THỦ TỤC NHẬP KHẨU PHÂN BÓN CÁC LOẠI
Việt Nam, với nền nông nghiệp lâu đời, được thiên nhiên ưu đãi với đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi. Phân bón, yếu tố quan trọng trong việc phát triển cây trồng, luôn có nhu cầu cao. Tuy nhiên, thủ tục nhập khẩu phân bón khá phức tạp vì đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng. Nếu bạn đang có kế hoạch nhập khẩu phân bón, hãy cùng Beskare Logistics tham khảo bài viết dưới đây cho quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu phân bón
Quy trình nhập khẩu phân bón được quy định trong các văn bản quy định như sau:
- Luật thuế GTGT ( VAT ) 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20/09/2017
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019
Theo những văn bản kể trên thì mặt hàng phân bón nhập khẩu về Việt Nam không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi khách hàng tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam thì cần phải chú ý đến những điểm như sau:
- Phải tiến hành làm thủ tục công bố lưu hành loại phân bón nhập khẩu
- Tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
- Phân bón là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ( VAT ) khi nhập khẩu
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu phân bón
1. Mã HS code:
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Phân bón thuộc chương 31, có mã HS như sau:
Mô tả sản phẩm | Mã HS | Thuế nhập khẩu ưu đãi (%) |
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật | ||
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật | 31010010 | 0 |
Phân bón có nguồn gốc từ động vật | 31010092 | 0 |
Phân bón có nguồn gốc từ thực vật và động vật | 31010099 | 0 |
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa nitơ | ||
Phân Ure, có hoặc không ở trong dung dịch nước | 31021000 | 6 |
Phân bón Ammonia Sulphate | 31022100 | 0 |
Phân bón Ammonia Sulphate, muối kép và hỗn hợp của Ammonium Sulphate và Ammonia Nitrat | 31022900 | 0 |
Phân Ammonia Nitrat, có hoặc không dung dịch nước | 31023000 | 0 |
Phân hỗn hợp của Ammonia Nitrat với Canxi Cacbonat hoặc các chất vô cơ khác không phải phân bón | 31024000 | 3 |
Phân Natri Nitrat | 31025000 | 0 |
Phân có thành phần muối kép và hỗn hợp của Canxi Nitrat và Ammonia Nitrat | 31026000 | 0 |
Hỗn hợp Urê và Amoni Nitrat ở trong dung dịch nước hoặc là Amoniac | 31028000 | 0 |
Các loại phân khác kể cả các loại hỗn hợp chưa có tên trong phân nhóm trước | 31029000 | 0 |
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa phosphat ( phân lân ) | ||
Phân phosphat đã nung | 31039010 | 6 |
Các loại phân lân khác | 31039090 | 0 |
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa kali | ||
Phân Kali Clorua | 31042000 | 0 |
Phân Kali Sulphate | 31043000 | 0 |
Các loại phân Kali khác | 31049000 | 0 |
Phân tổng hợp | ||
Phân tổng hợp Supephotphat và phân phosphat đã nung đóng gói không quá 10 kg | 31051010 | 6 |
Phân tổng hợp nito, phospho và kali, đóng gói không quá 10 kg | 31051020 | 6 |
Phân bón đá đóng gói không quá 10 kg, dạng viên và các loại khác | 31051090 | 0 |
Phân khoáng hoặc phân hóa học có chứa 3 thành phần cơ bản là nitơ, phospho và kali | 31052000 | 6 |
Phân hỗn hợp diamoni hydro orthophosphat ( diamoni phosphat ) | 31053000 | 6 |
Phân hỗn hợp amoni dihydro orthophosphat ( monoamoni phosphat ) và hỗn hợp của nó với diamono hydro orthophosphat | 31054000 | 0 |
Phân hỗn hợp có chứa nitrat và phosphat | 31055100 | 0 |
Mã phân bón khác | 31059000 | 0 |
2. Thuế nhập khẩu phân bón
Thuế nhập khẩu bao gồm thuế GTGT và thuế nhập khẩu. Mức thuế này được xác định theo công thức sau:
- Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu
- Thuế GTGT nhập khẩu = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x thuế suất GTGT
Đối với mặt hàng phân bón, thuế GTGT bằng 0, chỉ áp dụng thuế nhập khẩu. Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho những hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia đã ký hiệp định thương mại với Việt Nam. Để áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, cần có giấy chứng nhận xuất xứ.
