CÁC LOẠI PHÍ LOCAL CHARGE
Local charge là khoản phí mà người mua hàng phải thanh toán khi nhập khẩu hàng hóa vào nước mình. Vậy local charge thực chất là gì? Và có những loại phí nào mà chúng ta cần lưu ý?
Hãy cùng Beskare Logistics khám phá chi tiết về các loại phí local charge quan trọng trong quá trình nhập khẩu hàng hóa.
Từ phí lưu kho, phí xếp dỡ cho đến các khoản chi phí khác liên quan, việc nắm rõ thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quản lý chi phí và tối ưu hóa quy trình nhập khẩu. Cùng tìm hiểu để không bỏ lỡ những điều cần thiết nhé!
1. Phí Local charge là gì
Local charge là thuật ngữ chung chỉ các loại phí mà nhà xuất nhập khẩu cần thanh toán tại cảng dỡ hàng và cảng xếp hàng. Ngoài cước phí vận chuyển đường biển, cả shipper lẫn consignee còn phải đối mặt với các khoản phí local charge, và những chi phí này thường được chuyển trực tiếp cho hãng tàu và cảng.
Mức phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hàng hóa, quy định của cảng, và dịch vụ logistics liên quan. Việc hiểu rõ về local charge sẽ giúp bạn quản lý chi phí nhập khẩu hiệu quả hơn và tránh những bất ngờ không mong muốn trong quá trình giao nhận hàng.
2. Các loại phí Local charge phổ biến
2.1 Phí Terminal Handling Charge
Đây là phí xếp dỡ hàng tại cảng và được tính theo số lượng container được vận chuyển lên tàu hoặc dỡ xuống tàu. Đây là khoản phí được dùng để bù đắp các khoản chi phí như phí xếp dỡ hàng, phí tập kết container tại cảng,… Do đó, hãng tàu sẽ không bị thu thêm bất kì khoản phí nào mà hang tàu sẽ thu phí lại từ chủ hàng. Phí Terminal Handling Charge còn được viết tắt trên các Thông báo hàng đến là THC.
2.2 Phí Delivery Order Fee
Đây là phí lệnh giao hàng, nghĩa là nhà nhập khẩu phải trả chi phí này khi đi lấy lệnh giao hàng. Khi có lô hàng nhập khẩu, sau khi nhận được Thông báo hàng đến (Arrival Note), consignee sẽ đến hãng tàu xuất trình Thông báo hàng đến và đóng phí. Phí này được gọi là phí lấy lệnh (Delivery Order Fee), còn được gọi tắt là phí D/O. Các hãng tàu sẽ làm lệnh giao hàng, thu phí D/O, sau đó đưa lệnh giao hàng cho consignee.
2.3 Các loại phí B/L, phí AWB, phí chứng từ.
Các loại phí này tương tự như phí D/O. Nghĩa là khi có lô hàng xuất khẩu, hang tàu sẽ phát hành các hóa đơn vận tải như hóa đơn vận tải đường biển, hóa đơn vận tải đường hàng không. Phí gửi hàng mà người gửi hoặc nhận sẽ do các công ty vận chuyển hoặc các công ty forwarder làm giúp.
2.4 Phí CFS – Container Freight Station Fee
Đây là một loại phí thường gặp và phổ biến nhất trong các loại phí Local charge. Phí này được các công ty vận chuyển thu khi dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc từ chất hàng hóa từ kho ra container.
2.5 Phí Handling Fee
Đây là chi phí do các Forwarder đưa ra để thu từ consignee và shipper. Phí Handling được xem như khoản phí bù cho tiền công của forwarder làm việc với đại lý của họ ở đầu nước ngoài để thực hiện và triển khai một số công việc như phát hành vận đơn, phát hành lệnh giao hàng, làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu và các công đoạn khác.
