THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM

THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỒ CHƠI TRẺ EM

 

 

Thị trường nhập khẩu đồ chơi tại Việt Nam đang tăng trưởng mạnh nhờ vào kinh tế phát triển, nhu cầu về chất lượng và thương hiệu, cũng như sự phát triển của kênh phân phối. Sản phẩm đa dạng, từ đồ chơi thông minh đến giáo dục, tuy nhiên, thách thức về kiểm tra chất lượng và an toàn vẫn tồn tại.

 

Chính phủ đang có biện pháp đảm bảo sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Với thu nhập gia tăng và nhu cầu cao, thị trường có tiềm năng phát triển. Doanh nghiệp cần chú ý đến quy trình và thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các thủ tục liên quan.

 

Để nhập khẩu mặt hàng sản phẩm đồ chơi trẻ em, chúng ta cần làm những thủ tục và chính sách gì? Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu thêm về quy trình này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

Theo Điều 9 của Thông tư 28/2014TT-BVHTTDL, quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các điểm quan trọng liên quan đến đồ chơi trẻ em là:

 

  • Đồ chơi trẻ em phải là hàng mới 100%, chưa qua sử dụng.

 

  • Phải đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em, theo quy định tại Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2019/BKHCN.

 

  • Các đồ chơi trẻ em phải có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách của trẻ, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, và không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

 

  • Căn cứ vào Điều 4.3 và 4.4 của Thông tư 09/2019/TT-BKHCN, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

 

Như vậy, để nhập khẩu đồ chơi trẻ em, bạn cần tuân thủ những quy định này để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn và chất lượng.

 

 

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

1. Mã số code sản phẩm

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Để xác định được chính sách, thuế, thủ tục nhập khẩu thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là xác định mã HS của mặt hàng đó. Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng cần phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo, hàng hoá thực tế của sản phẩm.

 

Mã HS mặt hàng đồ chơi trẻ em thuộc nhóm 9503. Không áp dụng với máy đồ chơi điện từ như: máy gắp thú, máy bắn cá,… Thuộc nhóm 9504 hoặc các bộ vận động đa năng ngoài trời thuộc nhóm 9506.

 

Đồ chơi trẻ em thuộc Chương 95: Đồ chơi, dụng cụ dùng cho các trò chơi và thể thao. Các bộ phận và phụ tùng của chúng

 

Nhóm HS code 9503: Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh. Xe của búp bê, búp bê, đồ chơi khác, mẫu thu nhỏ theo tỷ lệ (“”scale””) và các mẫu đồ chơi giải trí tương tự. Có hoặc không vận hành, các loại đồ chơi đố trí (puzzles)

 

Sau đây mã HS code và mô tả sản phẩm đồ chơi trẻ em:

 

95030010 – Xe đạp ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê.

95030021 – – Búp bê, có hoặc không có trang phục.

95030022 – – – Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ.

95030029 – – – Loại khác

95030022 — Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ.

95030030 – Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng

95030040 – Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (“scale”) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành

95030050 – Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ plastic

95030060 – Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người

95030070 – Các loại đồ chơi đố trí (puzzles)

– Loại khác:

95030091 – – Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi

95030092 – – Dây nhảy

95030093 – – Hòn bi

95030094 – – Các đồ chơi khác, bằng cao su

95030099 – – Loại khác

2. Thuế nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

Đối với mặt hàng đồ chơi nói chung, loại mặt hàng này sẽ được áp dụng 2 loại thuế chính:

 

  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: từ 10% – 20% tuỳ từng mặt hàng

 

  • Thuế VAT: 5% – 10% tuỳ từng loại mặt hàng

 

II/ Đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng đồ chơi trẻ em

 

Trước khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu đồ chơi trẻ em, các doanh nghiệp, cá nhân cần tiến hành kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu với cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông báo với cơ quan hải quan số của giấy đăng ký.

 

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về hàng hoá nhập khẩu
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Catalogues hàng hoá
  • Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em

 

Lưu ý:

  • Đồ chơi trẻ em nhập khẩu cần phải được cấp giấy chứng nhận phù hợp quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ khoa học Công nghệ. Việc chứng nhận hợp quy là phương thức đánh giá sự phù hợp.

 

  • Theo quy định, mặt hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

 

III/ Thủ tục hồ sơ xin cấp chứng nhận hợp quy của mặt hàng đồ chơi trẻ em:

 

Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao hợp đồng, phiếu đóng gói hàng hoá, hoá đơn thương mại, tờ khai chưa thông quan
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO)
  • Nhãn phụ
  • Chứng nhận lưu hành tự do
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá
  • Giấy yêu cầu và nhận yêu cầu đánh giá, chứng nhận hợp quy hàng hoá của TT3

 

IV/ Thủ tục hải quan nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

Hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai chưa thông quan;
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (CO)
  • Kết quả kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Catalogue mô tả hàng hoá
  • Chứng nhận lưu hành tự do
  • Các chứng từ khác (nếu có)

 

V/ Nhãn mác khi nhập khẩu đồ chơi trẻ em

 

Trên đồ chơi trẻ em cần có đầy đủ nhãn mác với những nội dung như sau:

  • Tên hàng hoá/đồ chơi
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá
  • Xuất xứ hàng hoá
  • Thành phần
  • Thông số kỹ thuật
  • Thông tin cảnh báo
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Năm sản xuất
  • Cảnh báo, hướng dẫn sử dụng đồ chơi theo quy định

 

Lưu ý khi nhập khẩu đồ chơi trẻ em:

  • Đồ chơi trẻ em được quản lý bởi Bộ Khoa học Công nghệ, do đó khi nhập về bắt buộc cần phải làm chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng nhà nước.

 

  • Mặt hàng đồ chơi trẻ em đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu, chỉ được nhập khẩu đồ chơi trẻ em mới 100% chưa qua sử dụng và có đầy đủ tem, nhãn mác khi nhập khẩu.

 

  • Ngoài ra, các sản phẩm đồ chơi cần đáp ứng các điều kiện sau: Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em, không vi phạm pháp luật thì mới được phép nhập khẩu.

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng đồ chơi trẻ em, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này và làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, đảm bảo giá dịch vụ hợp lý và uy tín.

CONTACT
Scroll to Top