1. Những điều kiện xuất nhập khẩu sản phẩm mặt hàng dệt may mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý :
Sản phẩm dệt may là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, đồng thời là ngành sản xuất/gia công quan trọng. Chính sách kích thích xuất khẩu từ chính phủ đã giúp ngành này nhận được nhiều ưu đãi về thuế. Các thị trường quan trọng bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Bắc Mỹ (đặc biệt là Mỹ), Nhật Bản, và châu Âu (EU).
Sau khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 37/2015/TT-BCT (ngày 30/10/2015) quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, căn cứ theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (21 tháng 11 năm 2007), trần tiêu chuẩn chất lượng cho hàng dệt may Việt Nam đã được nâng cao.
Quy trình kiểm soát chất lượng và xử lý sai phạm với sản phẩm dệt may đã được hoàn thiện. Trên thực tế, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm dệt may đã được siết chặt hơn vào năm 2020, trong khuôn khổ thực hiện hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA). Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, quy định chi tiết về thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa là bộ khung pháp lý hiện nay cho việc kiểm soát chất lượng sản phẩm dệt may.
2. Quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng may mặc:
Để xuất nhập khẩu quần áo không phức tạp, nhưng việc kiểm soát chất lượng đã được nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với các hóa chất trong sản xuất.
Các doanh nghiệp dệt may cần chú ý đến quy trình nhập khẩu và các giấy tờ liên quan. Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU được ưu đãi nếu vải may có xuất xứ từ Việt Nam.
Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may xuất khẩu sang EU và vẫn được hưởng thuế ưu đãi theo EVFTA, nhưng chỉ áp dụng cho các sản phẩm trong Chương 61 và Chương 62 của biểu thuế.
Đối với việc xuất hay nhập khẩu sản phẩm dệt may vào Việt Nam, sản phẩm cần phải có chứng nhận hợp quy. Quy trình này áp dụng cho các sản phẩm dệt may như vải và quần áo, và có các bước thực hiện như sau:
- Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của các Tổ chức giám định được BCT ủy quyền.
- Tổ chức giám định Sản phẩm dệt may tiến hành đánh giá, hướng dẫn lấy mẫu quần áo, vải… gửi mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể thực hiện tại tại cảng, icd hoặc tại kho hàng).
- Cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Cần lưu ý, việc đăng ký chứng nhận hợp quy phải thực hiện theo từng lô hàng chứ không đơn thuần là theo mẫu sản phẩm.
Sau khi đã đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ cần đăng ký thực hiện thủ tục hải quan cho việc xuất – nhập khẩu quần áo. Quy trình trên yêu cầu các loại giấy tờ sau:
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
- Contract (hợp đồng)
- Bill of Lading (vận đơn)
- Giấy chứng nhận hợp quy
3.Quy Trình Xuất Khẩu Hàng Dệt May Đối Với Thị Trường Châu Âu
Hiện nay với việc khai hải quan đối với hàng may mặc được quy định trong thông tư 38/2015/TT-BCT và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng Dệt May xuất khẩu như mặt hàng bình thường. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ: Invoice, Packing List, Bill of Lading, Certificate of Origin (dùng form EVFTA để được giảm thuế bên EU), Tờ khai hải quan.
Lưu ý mặt hàng này khai theo tên hàng như sau: Tên hàng, Thành Phần Chất Liệu, Quy Cách, Công Nghệ Dệt (dệt thoi, dệt kim hay không dệt), Công Dụng, Mật Độ Sợi hoặc Định Lượng.
Một số mã HS code sản phẩm dệt may :
- 5112: Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải kỹ.
- 51121100: Trọng lượng không quá 200 g/m2
- 51122000: Loại khác, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với sợi filament nhân tạo
- 52111100: Vải vân điểm
- 52111200: Vải vân chéo 3 sợi hoặc vân chéo 4 sợi, kể cả vải vân chéo dấu nhân
- 5801: Các loại vải dệt nổi vòng và các loại vải sơnin (chenille), trừ các loại vải thuộc nhóm 58.02 hoặc 58.06.
- 58011010: Đã ngâm tẩm, tráng, phủ hoặc ép bề mặt
- 5311: Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy.
- 53110010: Được in bằng phương pháp batik truyền thống (SEN)
- 53110090: Loại khác
- 6006: Vải dệt kim hoặc móc khác.
- 60061000: Từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn
- 60062100: Chưa tẩy trắng hoặc đã tẩy trắng
Đăng kí thủ tục hải quan:
Sau khi chất hàng đóng container, lập invoice, packing list tổng hợp bộ chứng từ bao gồm:
- Invoice
- Packing List
- Bill of Lading
- Certificate of Origin (C/O)
- Tờ khai hải quan
Trong đó C/O sẽ là tờ khai quan trọng để bên Châu Âu được miễn thuế.
4. Các thông tư nghị định liên quan đến việc xuất nhập khẩu đồ may mặc đi Mỹ và Châu Âu:
- Nghị định số 187/2013/NĐ-CP (20/11/2013), hướng dẫn luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP (31/12/2008), quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Nghị định số 80/2013/NĐ-CP (19/7/2013), quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Thông tư số 04/2014/TT-BCT (20/11/2013), quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
- Thông tư số 37/2015/TT-BCT (30/10/2015), quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC (25/3/2015), quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư số 24/2015/TT-BTC (14/2/2015), về việc ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định đối tác kinh tế toàn diện asean – nhật bản gia
- Thông tư số 21/2017/TT-BCT (23/10/2017), ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may