THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẮN LÁT, TINH BỘT SẮN – MÌ

THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẮN LÁT, TINH BỘT SẮN – MÌ

 

Theo Cục Trồng trọt, sắn (mì) là một trong số các cây trồng được đưa vào danh mục sản phẩm cây trồng chủ lực quốc gia, đóng góp vai trò vô cùng quan trọng vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân.

 

Hiện cả nước có trên 40 tỉnh, thành trồng sắn, tập trung ở 5 vùng trọng điểm chính gồm Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ với diện tích dao động từ 520.000 – 550.000 ha, năng suất đạt từ 19-20 tấn/ha, sản lượng đạt trên 10 triệu tấn củ tươi.

 

Đến nay, có 27 tỉnh, thành phố có nhà máy chế biến tinh bột sắn và có khoảng 120 nhà máy chế biến tinh bột sắn quy mô công nghiệp, tổng công suất thiết kế 11,3 triệu tấn củ tươi/năm, tổng công suất thực tế 8,62 triệu tấn/năm.

 

Vai trò và vị thế của cây sắn trong bản đồ nông nghiệp Việt Nam đã được xác lập rõ ràng. Để trợ lực ngành sắn, mới đây, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

 

Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn. Vậy để làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng sắn lát, tinh bột sắn thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị những thủ tục gì và quy trình xuất khẩu cần gì? Hãy cùng chúng tôi, Beskare Logistics sẽ giải đáp các câu hỏi về quy trình xuất khẩu mặt hàng này qua bài viết dưới đây.

 

I/ Chính sách xuất khẩu mặt hàng sắn lát, tinh bột sắn

 

Theo quy định hiện hành nghị định 69/2018 thì bột sắn và sắn cắt lát không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu và cũng không nằm trong danh mục hàng phải xin giấy phép xuất khẩu.

 

Theo quy định thông tư 06/2023/VBHN-BNNPTNT, bột sắn và sắn cắt lát nằm trong danh sách hàng hóa phải kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu.

 

Nhiệm kỳ III (giai đoạn 2023 – 2028) của Hiệp hội Sắn Việt Nam định hướng thị trường Trung Quốc là thị trường trước mắt và lâu dài, không thay thế nhưng không tuyệt đối hóa thị trường này. “Hiệp hội xem các nước Đông Bắc Á và EU là thị trường triển vọng và tiềm năng, đồng thời đẩy mạnh thị trường nội địa”, ông Nghiêm Minh Tiến chia sẻ.

 

Tiêu chuẩn sắn lát xuất khẩu được quy định tại TCVN 3578:2020. Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng mà đơn vị xuất khẩu cần lưu ý:

 

1. Về chất lượng

 

Có dạng thái lát, khúc, miếng hoặc nguyên củ phù hợp với yêu cầu trong chế biến tiếp theo.
Màu sắc từ trắng đến trắng ngà tự nhiên hoặc vàng nhạt. Nếu sắn lát có vỏ thì có màu nâu ở vỏ ngoài.

 

  • Có mùi đặc trưng của tinh bột sắn, không có mùi lạ, không bị đắng.

 

  • Không phát hiện thấy côn trùng sống nhìn thấy được bằng mắt thường.

 

  • Không có chứa tạp chất kim loại, vật sắc cạnh.

 

2. Về bao gói

 

Sắn khô được đóng gói trong bao bì phù hợp, sạch, khô và đảm bảo không gây ảnh hưởng tới chất lượng sắn.

 

3. Về bao bì nhãn mác

 

Bao bì bên ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp chế biến, ngày sản xuất, mục đích sử dụng (dùng cho thực phẩm hoặc dùng cho công nghiệp). Không được đóng gói và vận chuyển lẫn lộn với những mặt hàng khác.

 

4. Về những chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP)

 

Sản phẩm sắn lát và tinh bột sắn xuất khẩu phải đảm bảo các chỉ tiêu ATVSTP mà bên nước nhập khẩu đặt ra như: Dư lượng SO2, kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh vật gây hại,…

 

5. Quy định về bảo quản

 

Yêu cầu đối với kho bảo quản sắn: Khi bảo quản phải đảm bảo sắn luôn luôn khô, sạch, có mái che, thông thoáng và tránh trường hợp tích tụ nhiệt trong quá trình bảo quản.

 

Trong quá trình bảo quản sắn, kho bảo quản phải được khử trùng định kỳ để tiêu diệt côn trùng sống gây hại. Thông thường, thời gian bảo quản từ 2-3 tháng/lần.

 

Sắn lát có thể được đựng trong các bao hoặc đổ đống trực tiếp trong kho bảo quản. Nếu được đựng trong các bao, yêu cầu các bao sắn phải được xếp trên Pallet cách ẩm với mặt sàn, tường và để theo hàng lối cho tiện kiểm tra, bốc dỡ. Nếu sắn được đổ đống trực tiếp, tường và sàn kho bảo quản phải đảm bảo có khả năng chống ẩm tốt.

 

 

II/ HS Code và thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát, tinh bột sắn

 

1. Mã Hs code:

 

  • Tinh bột sắn: 11081400 – Thuế XK: không chịu thuế xuất khẩu

 

  • Sắn cắt lát: 07141011 – Thuế XK: 0%

 

III/ Thủ tục thông quan xuất khẩu

 

Vì tinh bột sắn không thuộc danh mục hàng hóa được quản lý chuyên ngành hoặc yêu cầu giấy phép, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy trình thông thường.

