THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH GIỮ NHIỆT INOX

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BÌNH GIỮ NHIỆT INOX

 

 

Bình giữ nhiệt là sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt với những người đi làm, tập thể thao, hay dã ngoại. Nó không chỉ giúp giữ nước, thức ăn ở nhiệt độ ổn định mà còn rất tiện lợi cho các gia đình có trẻ nhỏ trong việc pha sữa, ủ nóng thực phẩm.

 

Bình giữ nhiệt Trung Quốc nổi bật nhờ chất lượng tốt, khả năng giữ nhiệt lên tới 8 giờ, và thiết kế đa dạng, đẹp mắt. So với các thương hiệu Nhật Bản, Hàn Quốc, sản phẩm Trung Quốc vẫn giữ được ưu thế về giá cả hợp lý và chất lượng ổn định.

 

Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này ra sao? Quy trình gồm những bước gi? Sau đây hãy cũng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết về quy trình nhập khẩu cho mặt hàng này nhé!

 

I/ Chính sách nhập khẩu mặt hàng bình giữ nhiệt

 

Mặt hàng bình giữ nhiệt inox 304 nhập khẩu về Việt Nam thì cần phải thực hiện đúng theo các chính sách nhập khẩu hiện hành dưới đây:

  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020
  • Nghị định số 43/2017 NĐ-CP ngày 14/04/2017

 

II/ Mã HS Code và thuế nhập khẩu bình giữ nhiệt

 

1. Mã HS code

 

Căn cứ vào biểu thuế xuất nhập khẩu, bình giữ nhiệt nhập khẩu thuộc Chương 96: Các mặt hàng khác. Cụ thể:

• 9617 – Phích chân không và các loại bình chân không khác, hoàn chỉnh có kèm vỏ; bộ phận của chúng trừ ruột thủy tinh.

• 96170010 – Dùng để chỉ phích chân không và các loại bình chân không khác, hoàn chỉnh có kèm theo vỏ.

 

2. Thuế nhập khẩu

  • Thuế nhập khẩu thông thường: 45%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 30%
  • Thuế VAT: 8%
  • Thuế nhập khẩu từ Trung Quốc theo C/O Form E: 0%

 

III/ Thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt

 

Bộ hồ sơ nhập khẩu bình giữ nhiệt về kinh doanh bao gồm các loại giấy tờ, chứng từ như:

• Tờ khai hải quan
• Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
• Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
• Bill of lading (Vận đơn)
• Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
• Giấy chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
• Bản tự công bố sản phẩm
• Các loại giấy tờ, chứng từ, giấy chứng nhận khác theo yêu cầu,…

 

IV/ Quy trình nhập khẩu bình giữ nhiệt inox

 
Doanh nghiệp tìm các nhà cung cấp hàng hóa ở các quốc gia khác nhau. Sau khi doanh nghiệp đã tìm được đối tác và ký kết hợp đồng xong thì cần chuẩn bị một số thủ tục theo yêu cầu để nhập khẩu ly giữ nhiệt, bình giữ nhiệt  về Việt Nam.
 
Quy trình được diễn ra theo các bước sau:
 
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
 
Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan ở trên cổng thông tin điện tử. Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
 
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
 
Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan. Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và trả lại kết quả phân luồng.
 
Tùy vào kết quả phân luồng hàng hóa mà doanh nghiệp tiếp tục xử lý:
  • Hàng hóa ở luồng xanh: Sẽ được thông quan ngay.
  • Hàng hóa ở luồng vàng: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hồ sơ và không kiểm tra hàng thực tế.
  • Hàng hóa ở luồng đỏ: Nhân viên hải quan sẽ kiểm tra lại chi tiết hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa.
 
Bước 3: Thông quan hàng hóa
 
Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa nếu không có vấn đề gì phát sinh thì tờ khai sẽ được thông quan.
 
Doanh nghiệp tiến hành đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.
 
Bước 4:Nhận hàng và vận chuyển về kho để chuẩn bị phân phối ra thị trường.
 
Hàng hóa chỉ được phân phối ra thị trường sau khi doanh nghiệp đã hoàn tất hồ sơ tự công bố ATTP.

.

