THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN

THỦ TỤC NHẬP KHẨU NỒI CƠM ĐIỆN

 

 

Nồi cơm điện đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trong các hộ gia đình Việt Nam. Do nhu cầu sử dụng ngày càng cao, việc nhập khẩu nồi cơm điện ngày càng trở nên thông dụng. Vậy, thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện được thực hiện như thế nào? Liệu có cần xin giấy phép nhập khẩu? Quy trình nhập khẩu diễn ra ra sao?

 

Hãy cùng Beskare Logistics  tìm hiểu về chính sách và thủ tục nhập khẩu mặt hàng nồi cơm điện này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu nồi cơm điện

 

Các quy định về thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện thể hiện rõ trong những văn bản pháp luật sau:


• Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008;
• Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009;
• Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017;
• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
• Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019;
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
• Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019.


Mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN4:2009/KHCN và dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

 

II/ Mã HS nhập khẩu nồi cơm điện

 

1. Mã HS code

 

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện cần phải xác định mã HS. Đây là dãy số quy định cho từng mặt hàng nhập khẩu cụ thể, dùng để tra cứu các loại thuế liên quan đến mặt hàng cần nhập khẩu.

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Mặt hàng sản phẩm nồi cơm điện thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên, cụ thể như sau:

 

  • 8516 – Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời hoặc đun nước nóng có dự trữ và đun nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45.
  • 85166010: Nồi nấu cơm

 

2. Thuế nhập khẩu nồi cơm điện

Thuế nhập khẩu là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc đơn vị nhập khẩu phải hoàn thành đối với Nhà nước. Hai loại thuế nhập khẩu bắt buộc nhà nhập khẩu phải nộp đó là Thuế nhập khẩu ưu đãi và Thuế GTGT. Mỗi mặt hàng sẽ quy định mức thuế đóng khác nhau. Để xác định được thuế nhập khẩu thì phải dùng mã HS của loại nồi cơm điện nhập khẩu để tra cứu.

 

Nhập khẩu mặt hàng nồi cơm điện cần chịu các loại thuế bao gồm:

 

• Thuế VAT 8%
• Thuế NK thông thường 30%
• Thuế NK ưu đãi 20%

 

Trong trường hợp mặt hàng nồi cơm điện được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện trong hiệp định. Đây là quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế dành cho các nhà nhập khẩu nên bạn cần lưu ý nội dung này.

 

Mỗi quốc gia xuất khẩu sẽ có mức thuế NK ưu đãi đặc biệt khác nhau. Hiện nay Việt Nam đã ký kết Hiệp định FTA với trên 50 quốc gia, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu.

 

 

III/ Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

 

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện gồm những giấy tờ và chứng từ sau:

 

• Tờ khai hải quan
• Hóa đơn thương mại
• Vận đơn
• Danh sách đóng gói
• Hợp đồng thương mại
• Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
• Hồ sơ dán nhãn năng lượng
• Chứng nhận xuất xứ (C/O)

 

Trong bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện thì có những chứng từ quan trọng nhất là: Tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận xuất xứ và hồ sơ kiểm tra chất lượng.

 

Đây là những chứng từ quan trọng nhất, bắt buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện. Những giấy tờ khác sẽ phải cung cấp nếu có yêu cầu từ hải quan.

 

IV/ Đăng ký kiểm tra chất lượng

 

Căn cứ vào Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN, nồi cơm điện nhập khẩu là mặt hàng cần đăng ký kiểm tra chất lượng.

 

Hoạt động đăng ký kiểm tra chất lượng được thực hiện tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai hải quan.

 

Theo Điều 6, Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu gồm có:

 

• Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu”: Gồm 04 bản theo mẫu 1. ĐKKT
• Hợp đồng, Danh mục hàng hóa (nếu có): Bản photocopy
• Chứng chỉ chất lượng: 01 bản sao (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực trước đó) hoặc bản chính.

 

Các tài liệu liên quan khác như:

• Vận đơn
• Hóa đơn thương mại
• Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
• Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
• Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa
• Mẫu nhãn nồi cơm điện nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy
• Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)

 

V/ Thủ tục đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy

 

Căn cứ theo quy định tại Thông tư số Thông tư 21/2009/TT-BKHCN, doanh nghiệp cần xuất trình giấy chứng nhận hợp quy cho mặt hàng nồi cơm điện để được thông quan.

 

Hồ sơ đăng ký chứng nhận và công bố hợp quy gồm những giấy tờ sau:

 

• Mẫu đề nghị được chứng nhận hợp quy;
• Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập doanh nghiệp;
• Bản kết quả thử nghiệm sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền;
• Các tài liệu, thông số kỹ thuật của sản phẩm nồi cơm điện

 

VI/ Thủ tục dán nhãn năng lượng

 

Hồ sơ làm thủ tục dán nhãn năng lượng nồi cơm điện nhập khẩu gồm có:

• Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
• Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng
• Mẫu nồi cơm điện cần nhãn năng lượng

 

Ngoài ra, trên nhãn mác của nồi cơm điện phải có các nội dung như: Tên hàng hóa, model, mã hàng hóa, tên và địa chỉ nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa,…

 

VII/ Quy trình các bước làm thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

 

Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 văn bản sau:

• Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho sản phẩm nồi cơm điện nhập khẩu.
• Công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng hoặc phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu.

 

Bước 1: Doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng cho mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Doanh nghiệp mở tài khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.

 

Bước 2: Khi hàng đã về cảng/sân bay sẽ tiến hành mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan quản lý cảng/sân bay đó.
Bộ hồ sơ mở tờ khai hải quan gồm các giấy tờ sau:
• Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản gốc
• Hóa đơn thương mại
• Quy cách đóng gói: 01 bản chụp
• Vận tải đơn: bản gốc hoặc bản chụp
• Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc
• Các giấy tờ liên quan khác

 

Sau khi hoàn tất thủ tục lô hàng sẽ được đem về kho bảo quản.

 

Lưu ý:

Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. Vì vậy, nếu doanh nghiệp có sẵn mẫu mặt hàng nồi cơm điện tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi thông quan lô hàng.

 

Bước 3: Mang mẫu sản phẩm nồi cơm điện đến một trong các trung tâm Vietcert, Quacert, Trung tâm 1 (Quatest 1), Trung tâm 3 (Quatest 3) để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy.
Hồ sơ bao gồm:
• Hợp đồng thử nghiệm do Quatest cấp: 02 bản gốc
• Tờ khai, Chứng nhận, Bản vẽ kỹ thuật: 01 bản chụp
Số lượng mẫu: 1 mẫu

 

Bước 4: Mang mẫu đến một trong các trung tâm Vinacomin, Trung tâm 1 (Quatest 1) hoặc Trung tâm 3 (Quatest 3) để thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Với các model cùng chủng loại, phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn nên doanh nghiệp nhập khẩu nhiều lần không cần phải làm lại bước này.
Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để tiến hành thông quan lô hàng.

Thủ tục sau thông quan lô hàng

 

Bước 5: Sau khi lô hàng thông quan thành công, doanh nghiệp cần trả kết quả kiểm tra chất lượng cho nơi đã đăng ký kiểm tra chất lượng trước đó.

 

Bước 6: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu. Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương. Chứng từ là minh chứng doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng mặt hàng nồi cơm điện nhập khẩu cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra và dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng khi làm thủ tục thông quan lô hàng tiếp theo.

 

 

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng nồi cơm điện.

 

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!

CONTACT
Scroll to Top