THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁ HỒI ĐÔNG LẠNH

THỦ TỤC NHẬP KHẨU CÁ HỒI ĐÔNG LẠNH

 

 

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đa dạng, cá hồi tươi đang trở thành sự lựa chọn ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng tại Việt Nam. Điều này tạo ra cơ hội vàng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản sống này. Tuy nhiên, để nhập khẩu loại cá này từ nước ngoài vào Việt Nam, các doanh nghiệp phải tuân thủ một loạt các thủ tục, bao gồm việc đăng ký kiểm dịch và nhận chứng nhận kiểm dịch cùng giấy phép vận chuyển thủy sản nhập khẩu.

 

Vậy liệu thủ tục nhập khẩu cá hồi tươi có phức tạp không và làm thế nào để nhanh chóng hoàn thành các thủ tục này mà không tốn nhiều thời gian và chi phí? Sau đây hãy cùng Beskare Logistics  tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu mặt hàng cá hồi

 

Chính sách liên quan đến thủ tục nhập khẩu cá hồi được quy định như sau:

Theo Quyết định 110/2008/QĐ-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2008, mặt hàng cá hồi tươi sống thuộc vào danh mục đối tượng kiểm dịch thuỷ sản.

 

Điều này có nghĩa là cá hồi tươi sống phải tuân thủ các quy định kiểm dịch thuỷ sản được quy định bởi cơ quan có thẩm quyền.

 

Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, ban hành ngày 02/02/2010, quy định về trình tự và thủ tục kiểm dịch thuỷ sản, cũng áp dụng cho mặt hàng cá hồi.

 

Điều này có thể bao gồm các quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu về vận chuyển, bảo quản, và xử lý thủy sản.

 

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu cá hồi tươi

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Với sản phẩm động vật là cá hồi tươi thuộc chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác, cụ thể có mã HS code như sau:

 

  •  03021100 – Cá hồi chấm (trout): Thuế NK ưu đãi (10%), VAT (5%), CO FORM AJ (2%), CO FORM VJ (4%), CO FORM VC (8%), CO FORM AHK (4%)

 

  •  03021300 – Cá hồi Thái Bình Dương: Thuế NK ưu đãi (10%), VAT (5%), CO FORM AJ (2%), CO FORM AHK (4%)

 

  •  03021400 – Cá hồi Đại Tây Dương: Thuế NK ưu đãi (10%), VAT (5%), CO FORM AJ (2%), CO FORM AHK (4%)

Thuế nhập khẩu thông thường: Mặt hàng cá hồi tươi sống sẽ phải trả thuế nhập khẩu thông thường với mức thuế là 15%. Đây là khoản phí mà quốc gia nhập khẩu áp đặt lên hàng hóa được nhập khẩu từ nước ngoài.

 

 

III/ Thủ tục nhập khẩu cá hồi đông lạnh

 

Thủ tục nhập khẩu cá hồi tươi được quy định chi tiết tại thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

 

Theo đó, thủ tục nhập khẩu cá hồi tươi cần chuẩn bị các loại hồ sơ như sau:

 

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (Sale contract)
  • Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (Nếu nhập khẩu uỷ thác)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải có giá trị tương đương

Tuỳ từng trường hợp dưới đây mà người khai hải quan cần nộp thêm, xuất trình các loại chứng từ sau:

 

  • Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất.
  • Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ cức kỹ thuật được chỉ định để kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật.
  • Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định.
  • Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO)

 

IV/ Quy trình nhập khẩu cá hồi

 

Dưới đây là các bước chi tiết để khai báo thủ tục nhập khẩu cá hồi và cá tầm thương phẩm:

 

Bước 1: Kiểm tra xem nhà cung cấp cá hồi đã đăng ký xuất khẩu vào thị trường Việt Nam chưa.

 

Nếu chưa, doanh nghiệp cần tìm kiếm một nhà cung cấp mới. Bạn có thể kiểm tra thông tin của nhà cung cấp tại các đường link sau:
https://cucthuy.gov.vn/danh-sach-doanh-nghiep-xk-thuy-san
http://www.nafiqad.gov.vn/danh-sach-doanh-nghiep-nuoc-ngoai-duoc-phep-xuat-khau-thuc-pham-thuy-san-vao-viet-nam_t221c330n37

 

Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu cá tầm và cá hồi từ Tổng cục Thủy sản và Cục Thú y.


Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin phép nhập khẩu
  • Giấy đăng ký kinh doanh
  • Hợp đồng thương mại
  • Health Certificate

 

Bước 3: Thực hiện kiểm dịch động vật cho cá hồi.

Bộ hồ sơ gồm:

  • Thông tin đăng ký (theo mẫu);
  • Hóa đơn thương mại;
  • Vận đơn (có chứng nhận của hãng vận tải);
  • Giấy kiểm dịch gốc nước xuất khẩu;
  • Giấy chứng nhận kho chứa hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

 

Bước 4: Lấy mẫu kiểm dịch cho cá hồi và cá tầm để kiểm tra tiêu chuẩn.

 

Bước 5: Thông quan hàng hóa

 

Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Tiếp theo, nộp toàn bộ các chứng từ để làm thủ tục thông quan cá hồi và cá tầm thương phẩm. Bộ hồ sơ bao gồm:

 

  • Tờ khai hải quan hàng nhập;
  • Vận tải đơn (Bill of Lading);
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List);
  • Hợp đồng thương mại (Sale contract);
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có);
  • Giấy phép nhập khẩu Cục Thú y;
  • Giấy kiểm dịch động vật của nước xuất khẩu.

Các bước trên giúp đảm bảo quá trình lưu thông hàng hóa được diễn ra một cách thuận lợi nhất.

 

V/ Một số lưu ý khi nhập khẩu cá hồi đông lạnh

 

Khi thực hiện khai báo hải quan thủ tục nhập khẩu cá hồi về Việt Nam, cần tuân thủ các yêu cầu sau:

 

  • Khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các thông tin trên tờ khai hải quan, tự tính để xác định số thuế và các khoản thu khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã khai.
  • Cung cấp đầy đủ, chi tiết các thông tin về thủ tục, có căn cứ pháp lý rõ ràng và phù hợp với quy định của hải quan. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian làm thủ tục, đồng thời giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thông quan hàng hóa.
  • Đảm bảo rằng hàng hóa nước ngoài khi lưu thông tại thị trường Việt Nam phải có nhãn mác đúng quy định. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc thậm chí hàng hóa bị trả lại. Do đó, khi nhập khẩu cá hồi và cá tầm, cần chú ý đến vấn đề nhãn hàng hóa để đảm bảo tuân thủ quy định.

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng cá hồi đông lạnh. Nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi.

Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín, tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top