III/ Khảo nghiệm và công nhận phân bón lưu hành
1. Khảo nghiệm:
Đối với các loại phân bón lần đầu tiên được công nhận lưu hành tại Việt Nam, quá trình khảo nghiệm là yêu cầu bắt buộc.
Tuy nhiên, có một số loại phân bón được miễn khảo nghiệm và có thể tiến hành công nhận lưu hành ngay mà không cần qua bước khảo nghiệm, chẳng hạn như: Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: phân rác, phân xanh, phân chuồng,…
• Phân bón đơn: phân đạm, phân lân, phân kali,…
• Phân đón phức hợp: phân NPK,…
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm bao gồm:
• Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón
• Tài liệu kỹ thuật
• Đề cương khảo nghiệm phân bón
2. Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu lần đầu:
Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có:
• Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
• Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.
• Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón
• Mẫu nhãn phân bón
IV/ Kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu
Khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón cần phải làm đăng ký kiểm tra chất lượng phân bón với cục bảo vệ thực vật. Anh chị có thể tham khảo Nghị định 108/2017/NĐ-CP :
• Phân bón dùng để khảo nghiệm
• Phân bón dùng tại khu vui chơi
• Phân bón mà các đơn vị nước ngoài dùng trong phạm vi của đơn vị hoặc sử dụng các dự án nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam
• Phân bón dùng làm quà, làm hàng mẫu
• Phân bón dùng trong các hội chợ
• Phân bón sản xuất phục vụ phân bón xuất khẩu
• Phân bón dùng trong các đơn vị nghiên cứu khoa học
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng bao gồm:
• Giấy phép đăng ký kiểm tra chất lượng
• Hợp đồng mua bán
• Danh mục hàng hoá kèm theo: số liệu đăng ký, mã hiệu từng lô hàng, hoá đơn hàng hoá, vận đơn
V/ Công bố hợp quy
Sau khi tiến hành kiểm tra chất lượng mặt hàng, bạn sẽ tiến hành làm thủ tục công bố hợp quy. Hồ sơ làm thủ tục công bố hợp quy bao gồm:
• Bản công bố hợp quy
• Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứn nhận hợp quy của sản phẩm
• Bản mô tả chung về sản phẩm
Đối với trường hợp tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
• Bản công bố hợp quy
• Bản mô tả chung về sản phẩm
• Kết quả thử nghiệm mẫu
• Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO.
• Kế hoạch giám sát định kỳ
• Báo cáo đánh giá hợp quy và công bố thông tin bổ sung khác
VI/ Bộ hồ sơ nhập khẩu phân bón
Sau khi đã hoàn tất các loại hồ sơ, chúng ta cần tiến hành làm thủ tục hải quan. Hồ sơ làm thủ tục hải quan nhập khẩu bao gồm:
• Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
• Hợp đồng thương mại (Sales contracts)
• Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
• Vận đơn (Bill of Lading)
• Giấy chứng nhận xuất xứ (CO)
• Các chứng từ khác (nếu có)
VII/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phân bón cũng như quy trình làm thủ tục nhập khẩu các loại mặt hàng khác được quy định cụ thể tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC vào ngày 25/03/2015 và được sửa đổi tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC vào ngày 20/04/2018. Dưới đây là các bước tiến hành làm thủ tục nhập khẩu phân bón.
