THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CHĂN GA GỐI ĐỆM

 

 

Chăn ga gối đệm là những sản phẩm được ưa chuộng và lựa chọn nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam, từ các cá nhân, tổ chức đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình nhập khẩu nệm vào Việt Nam lại không đơn giản, với nhiều thủ tục pháp lý và yêu cầu chuyên môn cần phải tuân thủ. Chính vì vậy, không ít người vẫn còn bỡ ngỡ và chưa biết phải bắt đầu từ đâu để thực hiện việc nhập khẩu này một cách hiệu quả và đúng quy định. Sau đây qua bài viết này, Beskare Logistics chia sẽ về các chính sách và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này nhé.

 

I/ Chính sách nhập khẩu chăn ga gối đệm

 

Các văn bản pháp luật sau đây quy định thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019.
  • Thông tư số 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017.
  • Công văn 4470/TCHQ-TXNK ngày 16/09/2021.

Theo các văn bản trên, chăn ga và gối đệm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Quy trình nhập khẩu chăn ga và gối đệm được thực hiện tương tự như các mặt hàng khác.

 

Tuy nhiên, Thông tư số 21/2017/TT-BCT là văn bản quy định rõ nhất về thủ tục nhập khẩu chăn ga và gối nệm. Đối với sản phẩm may mặc được sử dụng để tiếp xúc với da người, yêu cầu phải công bố hàm lượng formaldehyt trước khi đưa hàng ra thị trường để kinh doanh và buôn bán.

 

II/ Mã HS code và thuế cho chăn ga, gối, đệm

 

1. Mã HS code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Theo biểu thuế XNK thì Chăn ga gối đệm thuộc chương 94 và chương 63, cụ thể như sau:

 

Mô tảMã hs
Mã hs vỏ ga, vỏ gối từ bông63023100
Mã hs vỏ ga, vỏ gối từ vải không dệt63023210
Mã hs vỏ ga, vỏ gối từ những sợi nhân tạo khác63023290
Mã hs vỏ ga, vỏ gối từ các vật liệu dệt khác63023900
Mã hs đệm bằng cao su xốp94042110
Mã hs đệm bằng plastic94042120
Mã hs đệm lò xo94042910
Mã hs chăn các loại94049010

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Trên bảng mã HS trên, Quý vị có thể thấy rằng thuế suất nhập khẩu ưu đãi cho chăn ga, gối, đệm dao động từ 12% đến 25%. Để được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, lô hàng cần có chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O).

 

Đối với sản phẩm thuộc Chương 63: 
 
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 12%
  • Thuế GTGT (VAT): 8%
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (C/O form D và C/O form E): 0%
 
Đối với sản phẩm thuộc Chương 94:
 
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi: 20 – 25%
  • Thuế GTGT (VAT): 8%
  • Thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (C/O form D và C/O form E): 0%

 

Đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia như Châu Âu, Ấn Độ, Úc, Chile, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, Quý vị nên yêu cầu người bán cung cấp chứng nhận xuất xứ để được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất khi làm thủ tục.

 

 

III/ Thủ tục nhập khẩu chăn ga gối đệm 

 

Thông thường, thủ tục nhập khẩu đệm sẽ được thực hiện qua các bước cơ bản sau:

 

Bộ chứng từ để làm thủ tục hải quan nhập khẩu đệm cần có các loại giấy tờ là:

 

  • Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales contract
  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing list
  • Vận đơn – Bill of Lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate of origin (trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu (thông quan)
  • C/O Form E (nếu có)
  • Các giấy tờ, chứng từ khác (nếu có)

 

IV/ Quy trình nhập khẩu chăn ga gối đệm

 

1. Tiến hành khai và nộp tờ khai hải quan

 

Cá nhân, doanh nghiệp cần sử dụng tờ khai hải quan theo mẫu quy định. Việc khai báo và nộp tờ khai được thực hiện trực tiếp trên hệ thống phần mềm của cơ quan hải quan.

 

Thông thường, nội dung của tờ khai sẽ gồm có:

  • Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai
  • Tên và địa chỉ của người xuất khẩu, nhập khẩu
  • Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp hàng dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất ngày cập, số lượng hàng…
  • Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…
  • Thuế và sắc thuế
  • Ghi chú về tờ khai hải quan.

 

2. Nhận kết quả phân luồng tờ khai

 

Sau khi khai tờ khai và nộp cho cơ quan hải quan, doanh nghiệp phải đợi kết quả phân luồng hệ thống. Theo đó, sẽ có 3 luồng hệ thống là luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Tùy theo kết quả luồng nhận về mà hàng hóa được xác định đủ điều kiện thông quan hay chưa.

 

2.1. Tờ khai luồng xanh

Gồm có luồng xanh không điều kiện và luồng xanh có điều kiện:

  • Đối với tờ khai luồng xanh không điều kiện: Doanh nghiệp có thể thông quan hàng hóa sau khi nộp thuế (nếu có) mà không cần cung cấp giấy tờ, chứng từ thêm.
  • Đối với tờ khai luồng xanh có điều kiện: Doanh nghiệp phải xuất trình thêm các chứng từ bổ sung như: giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy kiểm tra chất lượng.

 

2.2. Tờ khai luồng vàng

Đối với tờ khai luồng vàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hợp đồng thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing list)
  • Vận đơn
  • Giấy phép (nếu có)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ

 

2.3. Tờ khai luồng đỏ

Với tờ khai luồng đỏ, cơ quan hải quan sẽ kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra hồ sơ giấy do doanh nghiệp cung cấp. Đây là mức độ kiểm tra cao nhất khi tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu.

 

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa vừa gây mất thời gian, chi phí lại tốn công sức của cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan.

 

Đối với luồng đỏ, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ khai hải quan gồm:

 

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (Người đại diện doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn kèm chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…

 

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận, kiểm tra và chuyển sang cho đội kiểm hóa. Theo đó, hàng hóa sẽ được kiểm hóa bằng hai cách là sử dụng máy soi để kiểm tra hoặc kiểm tra thủ công.

 

Cũng có trường hợp đã kiểm tra bằng máy soi nhưng do nghi ngờ mà cơ quan hải quan sẽ mở container để kiểm tra thủ công.

 

3. Nộp thuế cho hàng hóa nhập khẩu

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Việc xác định mức thuế phải nộp là bao nhiêu, có giấy tờ để ưu đãi giảm thuế hay không sẽ phải phụ thuộc vào quy định của cơ quan có thẩm quyền.

 

4. Thông quan và chuyển hàng về

Lô hàng sau khi đủ điều kiện thông quan, hoàn thành việc nộp thuế thì sẽ được thông quan theo quy định. Lúc này, doanh nghiệp có thể vận chuyển hàng về.

 

V/ Quy định về nhãn mác hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu đệm

 

Bất cứ loại hàng nào khi nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có đệm đều phải tuân thủ những quy định về nhãn mác hàng hóa. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu vào nước phải đảm bảo có đầy đủ nhãn mác. Nhãn mác phải hợp lệ, theo đúng quy định hiện hành gồm những nội dung cơ bản là: Tên hàng hóa, tên và địa chỉ nhà sản xuất, xuất xứ hàng hóa, model, mã hàng hóa (nếu có).
Cụ thể, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện nội dung sau:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

 

Trên đây là thủ nhập khẩu mặt hàng chăn ga gối đệm, anh chị quý doanh nghiệp cần xuất khẩu mặt hàng này hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và uy tín nhất.

CONTACT
Scroll to Top