 

Hồ sơ hải quan cho việc xuất khẩu bột sắn sẽ tuân theo quy định tại khoản 5 của Điều 1 trong Thông tư 39/2018/TT-BTC (đã được sửa đổi theo Điều 16 của Thông tư 38/2015/TT-BTC).

 

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (sales contract)
  • Hoá đơn thương mại (commercial invoice)
  • Vận đơn đường biển (bill of lading)
  • Các chứng từ, giấy phép khác (nếu có)

Chú ý: Ngoài ra, Quý Doanh nghiệp nên tham khảo chính sách quản lý hàng hóa tại nước nhập khẩu để có thông tin chi tiết và yêu cầu đối với mặt hàng này. Điều này giúp bạn chuẩn bị và bổ sung các chứng từ phù hợp trước khi thực hiện quy trình xuất khẩu một cách thuận lợi.

 

IV/ Các giấy tờ khác nếu người nhập khẩu yêu cầu gồm:

 

1.Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS):

 

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc hàng hóa. CFS chứng nhận rằng sản phẩm hoặc hàng hóa đã được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Việc xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho lô hàng xuất khẩu tinh bột sắn tuân theo Quyết định 10/2010/QĐ-TTg, quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

 

1.1. Hồ sơ yêu cầu giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bao gồm:

• Văn bản đề nghị cấp CFS, nêu rõ thông tin về tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), và nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, có thể thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

• Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

• Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên và địa chỉ của cơ sở, cũng như các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

• Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng cho sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa, bao bì, hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

 

2. Giấy chứng nhận y tế – Health Certificate (HC):

 

Giấy chứng nhận y tế, còn được gọi là Health Certificate và viết tắt là HC, được cấp cho sản phẩm tinh bột sắn theo yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân. Quá trình xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm tinh bột sắn dựa trên Thông tư 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và quy trình cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

 

2.1. Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm:

 

• Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu được quy định trong Phụ lục 08 kèm theo Thông tư này.

 

• Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng trong lô hàng xuất khẩu, bao gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật). Thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

 

• Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân).
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trong trường hợp cần thiết) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức hoặc cá nhân).

 

3. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certification):

 

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là một tài liệu quan trọng trong quá trình xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong việc đảm bảo an toàn về mặt thực vật. Kiểm dịch thực vật được thực hiện bởi các cơ quan quản lý của Nhà nước và các đơn vị chức năng, nhằm ngăn chặn sự lây lan của các loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại và cỏ dại nguy hiểm. Giống như một giấy phép thông hành, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho hàng hóa xuất khẩu đảm bảo rằng chúng đáp ứng đủ điều kiện để được chuyển ra nước ngoài.

 

3.1. Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm:

• Giấy đăng kí kiểm dịch thực vật (theo mẫu).

• Hợp đồng mua bán hàng hóa.

• Vận đơn, Invoice, Packing List.

• Giấy ủy quyền của nhà sản xuất.

• Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch thực vật.

 

IV/ Đảm bảo quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất cấm sử dụng trong sản xuất

 

• Xử lý hun trùng/ nhiệt, hoặc chiếu xạ để tiêu diệt vi khuẩn hoặc nấm mốc

• Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ ( Certificate of Origin)

• Ghi mã vạch, nguồn gốc xuất xứ, ngôn ngữ theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu tinh bột sắn và sắn cắt lát

• Certificate of Quality (C/Q – giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm)

• Certificate of Analyst (C/A – bảng phân tích thành phần sản phẩm)

 

V/ Cách thức đóng gói và bảo quản tinh bột sắn, sắn cắt lát xuất khẩu

 

Tinh bột sắn đóng gói vào bao PP dệt có bao lót PE bên trong nhằm chống ẩm/ ướt. Bao đóng gói có khối lượng từ 20kg, 25kg, 50kg. Hoặc đóng trong bao jumbo 300kg tùy theo nhu cầu khánh hàng.

 

Cách đóng gói sắn cắt lát: Sắn cắt lát có thể đi hàng xá hoặc đóng container tùy và khối lượng. Nếu đi container sắn cắt lát được đựng trong bao jumpo dệt có khối lượng từ 500-600kg hoặc đựng trong bao PP từ 40-50kg.

 

Sau khi đóng gói trong bao doanh nghiệp sẽ đóng vào container khô 20/40DC:

Container 20DC – Đóng được 17-20 tấn sắn cắt lát/ bột sắn
Container 40DC – Đóng được 20-24 tấn sắn cắt lát/ bột sắn

 

VI/ Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:

 

• Tên hàng bằng tiếng Anh

• Tên đơn vị nhập khẩu

• MADE IN VIETNAM

• Số thứ tự kiện/tổng số kiện

• Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark

• Yêu cầu về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v

• Dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, mã vùng trồng

 

Lưu ý: Sản phẩm tinh bột sắn và sắn cắt lát cần đạt tiêu chuẩn chất lượng về độ an toàn chất lượng. Cập nhập những tiêu chuẩn mà đối tác có thể yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu tinh bột sắn và sắn cắt lát như: GlobalGAP, VietGAP,…

 

Trên đây là thủ tục xuất khẩu mặt hàng sắn lát, tinh bột sắn. Nếu anh chị quý doanh nghiệp cần hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng, hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chúng tôi cam kết đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất và là đối tác tin cậy, tận tâm.

 

CONTACT
Scroll to Top