THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ÂM THANH LOA, MICRO, AMPLI, TAI NGHE

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ ÂM THANH LOA, MICRO, AMPLI, TAI NGHE

 

 

Thiết bị âm thanh bao gồm các sản phẩm dùng để ghi, phát và tái tạo âm thanh, phục vụ nhiều mục đích từ giải trí cá nhân đến sản xuất âm nhạc và hội nghị trực tuyến. Một số thiết bị phổ biến gồm loa, tai nghe, micro, thiết bị xử lý âm thanh, đầu trộn và ampli.

 

Các thiết bị này được nhập khẩu từ các nước khác nhau trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ, Nga, các nước EU,…

 

Vậy để nhập khẩu các thiết bị này anh chị, quý doanh nghiệp cần làm các thủ tục và quy trình ra sao? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về quy trình nhập khẩu mặt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu thiết bị âm thanh các loại

 

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bất kỳ loại mặt hàng nào, trước hết, Quý vị cần nắm rõ về chính sách nhập khẩu của mặt hàng đó. Chính sách nhập khẩu thiết bị âm thanh được quy định trong các văn bản pháp luật sau:

  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020;
  • Thông tư số 18/2022/TT-BTTTT ngày 29/11/2022;
  • Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/05/2023.

 

Theo các văn bản pháp luật trên, mặt hàng thiết bị âm thanh không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi thực hiện nhập khẩu mặt hàng này, cần lưu ý đến những điểm sau:

  • Hàng điện tử đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
  • Thiết bị âm thanh không dây cần kiểm tra chất lượng theo thông tư 18/2022/TT-BTTTT;
  • Khi nhập khẩu thiết bị âm thanh, phải dán nhãn hàng hóa theo 43/2017/NĐ-CP;
  • Xác định đúng mã HS để xác định chính xác thuế và tránh bị phạt.

 

 

II/ Mã HS và thuế nhập khẩu thiết bị âm thanh các loại

 

1. Mã HS code

 

Thiết bị âm thanh thuộc Chương 85: Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên.

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Mã HS là một chuỗi mã số được sử dụng toàn cầu để phân loại hàng hóa. Sự khác biệt giữa các quốc gia thường chỉ xuất hiện ở các số cuối cùng của mã. Do đó, 6 số đầu của mã HS trên toàn cầu đều giống nhau cho cùng một loại hàng hóa.

 

Thuật ngữ “thiết bị âm thanh” là một khái niệm tổng quát, bao gồm nhiều loại thiết bị khác nhau như tai nghe, loa, ampli, và micro.

 

Sau đây là mã HS code cho mặt hàng này:

 

                     Mã HS Loại sản phẩm                Mô tả
8518300000Tai ngheTai nghe không dây
8518302000Tai nghe đeo đầu
8518303000Tai nghe in – ear
8518220000LoaLoa di động không dây
8518221000Loa Hifi
8518229000Loa Soundbar
8518400000AmpliAmpli gia đình
8518401000Ampli công suất
8518409000Ampli đa kênh
8518100000MicroMicro không dây
8518101000Micro cầm tay
8518109000Micro đeo tai

 

2. Thuế nhập khẩu thiết bị âm thanh các loại:

 

2.1. Thuế nhập khẩu bao gồm hai loại chính là thuế GTGT và thuế nhập khẩu, với thuế nhập khẩu phụ thuộc vào mã HS của sản phẩm được chọn. Quy trình tính thuế nhập khẩu cho thiết bị âm thanh được mô tả như sau:

  • Thuế nhập khẩu:

       Công thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất.

 

 

  • Thuế GTGT nhập khẩu:

 

Công thức: Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x % thuế suất GTGT.

 

2.2. Đối với các thiết bị khác nhau thì sẽ có mã HS code khác nhau, theo đó thì các loại thuế cũng khác nhau, tuy nhiên thì khi nhập khẩu thiết bị âm thanh thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả các loại thuế chung như là thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi.

 

  • Thuế giá trị gia tăng VAT là 8%
  • Thuế nhập khẩu là 15%

 

2.3. Thuế nhập khẩu ưu đãi được quy định như sau:

 

  • Form E Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Trung Quốc (ACFTA) được quy định tại Nghị định 153/2017/NĐ-CP
  • Form D Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean (ATIGA) được quy định tại Nghị định 156/2017/NĐ-CP
  • Form AJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Nhật Bản (AJCEP) được quy định tại Nghị định 160/2017/NĐ-CP
  • Form VJ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được quy định tại Nghị định 155/2017/NĐ-CP.
  • Form AK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Hàn Quốc (AKFTA) được quy định tại Nghị định 157/2017/NĐ-CP
  • Form VK Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) được quy định tại Nghị định 149/2017/NĐ-CP
  • Form AANZ Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Asean – Úc – New di lân (AANZFTA) được quy định tại Nghị định 158/2017/NĐ-CP
  • Form EUR1 Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Liên minh EU (EVFTA) được quy định tại Nghị định 111/2020/NĐ-CP

 

III/ Quy trình làm thủ tục nhập khẩu thiết bị âm thanh các loại

 

Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị âm thanh, cũng như nhiều loại thiết bị điện khác, được quy định chi tiết trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

 

Sau đây là các bước làm thủ tục nhập khẩu:

 

Bước 1: Khai tờ khai hải quan

 

Sau khi thu thập đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu như Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định mã hs của thiết bị âm thanh, Quý vị nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.