Bước 1 : Khai tờ khai hải quan
Sau khi đã có đầy đủ các loại chứng từ nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, danh sách đóng gói, vận đơn, chứng nhận xuất xứ,… và xác nhận được mã HS của sản phẩm nhập khẩu thì có thể tiến hành nhập thông tn khai báo lên hệ thống hải quan điện tử
Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng và kiểm dịch hàng hóa
Đăng ký kiểm tra chất lượng và kiểm dịch là yêu cầu hàng đầu và bắt buộc khi làm thủ tục nhập khẩu phân bón về Việt Nam. Kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ được đăng ký trên hệ thống một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
Sau khi đã khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Sau khi đã có luồng tờ khai thì sẽ in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để tiến hành mở tờ khai hải quan. Tùy theo các luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 4: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ hải quan, nếu như không còn thiếu xót hay còn có thắc mắc gì thì các bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan cho tờ khai hải quan. Lúc này, bên nhập khẩu hàng hóa có thể tiến hành đóng thuế nhập khẩu và đưa hàng hóa về kho bảo quản
Bước 5: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Sau khi đã có chứng nhận đạt chất lượng xuất nhập khẩu thì có thể bổ sung cho bên hải quan và tải lên trang web một cửa quốc gia để tiến hành thông quan cho hàng hóa. Sau khi hoàn thành các bước kể trên, nhà nhập khẩu hàng hóa có thể tiến hành đưa hàng hóa ra ngoài thị trường Việt Nam.
VIII/ Quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm phân bón
Việc đăng ký kiểm tra chất sản phẩm phân bón là điều bắt buộc các nhà nhập khẩu phải làm dựa theo quy định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019. Việc đăng ký có thể diễn ra trực tiếp trên giấy tờ hoặc là sử dụng đăng ký điện tử để thực hiện đăng ký trực tuyến.
Bước 1: Mở tài khoản trên trang thủ tục một cửa
Để có thể tiến hành khai báo kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, trước tiên phải tạo tài khoản trên trang web một cửa quốc gia https://vnsw.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn đã có.
Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký
Để tạo hồ sơ đăng ký cho tài khoản thì cần chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ cần thiết như hợp đồng thương mại, hóa đơn, danh sách đóng gói, vận đơn, công bố lưu hành. Sau khi đã chuẩn bị xong các chứng từ, hồ sơ kể trên thì sẽ tiến hành nhập các dữ liệu liên quan.
Bước 3: Liên hệ chung tâm kiểm nghiệm sản phẩm
Sau khi đã đăng ký xong và hồ sơ đã được thông qua thì sẽ có thể liên hệ đến chung tâm kiểm nghiệm để thông báo lấy mẫu và tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có thể đưa hàng về kho và lấy mẫu trực tiếp tại kho bảo quan hàng hóa.
Bước 4: Chờ kết quả và bổ sung hồ sơ nếu như cần thiết
Sau khi đã lấy xong mẫu, phía trung tâm kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra theo quy chuẩn đã được quy định. Việc lấy mẫu và kiểm tra chất lượng sản phẩm sẽ diễn ra trong vòng từ 5-10 ngày sẽ có kết quả. Trong quá kiểm tra, nếu như cần bổ sung hồ sơ hoặc giấy tờ gì thì bên trung tâm kiểm tra sẽ yêu cầu bổ sung thêm.
Bước 5: Nộp kết quả cho hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa
Sau khi đã có kết quả kiểm tra đầy đủ thì chứng từ sẽ tải lên trang thủ tục một cửa quốc gia, kết quả gốc sẽ được đưa đến bên hải quan để tiến hành thông quan hàng hóa.
Những lưu ý khi nhập khẩu phân bón
- Phân bón không chịu thuế GTGT.
- Quý vị cần thực hiện công bố lưu hành phân bón.
- Phân bón nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng bởi cơ quan nhà nước.
- Khi nhập khẩu phân bón, quý vị phải dán nhãn hàng hóa theo quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Xác định chính xác mã HS để xác định thuế đúng và tránh bị phạt.
- Trong quá trình chờ thông quan hàng hóa, quý vị có thể đưa phân bón vào kho bảo quản.
Khi hàng hóa đã được nhập khẩu đến cảng, đơn vị cần thực hiện mở tờ khai nhập khẩu như đối với các mặt hàng thông thường. Đồng thời, đơn vị cần làm công văn xin phép đưa hàng về kho để bảo quản. Sau khi hàng hóa được chuyển đến kho, mẫu phân bón sẽ được lấy để kiểm tra chất lượng. Trong quá trình này, đơn vị cũng phải tiến hành công bố quy chuẩn sản phẩm và nộp “Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu” cùng với “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng phân bón.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!