THỦ TỤC NHẬP KHẨU MŨ BẢO HIỂM MÔ TÔ

   Ngày nay, mũ bảo hiểm là thiết bị bảo vệ thiết yếu khi tham gia giao thông tại Việt Nam, do đó, việc nhập khẩu mũ bảo hiểm yêu cầu quy trình thủ tục chi tiết và phức tạp hơn so với các hàng hóa thông thường. Ngoài ra khi nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này, quý doanh nghiệp cần nắm rõ các bước cũng như thủ tục hải quan cho quá trình nhập khẩu được thuận lợi và tiết kiệm nhất.

 

Để nhập khẩu, mũ bảo hiểm phải mới 100%, có chứng nhận chất lượng, chứng nhận xuất xứ, thông tin sản phẩm và nhà sản xuất. Sản phẩm cũng cần kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố hợp quy theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN.

 

Kính mời Anh chị quý doanh nghiệp hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu thêm để biết chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm này nhé!

 

Chính sách nhập khẩu mũ bảo hiểm

 

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:
1. Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
2. Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
3. Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
4. Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
5. Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
6. Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019

 

I/ Mã HS code và thuế nhập khẩu đối với mũ bảo hiểm

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

1. Mã HS code:

 

Nhóm mã HS code

6506Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí
  • 65061010: Mũ bảo hiểm cho người đi xe máy.

Các mã HS code thuộc nhóm mũ bảo hộ:

• 65061020: Mũ bảo hộ công nghiệp và mũ bảo hiểm cho lính cứu hỏa.

• 65061030: Mũ bảo hộ bằng thép.

• 65061040: Mũ dùng trong chơi water-polo.

• 65061090: Loại khác.

 

2. Một số thuế nhập khẩu đối với mũ bảo hiểm

Tương ứng với mã HS code là các mức thuế áp dụng cho mã HS code như sau:
• Thuế nhập khẩu thông thường: 30%.
• Thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%.
• Thuế GTGT VAT: 8%.
• Thuế nhập ưu đãi đặc biệt từ Trung Quốc C/O form E: 0%.
• Thuế nhập ưu đãi đặc biệt từ các nước Đông Nam Á C/O form D: 0%.
• Thuế nhập ưu đãi đặc biệt từ Nhật Bản C/O form JV: 6%.
• Thuế nhập ưu đãi đặc biệt từ Hàn Quốc C/O form KV: 0%.

 

 

II/ Thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm

 

Làm thủ tục Hải quan- thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm

Sau khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ bộ chứng từ và đã thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng cũng như công bố hợp quy sản phẩm, họ tiến hành truyền tờ khai Hải quan điện tử trên ECUS VNACCS.

 

Khi hàng hóa đã cập cảng, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tại cảng, bao gồm kiểm tra và làm thủ tục hải quan cần thiết. Sau đó, hàng hóa sẽ được vận chuyển về kho của doanh nghiệp để chuẩn bị cho việc phân phối ra thị trường.

 

Thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm cần được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác để đảm bảo rằng hàng hóa được nhập khẩu và vận chuyển một cách hợp pháp và an toàn, và sẵn sàng cho việc phân phối và bán hàng.

 

Bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu bao gồm:
• Tờ khai hải quan nhập khẩu.
• Hợp đồng thương mại.
• Hóa đơn thương mại.
• Danh sách đóng gói.
• Vận đơn.
• Chứng nhận xuất xứ.
• Catalogue.
• Mã tiếp nhận kiểm tra chất lượng.

 

III/ Đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy cho mũ bảo hiểm

 

Để thực hiện Thủ tục nhập khẩu mũ bảo hiểm và đảm bảo chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện hai bước quan trọng là đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy sản phẩm.

 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Chuẩn bị các tài liệu cần thiết bao gồm giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết, vận tải đơn, giấy chứng nhận xuất xứ.
Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Sau khi hệ thống phản hồi và hồ sơ đạt tiêu chuẩn, tiến hành nộp bản cứng và nhận lại bản sao đã được ký và đóng dấu.