 

Bước 2: Mở tờ khai hải quan

 

Sau khi hoàn thành khai báo, hệ thống hải quan trả về kết quả phân luồng tờ khai. Nếu có luồng tờ khai, Quý vị in tờ khai và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, hoặc đỏ, Quý vị thực hiện các bước mở tờ khai.

 

Bước 3: Thông quan hàng hóa

 

Sau khi kiểm tra hồ sơ nếu không có thắc mắc, cán bộ hải quan chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị có thể thanh toán lệ phí và thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.

 

Bước 4: Vận chuyển và sử dụng hàng hóa

 

Sau khi tờ khai được thông quan, Quý vị tiến hành bước thanh lý tờ khai và thực hiện các thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.

 

Lưu ý: Với thiết bị âm thanh không dây, Quý vị cần thêm bước kiểm tra chất lượng. Hàng hóa chỉ được thông quan khi có chứng thư đạt chất lượng từ cơ quan chức năng.

 

IV/ Những lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu thiết bị âm thanh các loại

 

  • Xác Định Nguồn Gốc và Chất Lượng:
    Đảm bảo xác định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, chọn lựa đối tác đáng tin cậy.
  • Tuân Thủ Quy Định Thuế và Phí:
    Tuân thủ các quy định về thuế và phí của nhà nước theo quy định hiện hành.
  • Xác Định Đúng Mã HS:
    Xác định đúng mã HS của từng loại hàng theo chất liệu để đảm bảo tính chính xác trong việc xác định thuế.
  • Chuẩn Bị Chứng Từ Cần Thiết:
    Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để thực hiện thủ tục nhập khẩu một cách thuận lợi.
  • Kiểm Tra Chất Lượng:
    Thiết bị âm thanh kết nối bằng sóng vô tuyến cần được kiểm tra chất lượng để đảm bảo hoạt động đúng công suất.
  • Dán Nhãn Theo Quy Định:
    Khi nhập khẩu tai nghe, đảm bảo việc dán nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
  • Xác Định Đúng Mã HS:
    Xác định chính xác mã HS để đảm bảo tính chính xác trong việc xác định thuế và tránh bị phạt..

 

V/ Dán nhãn hàng nhập khẩu thiết bị âm thanh

 

Quy định về việc dán nhãn trên hàng hóa nhập khẩu đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP ra đời và tiếp đến là nghị định sửa đổi, bổ sung 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021, việc dán nhãn mác đã trở nên nghiêm ngặt hơn rất nhiều.

 

Việc dán nhãn trên hàng hóa nhập khẩu có mục đích hỗ trợ các cơ quan quản lý để có thể kiểm soát hàng hóa, xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm về chúng.

 

1. Nội dung dán nhãn hàng hoá

 

Ngoài việc dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng thiết bị âm thanh, thì nội dung của nhãn mác phải bao gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty.);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty.);
  • Tên hàng hoá và thông tin hàng hoá;
  • Xuất xứ hàng hoá.

 

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

 

Dán nhãn lên hàng hóa là rất quan trọng, nhưng đặt nhãn đúng vị trí còn quan trọng hơn. Khi nhập khẩu, nhãn hàng hóa thường được dán trên các bề mặt của kiện hàng như: thùng carton, kiện gỗ, bao bì sản phẩm hoặc bất kỳ chỗ nào dễ kiểm tra và dễ nhìn thấy.

 

Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra khi làm thủ tục nhập khẩu.

 

Lưu ý: Đối với hàng hóa bán lẻ trên thị trường, nhãn mác cần hiển thị thêm nhiều thông tin khác như:


• Thông tin nhà sản xuất;
• Định lượng hàng hóa,
• Thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất và các cảnh báo an toàn.

 

3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

 

Dán nhãn lên hàng hóa theo quy định của pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai, thì nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro sau:


• Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;


• Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ;


• Hàng hóa dễ bị thất lạc, bị hư hỏng do không có nhãn cảnh báo cho xếp dỡ, vận chuyển.

 

VI/ Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu

 

Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu thiết bị âm thanh bao gồm những hồ sơ sau đây:

 

• Tờ khai hải quan;
• Hợp đồng thương mại (Sale contract);
• Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
• Vận đơn (Bill of lading);
• Danh sách đóng gói (Packing list);
• Hồ sơ kiểm tra chất lượng (thiết bị âm thanh không dây)
• Chứng nhận xuất xứ C/O (Nếu có);
• Catalog (nếu có).

 

Lưu ý:

• Ngoài bộ hồ sơ trên thì doanh nghiệp cần bổ sung thêm giấy tờ, chứng từ nếu cơ quan hải quan có yêu cầu.

• Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc.

• Tuy nhiên, để hưởng chính sách thuế ưu đãi đặc biệt thì người nhập khẩu cần yêu cầu người bán cung cấp chứng từ này. Thuế ưu đãi này thường là 0% và áp dụng cho các nước đã ký hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương.

 

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy lọc không khí, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín.

CONTACT
Scroll to Top