Theo quy định thì măt hàng nước mắm khi xuất khẩu không chịu thuế xuất khẩu nên thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%.
V/ Bộ hồ sơ hải quan xin phép xuất khẩu nước mắm
Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu.
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Và các chứng từ khác có liên quan.
VI/ Quy định dán nhãn hàng hoá xuất khẩu
Khi xuất khẩu nước mắm ngoài lưu ý về chất lượng cá làm ra nước mắm thì doanh nghiệp cần lưu ý về tem nhãn của nước mắm.
Theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác.
Nội dung nhãn mác bao gồm:
1. Xuất xứ của hàng hóa.
2. Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
3. Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo qui định như:
- Thành phần.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Số lô sản xuất.
- Định lượng, khối lượng.
- Các lưu ý khi sử dụng.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách xuất khẩu mặt hàng nước mắm.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!