THỦ TỤC XUẤT KHẨU ỚT TƯƠI

THỦ TỤC XUẤT KHẨU ỚT TƯƠI MỚI NHẤT

 

Ớt Việt Nam luôn được đánh giá cao về chất lượng nên được nhiều thị trường quốc tế ưa chuộng, mặt hàng này không chỉ là gia vị trong nấu nướng mà nó còn là vị thuốc.

 

Thị trường chính xuất khẩu là Malaysia, Hàn Quốc  và đặc biêt Trung Quốc là thị trường lớn trong việc tiêu thụ ớt của Việt Nam.

 

Ớt tươi không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Vì vậy, cá nhân, đơn vị có thể xuất khẩu ớt tươi bình thường. Bên cạnh đó, ớt tươi cũng không nằm trong danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu nên không cần giấy phép xuất khẩu.

 

Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao?

 

Trong khuôn khổ bài viết này, Beskare Logistics  sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu ớt tươi.

 

I/ Chính sách xuất khẩu ớt

 

Về chính sách xuất khẩu ớt thì sẽ được quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật sau:

 

Theo phụ lục II của nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 quy định mặt hàng ớt không thuộc danh mục cấm hay hạn chế xuất khẩu vì vậy không cần phải xin giấy phép.

 

Theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 quy định mặt hàng ớt phải được kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu sang các quốc gia khác.

 

II/ Mã HS code và thuế xuất khẩu ớt tươi

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Ớt tươi có mã HS là 07096010. Trong đó:

 

  • 0709 – Rau khác, tươi hoặc được ướp lạnh.
  • 070960 – Quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta
  • 07096010 – Quả ớt (quả thuộc chi Capsicum)

 

2. Thuế xuất khẩu

 

Mặt hàng này không nằm trong danh mục chịu thuế xuất khẩu. Nên thuế xuất khẩu của mặt hàng này là 0%, VAT cũng 0%.

 

 

III/ Hồ sơ hải quan xuất khẩu ớt tươi

 

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu ớt tươi gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
  • Certificate of Phytosanitary (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Health Certificate (Giấy chứng nhận y tế) (HC)
  • Các chứng từ liên quan khác,…

 

IV/ Chứng nhận xuất xứ (C/O) khi xuất khẩu ớt tươi

 

Giấy chứng nhận này không phải là giấy bắt buộc trong quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

 

Tuy nhiên, người mua hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp làm giấy chứng nhận xuất xứ đối với một số thị trường có kí hiệp định thương mại giữa nước nhập khẩu và Việt Nam.

 

Vì vậy, nhà nhập khẩu có thể sử dụng chứng nhận xuất xứ để có mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

 

Ví dụ nếu xuất khẩu đi Thị trường các nước Asean là mẫu D (certificate of Origin Form D), thị trường Trung Quốc dùng form E, thị trường Mỹ dùng form B,…

 

Bộ hồ sơ để xin cấp C/O khi xuất khẩu ớt tươi gồm:

 

  • Bill Of Lading, Invoice, Packing List, Tờ khai xuất thông quan
  • Định mức sản xuất, quy trình sản xuất
  • Đầu vào nguyên vật liệu (tờ khai nhập, hóa đơn mua nguyên vật liệu, bảng kê thu mua..)

 

V/ Thủ tục kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu ớt tươi

 

Trước 2-3 ngày vận chuyển lô hàng ớt tươi, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng ớt tươi xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật.

 

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu ớt tươi gồm có:

 

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)

 

VI/ Quy trình kiểm dịch thực vật như sau

 

Đăng ký kiểm dịch: Nhà xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật và khai báo trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 

Lấy mẫu: Chủ hàng cần đăng ký kiểm dịch ít nhất trước 1-2 ngày mang hàng ra cảng. Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu. Mẫu có thể kiểm dịch tại cảng hoặc tại nhà máy.

 

Khai báo thông tin: Khai báo các thông tin về lô hàng lên hệ thống để ra chứng thư nháp.

 

Bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư: Sau khi kiểm tra các thông tin trên chứng thư nháp, xác nhận hoặc sửa chữa với cơ quan kiểm dịch thì tiến hành bổ sung hồ sơ và lấy chứng thư gốc.

 

VII/ Bộ hồ sơ kiểm dịch thực vật ớt

 

  • Theo thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 05/09/2014 quy định bộ hồ sơ bao gồm:
  • Hợp đồng thương mại.
  • Hóa đơn thương mại.
  • Danh sách đóng gói.
  • Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật – PHYTOSANITARY CERTIFICATE.
  • Mẫu kiểm dịch tùy theo số lượng của lô hàng xuất khẩu.

 

Lưu ý: Lần đầu bên kiểm dịch thực vật có thể sẽ về tại cơ sở để kiểm tra hàng hóa hoặc sẽ kiểm tại cảng. Các lần sau doanh nghiệp có thể chuyển hàng lên chi cục kiểm dịch để kiểm tra hàng, tùy theo sự lựa chọn của doanh nghiệp.Lưu ý khi vận chuyển ớt tươi tươi xuất khẩu.

 

Ớt tươi thường được đóng vào container lạnh (loại 20 feet hoặc 40 feet). Quý doanh nghiệp nên lưu ý về nhiệt độ của cont, độ ẩm, và độ thông gió theo yêu cầu của từng khách hàng và từng đơn hàng.

 

 

Trên đây là chi tiết thủ tục xuất khẩu mặt hàng ớt tươi của nước ta, anh chị có thể tham khảo. Chúng tôi, với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước. Luôn hoàn thành các lô hàng từ dễ đến phức tạp, do đó quý doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về dịch vụ của chúng tôi.

 

Hãy cùng Beskare Logistics để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!

CONTACT
Scroll to Top