V/ Quy trình làm hồ sơ tự công bố  ATTP

 

Để có thể nhập khẩu bình giữ nhiệt về kinh doanh, các doanh nghiệp phải chuẩn bị sẵn hồ sơ tự công bố ATTP. Theo đó các bước thực hiện làm công bố ATTP cho bình giữ nhiệt cụ thể như sau:

Bước 1: Trước tiên nhà kinh doanh cần phải test sản phẩm mẫu theo quy chuẩn được ban hành như: 12-1:2011/BYT; 12-2:2011/BYT; 12-3:2011/BYT…

Bước 2: Doanh nghiệp tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng bình giữ nhiệt nhập khẩu. Việc đăng ký kiểm tra chất lượng sẽ được kiểm duyệt bởi các tổ chức được Bộ Y tế cấp phép.

Sau khi đăng ký kiểm tra chất lượng xong, doanh nghiệp, nhà kinh doanh có thể tiến hành nhập khẩu bình thường.

Bước 3: Để có thể lưu hành sản phẩm trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để tự công bố sản phẩm trên trang một của quốc gia.

 

VI/ Dán nhãn hàng nhập khẩu

 

Việc đính kèm nhãn lên hàng hóa nhập khẩu không phải là điều mới. Tuy nhiên, từ sau khi Nghị định 128/2020/NĐ-CP được ban hành, quy trình này đã trở nên được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hơn.

 

Việc gắn nhãn trên hàng hóa nhằm mục đích hỗ trợ cơ quan quản lý hành chính trong việc quản lý hàng hóa, xác định nguồn gốc xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm.

 

Do đó, việc đánh dấu nhãn trên hàng hóa là một bước không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng bình giữ nhiệt.

 

1. Nội dung nhãn mác

Ngoài yêu cầu đính kèm nhãn, nội dung trên nhãn cũng đóng vai trò quan trọng.

Thông tin chi tiết trên nhãn của các sản phẩm được quy định theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Trong trường hợp mặt hàng bình giữ nhiệt, một nhãn đầy đủ cần bao gồm Tiếng Anh và Tiếng Việt và các thông tin sau:

• Thông tin của người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

• Thông tin của người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).

• Tên hàng hóa và chi tiết về sản phẩm.

• Công suất và năm sản xuất của sản phẩm.

• Xuất xứ của hàng hóa.

 

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

Việc đính kèm nhãn trên hàng hóa là một bước quan trọng, tuy nhiên, việc đặt nhãn đúng vị trí trở nên quan trọng hơn.

 

Trong quá trình nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần phải được gắn trên các bề mặt của kiện hàng như trên thùng carton, trên kiện gỗ, hoặc trên bao bì sản phẩm, miễn là nơi đó thuận tiện cho việc kiểm tra và dễ nhận biết.

 

Việc đặt nhãn đúng vị trí giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình kiểm hóa khi thực hiện thủ tục nhập khẩu máy xay sinh tố đủ loại.

 

3. Những rủi ro gặp phải khi không dán nhãn

Việc gắn nhãn lên hàng hóa là một yêu cầu được quy định bởi pháp luật. Trong trường hợp hàng hóa không có nhãn khi nhập khẩu, hoặc nội dung trên nhãn bị sai, nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với các rủi ro sau:

• Bị áp phí tiền phạt theo quy định, với mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.

• Mất quyền hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do C/O sẽ bị từ chối.

 

Tăng nguy cơ mất mát hoặc hư hại hàng hóa do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển

 

VII/ Những lưu ý khi nhập khẩu bình giữ nhiệt:

 

  • Để có thể tối ưu doanh thu nhờ kinh doanh bình giữ nhiệt, trong quá trình tìm nguồn hàng, nhập bình giữ nhiệt nội địa Trung về, nhà kinh doanh cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như:
  • Việc lựa chọn nhà cung cấp bình giữ nhiệt Trung Quốc uy tín, đảm bảo chất lượng luôn là điều quan trọng hơn cả. Bởi vì điều mà người dùng quan tâm nhất khi mua bình giữ nhiệt là phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Khi tìm kiếm nguồn hàng thì nên lựa chọn những sản phẩm uy tín, có tem mác ghi rõ sử dụng vật liệu thép không gỉ 304 để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

 

Trên đây là chi tiết thủ tục nhập khẩu bình giữ nhiệt inox, nếu anh chị có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này và cần làm thủ tục nhập khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên tận tình, uy tín và nhiều năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho khách hàng trong và ngoài nước.

Hãy cùng chúng tôi để quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi và an toàn nhé!

CONTACT
Scroll to Top