 

Bước 2: Công bố hợp quy sản phẩm

Chuẩn bị bộ chứng từ gồm giấy đăng ký kinh doanh, phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm, giấy phép lưu hành tại nước sở tại, nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ, mẫu sản phẩm.
Gửi bộ chứng từ lên cổng thông tin một cửa https://vnsw.gov.vn/.
Nhận phiếu công bố hợp quy và sử dụng số tiếp nhận trên phiếu để khai báo hải quan.

Lưu ý: Việc đăng ký kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu của nhà nước.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ một cách chuẩn xác và tỉ mỉ để đạt được kết quả tốt nhất.

 

IV/ Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm

 

Kiểm tra chất lượng sẽ được đăng kí tại chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc sở khoa học công nghệ. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng kí kiểm tra trên hệ thống một cửa quốc gia. Bộ hồ sơ bao gồm:
• Tờ khai hải quan.
• Hợp đồng thương mại.
• Hóa đơn thương mại.
• Danh sách đóng gói.
• Vận đơn.
• Chứng nhận xuất xứ.
• Catalogue- tài liệu kĩ thuật của sản phẩm.

 

Sau khi có mã tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu và mã tiếp nhận để nộp cho hải quan đăng kí. Và xin mang hàng về bảo quản.

Doanh nghiệp sẽ liên hệ với các trung tâm thử nghiệm được bộ khoa học công nghệ chỉ định để thực hiện test mẫu. Sau 07-10 ngày sẽ có kết quả test mẫu và chứng thư kiểm tra chất lượng.

 

V/ Doanh nghiệp tiến hành công bố hợp quy cho sản phẩm

 

    Khi thực hiện thử nghiệm và làm chứng thư hợp quy, doanh nghiệp sẽ đến các Trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định. Trong trường hợp lô hàng đầu tiên nhập khẩu, mẫu sản phẩm được mang đi thử nghiệm sẽ bị phá hủy sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra.

 

Lưu ý: Doanh nghiệp cần hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng của thiết bị trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng. Hồ sơ này sẽ được nộp cho cơ quan đã đăng ký kiểm định chất lượng.

 

Sau khi nhận được kết quả đạt từ cơ quan giám định, doanh nghiệp sẽ dán tem chất lượng lên sản phẩm và có thể phát hành sản phẩm ra thị trường. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cần thiết trước khi tiếp xúc với người tiêu dùng.

 

Bộ hồ sơ bao gồm:
• Bản đăng kí công bố hợp quy.
• Catalogue- bản mô tả. tài liệu kĩ thuật của sản phẩm.
• Ảnh sản phẩm.
• Hướng dẫn sử dụng.
• Chứng nhận hợp quy.
• Nhãn chính , nhãn phụ sản phẩm.

 

Lưu ý: Mũ bảo hiểm nằm trong danh mục hàng chịu rủi ro về giá vì vậy khi nhập khẩu có thể hải quan sẽ yêu cầu tham vấn giá.

 

VI/ Dán nhãn mác sản phẩm trước khi lưu hành ra thị trường

 

Thông tin nhãn mác hàng hóa: theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác.
Nội dung nhãn mác bao gồm:
• Xuất xứ của hàng hóa.
• Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
• Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.

Lưu ý: Các nội dung trên nhãn dán cần phải có bảng tiếng Anh và được phiên dịch tiếng Việt hoặc nếu bằng ngoại ngữ khác, nhằm tạo thuận lợi cho hải quan kiểm tra khi nhập khẩu.

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu máy rửa bát, dĩa. Nếu anh chị, quý doanh nghiệp cần nhập khẩu mặt hàng này kinh doanh hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ tư vấn, giải đáp về quy trình xuất nhập khẩu nhanh chóng và tận tâm.

 

 

CONTACT
Scroll to Top