THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY RỬA BÁT, DĨA

   Hiện nay, máy rửa bát ngày càng trở thành một thiết bị phổ biến trong các gia đình, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc dọn dẹp. Tuy nhiên, nguồn cung máy rửa bát trong nước vẫn còn hạn chế, dẫn đến việc nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã chọn nhập khẩu sản phẩm này về Việt Nam. Vậy, để thực hiện thủ tục nhập khẩu máy rửa bát, dĩa có những chính sách nào mà doanh nghiệp cần nắm rõ?

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy rửa bát, dĩa này nhé!

CHÍNH SÁCH VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY RỬA BÁT, DĨA

Việc nắm rõ các thủ tục này không chỉ giúp quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi mà còn giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sản phẩm được đưa vào thị trường một cách hợp pháp và hiệu quả.

I/ Quy định về chính sách nhập khẩu máy rửa bát, dĩa

Máy rửa bát hiện là mặt hàng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam.

Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại hàng hóa nào, việc đầu tiên là nắm rõ về chính sách nhập khẩu của sản phẩm đó. Chính sách nhập khẩu máy rửa bát được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

  1. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  2. Thông tư 22/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018;
  3. Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  4. Công văn số 1534/GSQL-GQ1 ngày 26/07/2017;
  5. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  6. Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản trên, máy rửa bát không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu máy rửa bát, cần chú ý đến các điểm sau:

  • Máy rửa bát đã qua sử dụng muốn nhập khẩu phải đáp ứng hai điều kiện cơ bản: tuổi thiết bị không quá 10 năm và nhập khẩu phục vụ mục đích sản xuất.
  • Không yêu cầu kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu máy rửa bát.
  • Trong quá trình nhập khẩu máy rửa bát, cần thực hiện việc dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

 

II/ Mã HS và Thuế nhập khẩu của mặt hàng máy rửa bát

1. Mã HS Code máy rửa bát, dĩa

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Căn cứ Biểu thuế XNK, máy rửa bát thuộc chương 84, phân nhóm 8422 là sản phẩm gồm máy rửa bát dĩa, máy làm sạch, làm khô chai lọ và các loại máy móc dùng để đóng gói chai, lon, hộp,…

  • 84221100 là mã HS code của máy rửa bát loại sử dụng trong gia đình
  • 84221900 là mã HS code của máy rửa bát loại khác.

2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu thông thường được áp dụng là từ 22,5% – 30%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi được áp dụng là từ 4% – 20%.
  • Thuế VAT được áp dụng cho máy rửa bát là 10%.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp khi nhập khẩu máy rửa bát có Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, tương ứng với các CO theo các form như sau:

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA – CO form E là 0%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA – CO form D là 0%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AJCEP – CO form AJ là 2% – 20%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA – CO form JV là 4% – 20%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AKFTA – CO form AK là 0% – 20%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AIFTA – CO form AI là 0% – 23%.
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VCFTA – CO form VC là 1% – 2%.

Thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Trị giá CIF là tổng giá trị xuất xưởng của hàng hóa cộng với tất cả các chi phí để đưa hàng về cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

Thuế GTGT nhập khẩu:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu ) x % thuế suất GTGT.

III/ Hồ sơ nhập khẩu máy rửa bát, dĩa

Đối với hồ sơ nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng từ theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính (Sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC). Một số loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị phải kể đến như:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

IV/ Nhãn dán máy rửa bát khi làm thủ tục nhập khẩu

Theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, máy rửa chén khi nhập khẩu cần phải có nhãn dán. Với nội dung đầy đủ như sau:

  • Tên đầy đủ của sản phẩm.
  • Các thông số kỹ thuật liên quan đến thiết bị: sức chứa, lượng nước sử dụng, công suất của sản phẩm, các cảnh báo nguy hiểm, …
  • Quốc gia sản xuất, năm sản xuất sản phẩm.

Các nội dung trên nhãn dán cần phải có bảng tiếng Anh và được phiên dịch tiếng Việt nếu bằng ngoại ngữ khác, để tạo thuận lợi cho hải quan kiểm tra khi nhập khẩu.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu máy rửa bát, dĩa. Nếu anh chị, quý doanh nghiệp cần nhập khẩu mặt hàng này kinh doanh hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ tư vấn, giải đáp về quy trình xuất nhập khẩu nhanh chóng và tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top