THỦ TỤC XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ NỘI THẤT

      Hiện nay, đồ gỗ nội thất là sản phẩm được nhiều nhà nhập khẩu ưu tiên nhập về cung cấp cho thị trường trong nước, theo số liệu thống kê của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương cho biết, sau 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất phòng ngủ đạt 296 triệu USD, tăng 61,2%so với năm 2023.

 

Do đó nhu cầu xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp nội thất trong nước ta là rất lơn… Để thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu đồ gỗ nội thất, quý doanh nghiệp hãy cùng Beskare Logistics tham khảo các văn bản hướng dẫn từ cơ quan nhà nước để hiểu rõ quy trình và thủ tục cần thiết.

 

Chính sách pháp lý

 

Đồ nội thất gỗ được chia ra thành 2 loại sau:

 

  • Đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp: Đồ nội thất được làm từ gỗ công nghiệp không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó, thủ tục xuất khẩu cũng tương tự như thủ tục xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định rõ tại thông tư số 39/2018/TT- BTC.
  • Đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên: Theo quy định, khi xuất khẩu đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên, đơn vị, doanh nghiệp cần xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư số 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012.

Mã HS Code và thuế xuất khẩu đồ nội thất gỗ

 

Tùy thuộc vào tính chất mà mỗi món đồ nội thất gỗ sẽ có mã HS Code khác nhau. Dưới đây là nhóm mã HS Code của một số món đồ nội thất gỗ mà doanh nghiệp, cá nhân, đơn vị xuất khẩu có thể tham khảo:

 

Nhóm mã HS 9403 – Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng:

  • Mã 94033000 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong văn phòng
  • Mã 94034000 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong nhà bếp
  • Mã 94035000 – Đồ nội thất bằng gỗ loại sử dụng trong phòng ngủ
  • Mã 940360 – Đồ nội thất bằng gỗ khác

Đồ nội thất bằng vật liệu khác bao gồm mây, liễu gai, tre hoặc các vật liệu tương tự:

  • 94038200 – Bằng tre
  • 94038300 – Bằng song, mây
  • 940389 – Loại khác

Đồ nội thất bằng gỗ có mã HS Code thuộc nhóm 9403 có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% và thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

 

 

Hồ sơ hải quan xuất khẩu đồ nội thất gỗ

 

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu (Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng gỗ được nhập từ nước ngoài);
  • Bản kê lâm sản có dấu xác nhận của địa phương (Trong trường hợp doanh nghiệp mua gỗ từ người nông dân);
  • Hoá đơn đầu vào, bảng kê thu mua khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy, xí nghiệp;
  • Hoá đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hoá
  • Vận đơn
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Chứng nhận hun trùng.

 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hun trùng/khử trùng gỗ xuất khẩu:

 

  • Trước tiên, đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu cần khai báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa (FCL/LCL/AIR), thời điểm cụ thể, người liên hệ, nước nhập khẩu;
  • Scan hoặc fax vận đơn thứ chuẩn (HAWB) cho công ty hun trùng để được cấp chứng thư hun trùng;
  • Nếu hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hun trùng đầy đủ và chính xác thông tin, đơn vị, doanh nghiệp sẽ nhận bản chứng thư copy. Lưu ý, cần kiểm tra thông tin trên chứng thư và đối chiếu xem các thông tin có khớp với vận đơn không. Nếu trong trường hợp thấy thông tin sai sót thì cần báo ngay tới công ty hun trùng để được giải quyết kịp thời.
  • Nhận chứng thư gốc và thanh toán chi phí nếu có.

 

Thủ tục xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu:

 

Khi xuất khẩu gỗ ra nước ngoài, đơn vị, doanh nghiệp cần đăng ký chứng nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp. Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu là nội dung đã được quy định rõ tại Nghị định số 102/2020/NĐ-CP. Theo đó:

  • Đối tượng tiến hành xác nhận: Những doanh nghiệp thuộc nhóm I là chủ lô hàng gỗ xuất khẩu. Lưu ý, đối với lô hàng gỗ có nguồn gốc từ rừng trong nước khi xuất khẩu ra các nước hay khu vực ngoài EU sẽ được miễn xác nhận này.
  • Cơ quan tiến hành xác nhận: Cơ quan kiểm lâm sở tại cấp huyện trở lên có nhiệm vụ xác nhận nguồn gốc gỗ mà doanh nghiệp sở hữu.
  • Hồ sơ xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp: Giấy xác nhận nguồn gốc gỗ xuất khẩu hợp pháp được in theo mẫu 04 phụ lục I, bản kê gỗ xuất khẩu được lập bởi chủ lô hàng (Mẫu số 05 hoặc 06 Phụ lục I của nghị định 102/2020/NĐ-CP).

Trên đây là thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất, Beskare Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ nhân viên tận tâm hỗ trợ giúp quy trình xuất khẩu anh chị và quý doanh nghiệp được thuận lợi, tiết kiệm chi phí và thời gian.

CONTACT
Scroll to Top