THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY ÉP NHỰA

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY ÉP NHỰA

 

Sản phẩm nhựa hiện diện rộng rãi trong đời sống và nhiều ngành như điện tử, vận tải, xây dựng, dẫn đến nhu cầu về máy ép nhựa gia tăng. Máy ép nhựa, hay còn gọi là máy ép phun, sử dụng áp lực để phun nhựa nóng vào khuôn, tạo hình sản phẩm và làm nguội trước khi đưa ra ngoài.

 

Máy ép nhựa được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Đức, Mỹ, với mục tiêu nâng cao chất lượng và năng suất sản xuất. Doanh nghiệp ngành nhựa luôn cần đầu tư trang thiết bị hiện đại.

 

Quy trình nhập khẩu máy ép nhựa và các chính sách pháp luật liên quan bao gồm các bước như xin giấy phép, kiểm tra chất lượng và thủ tục hải quan. 

 

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu mặt hàng máy ép nhựa như thế nào nhé!

 

 

I/ Chính sách pháp luật về thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

 

Nhập khẩu máy ép nhựa được quy định trong các văn bản pháp luật dưới đây:

• Thông tư 23/2015/TT-BKHCN ngày 13/11/2015 quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

• Thông tư 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 về danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu tại Việt Nam.

• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 về quy định của thuế và thủ tục nhập khẩu xuất khẩu hàng hóa.

• Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 về hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý ngoại thương.

• Quyết định 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/04/2019 quy định về nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền đã qua sử dụng.

 

 

Căn cứ theo quy định tại các văn bản pháp luật trên, máy ép nhựa thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu. Tuy nhiên, máy ép nhựa cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:

 

• Máy ép nhựa được phép nhập khẩu dưới tình trạng còn mới hoặc đã qua sử dụng.

• Máy ép nhựa khi nhập khẩu phải có nhãn dán đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

• Máy ép nhựa đã qua sử dụng tuổi thọ dưới 10 năm.

 

 

II/ Mã HS code và mức thuế suất nhập khẩu của máy ép nhựa

 

1. Mã HS code 

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Với mục đích hỗ trợ sản xuất vì thế máy ép nhựa sẽ có nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau.

 

Máy ép nhựa là sản phẩm thuộc chương 84, phân nhóm 8477 gồm các sản phẩm gia công cao su hoặc nhựa hoặc để sản xuất sản phẩm từ cao su, nhựa,… Cụ thể mã HS code của máy ép nhựa như sau:

 

• 84771031 là sản phẩm máy ép phun nhựa cho sản phẩm poly(vinyl chloride) (PVC).

 

• 84771039 là sản phẩm máy ép phun nhựa cho các sản phẩm nhựa loại khác.

 

• 84772020 là sản phẩm máy ép đùn nhựa cho sản phẩm từ plastic.

 

• 84773000 là sản phẩm máy ép thổi nhựa.

 

• 84774020 là sản phẩm máy ép chân không và các loại máy đúc nhiệt khác để đúc hoặc tạo hình cho nhựa.

 

• 84775920 là sản phẩm máy ép đúc hoặc tạo hình khác dùng cho nhựa.

 

• 84778039 là sản phẩm máy ép đúc loại khác để gia công nhựa hoạt động bằng điện.

 

• 84778040 là sản phẩm máy ép đúc loại khác để gia công nhựa không hoạt động bằng điện.

 

2. Thuế nhập khẩu

 

Căn cứ theo các mã HS code trên, các mức thuế suất nhập khẩu áp dụng tương ứng với:

• Thuế nhập khẩu thông thường áp dụng cho sản phẩm là 5%.

• Thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng cho sản phẩm là 0%.

• Thuế VAT áp dụng cho sản phẩm là 8%.

 

Ngoài ra, có Giấy chứng nhận xuất xứ thì doanh nghiệp sẽ được hưởng các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt như sau:

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA, ASEAN – Trung Quốc CO form E là 0%.

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA, giữa ASEAN CO form D là 0%.

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AJCEP, ASEAN – Nhật Bản CO form AJ là 0%.

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VJEPA, Việt Nam – Nhật Bản CO form JV là 0%.

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt AKFTA, ASEAN – Hàn Quốc CO form AK là 0%.

 

• Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt VKFTA, Việt Nam – Hàn Quốc CO form E là 0%.

 

III/ Các bước thực hiện quy trình thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

 

Quy trình thực hiện máy ép nhựa được quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC gồm:

 

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm máy ép nhựa

 

Máy ép nhựa trước khi nhập khẩu cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng theo quy định của Bộ Khoa học – Công nghệ.

 

Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường hoặc đăng ký qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

 

Bước 2: Mở tờ khai nhập khẩu máy ép nhựa

Khai báo hải quan hàng hóa nhập khẩu về chi tiết thông tin lô hàng gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu, tên hàng, hóa đơn, mã HS code,….

 

Khai báo đầy đủ chi tiết và chính xác thông tin nhập khẩu theo yêu cầu của hệ thống hải quan điện tử.

 

Kiểm tra thông tin trên tờ khai và trên chứng từ, sau đó truyền tờ khai chính thức đến cơ quan hải quan. Lấy phân luồng tương ứng với tờ khai rồi đưa ra nghiệp vụ hải quan tương ứng.

 

Bước 3: Thanh lý tờ khai nhập khẩu hàng hóa máy ép nhựa

 

Mang bộ chứng từ gồm Invoice, Packing List, B/L, Tờ khai và những chứng từ liên quan khác đến hải quan cửa khẩu để làm thủ tục thông quan hàng hóa.

 

Cán bộ hải quan kiểm tra thông tin trên chứng từ và thực tế giống nhau thì được phép thông quan.

 

Bước 4: Kiểm tra giám định máy ép nhựa

 

Sau khi hải quan cho phép thông quan hàng hóa, vận chuyển máy móc về địa điểm lưu kho đăng ký trên tờ khai. Báo cáo Hải quan để tiến hành kiểm tra và giám định máy móc bằng phương pháp thủ công hoặc máy móc hỗ trợ.

 

Sau khi hải quan kiểm tra máy móc sẽ xác thực cho phép máy ép nhựa được phép đưa vào sử dụng.

 

Bước 5: Đóng thuế nhập khẩu theo quy định

 

Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế suất nhập khẩu theo quy định cho Kho bạc nhà nước theo quy định để hoàn tất thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa.

 

IV/ Bộ hồ sơ nhập khẩu máy ép nhựa

 

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC quy định bộ hồ sơ nhập khẩu máy ép nhựa bao gồm:

• Tờ khai hải quan nhập khẩu


• Hợp đồng thương mại


• Hóa đơn thương mại


• Danh sách đóng gói


• Vận đơn


• Catalogue


• Các chứng từ khác có liên quan (nếu có yêu cầu)

 

V/ Dán nhãn hàng hoá nhập khẩu máy ép nhựa

 

Thông tin nhãn mác hàng hóa: theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:

• Xuất xứ của hàng hóa


• Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu


• Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo qui định

 

Lưu ý:

  • Máy ép nhựa là sản phẩm máy móc vì vậy khi nhập khẩu doanh nghiệp cần phải yêu cầu nhà sản xuất cung cấp catalogue

 

  • Máy ép nhựa đã qua sử dụng khi nhập khẩu doanh nghiệp cần kiểm tra kĩ các điều kiện và thực hiện theo quy định của quyết định 18/2019/ QĐ-TTg.

 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu máy ép nhựa.

Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất.

CONTACT
Scroll to Top