THỦ TỤC NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ  MỚI NHẤT

   Linh kiện điện tử đóng vai trò then chốt trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử hiện nay. Chúng là thành phần thiết yếu trong mọi thiết bị từ điện thoại di động, máy tính đến thiết bị gia đình thông minh. Các linh kiện điện tử bao gồm vi mạch tích hợp, bảng mạch in, bộ vi xử lý, cảm biến và nhiều thành phần khác cần thiết cho việc sản xuất các sản phẩm điện tử.

Beskare Logistics sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử trong bài viết dưới đây.

I/ Chính sách nhập khẩu linh kiện điện tử

   Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu linh kiện điện tử về Việt Nam thì cần phải tuân theo các chính sách được quy định dưới đây:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP:
  • Thông tư số 12/2018/TT-BCT
  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP
  • Thông tư 18/2014/TT-BTTTT

   Theo quy định pháp luật, linh kiện điện tử mới 100% không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam và có thể nhập khẩu như các mặt hàng thông thường. Tuy nhiên, linh kiện điện tử đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu.

  • Doanh nghiệp cần lưu ý:

– Phải được thành lập hợp pháp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhập khẩu linh kiện điện tử.

– Đối với linh kiện liên quan đến thiết bị phát, thu – phát sóng vô tuyến điện, cần xin giấy phép nhập khẩu.

 

II/ Mã Hs code và thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

1. Mã hs code linh kiện điện tử

    Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

   Doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các mã hs code của linh kiện điện tử ở chương 84 và 85 của biểu thuế XNK.

   Xác định đúng mã hs code là rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hồ sơ, chứng từ cũng như việc xác định mức thuế nhập khẩu cần đóng. Mã hs code được xác định dựa vào tính chất, phân loại, công dụng của mặt hàng.

Dưới đây là một số mã hs code thông dụng của linh kiện điện tử:

 

Loại Linh KiệnMã HS
Máy tính nền tảng8471
Bộ vi xử lý (CPU)8471.30
Bộ nhớ RAM8471.50
Ổ cứng8471.60
Card đồ họa8473.30
Bo mạch chủ (Mainboard)8471.41

 

Linh kiện điện tử tổng hợp:

 

Các loại linh kiện điện tử tổng hợp có thể được phân loại dưới các mã HS khác nhau tùy thuộc vào tính chất cụ thể của từng linh kiện. Thông thường, chúng thuộc vào các danh mục trong phạm vi 8541 đến 8548, với các con số và chữ cái tùy thuộc vào loại sản phẩm cụ thể.

Các loại linh kiện điện tử khác:

 

Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, diode, transistor và các linh kiện điện tử khác thường được phân loại dưới các mã HS riêng biệt, thường trong phạm vi 8533 đến 8547.

 

2.Thuế nhập khẩu linh kiện điện tử

 

Mức thuế suất nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên mã hs code của loại hàng.

  • Thuế nhập khẩu được tính theo công thức:

                Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

 

 

  • Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

               Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT

 

 

Dựa theo biểu thuế XNK có thể nhận thấy:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: Từ 0 – 35%
  • Thuế giá trị gia tăng: 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form D (từ các nước Đông Nam Á): 0%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt có form E (từ Trung Quốc): 0%

III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu linh kiện điện tử

 

Căn cứ vào Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018. Bộ hồ sơ nhập khẩu gồm có:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng thương mại (contract)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O ) (Nếu có)
  • Vận đơn (Bill of lading)
  • Các giấy tờ khác ( Nếu có)
 

IV/ Quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử:

 

Doanh nghiệp tìm các nhà cung cấp linh kiện điện tử ở các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật bản,….

Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu linh kiện điện tử về Việt Nam:

 

  • B1: Khai tờ khai hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.

 

 

  • B2: Mở tờ khai hải quan

Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.

 

Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:

 

  1. Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngày.
  2. Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
  3. Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.

 

 

  • B3: Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan. Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan. Nếu có phát sinh vấn đề nào thì doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.

 

 

  • B4: Nhận hàng và vận chuyển về kho.

 

V/ Những lưu ý khi nhập khẩu linh kiện điện tử

 

Doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện điện tử cần chú ý:

– Đóng thuế: Hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định.

– Xác định mã HS code: Đảm bảo đúng mã để làm hồ sơ và tránh sai sót.

– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): Xin từ nhà xuất khẩu để hưởng thuế ưu đãi.

– Đăng ký hợp pháp: Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh nhập khẩu linh kiện điện tử.

– Giấy phép đặc biệt: Đối với linh kiện liên quan đến thiết bị phát sóng vô tuyến điện, cần xin giấy phép nhập khẩu và tuân thủ tiêu chuẩn QCVN 9:2016/BTTTT.

 

   Trên đây là chính sách thủ tục nhập khẩu linh kiện điện tử, nếu anh chị cần nhập khẩu mặt hàng này hãy liên hệ Beskare Logistics để nhận được nhân viên chúng tôi tư vấn thủ tục nhập khẩu miễn phí và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tốt nhất cho mình ạ!

 

CONTACT
Scroll to Top