2.6 Phí chỉnh sửa Bill of lading
Chi phí này chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu đi nước ngoài. Vì một vài lý do nào đó mà khi hàng về chúng ta phải sửa một số thông tin bị sai trên Bill of Lading. Lúc này, chúng ta phải nhờ hãng tàu chỉnh sửa giúp và hãng tàu sẽ thu phí cho việc chỉnh sửa này. Chi phí chỉnh sửa này sẽ dao động trong khoảng từ 50 – 100 USD.
2.7 Phí AMS
Hải quan một số nước Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada,… yêu cầu phải đóng thêm phí AMS. Đây là loại phí bắt buộc phải đóng cho hải quan các quốc gia đó. Khi nhập khẩu vào lãnh thổ các nước này, bạn phải khai báo chi tiết và cụ thể các loại hàng hóa trước khi xếp lên tàu. Mức phí AMS sẽ dao động khoảng 30 USD/BL.
2.8 Phí Peak Season Surcharge (PSS)
Loại phí này được các hãng tàu thu khi vào mùa cao điểm trong vận chuyển hàng hóa. Phí này chỉ xuất hiện khi nhu cầu vận chuyển tăng cao, do đó nó chỉ mang tính thời điểm. Loại phí còn được gọi tắt là PSS.
2.9 Phí General Rate Increase (GRI)
Đây là phí này chuyên áp dụng cho loại hàng hóa đông lạnh. Hàng đông lạnh thường được đóng trong các container lạnh, được cắm điện liên tục để duy trì nhiệt độ bảo quản chất lượng hàng hóa bên trong container. Chi phí này được xem như tiền điện để duy trì nhiệt độ trong container.
2.10 Phí Bunker Adjustment Factor (BAF)
Đây là phụ phí bù cho biến động giá nhiên liệu theo từng thời điểm. Chi phí này sẽ có mức đóng khác nhau tùy thuộc vào hãng tàu thu phí của chủ hàng và tùy theo tuyến đường.
2.11 Phí Container Imbalance Charge (CIC)
Đây là phí mất cân đối vỏ container, hay còn gọi là phụ phí trội hàng nhập. Các hãng tàu thu phí này co việc vận chuyển container từ nơi thừa container đến nơi thiếu container với mục đích đảm bảo các địa điểm luôn có đủ container cho hàng hóa.
2.12 Một số loại phí Local charge khác
Ngoài các chi phí Local charge nêu trên, vẫn còn một số chi phí khác mà các bạn cần phải lưu ý như:
• Phí truyền dữ liệu
• Phí soi chiếu an ninh
• Phí niêm phong chì seal
• Phí khai báo an ninh, hải quan vào các quốc gia
• Phụ phí giảm thải lưu huỳnh
3. Quy định về phí Local charge và cách khai báo
3.1 Phí Local charge của một lô hàng là bao nhiêu?
Tùy theo từng loại hàng hóa và các hoạt động thực hiện mà mỗi lô hàng sẽ có phí Local charge khác nhau. Không có mức phí cố định cho các hoạt động vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa. Nguyên nhân vì trong mỗi hoạt động có thể phát sinh những chi phí khác nhau để phù hợp với công sức và thuế của mỗi lô hàng. Do đó, không có mức phí Local charge chung cho các lô hàng.
3.2 Cách khai báo phí Local charge.
Mặc dù phí Local charge được trả cho đơn vị vận chuyển, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn khai báo chi phí này lên hệ thống hải quan để tính thuế cho lô hàng. Có 2 cách khai báo chi phí này:
• Cách 1:
Bước 1: Mở giao diện khai báo tờ khai trên phần mềm ECUS5VNACCS
Bước 2: Mở tab “Thông tin chung 2”, trong mục Tờ khai trị giá, nhập các thông tin sau: mã tên, mã phân loại, mã đồng tiền, trị giá khoản điều chỉnh.
Bước 3: Trong mục Chi tiết kê khai trị giá, nhập chi tiết từng loại chi phí vào ô này.
• Cách 2:
Bước 1: Mở giao diện khai báo tờ khai trên phần mềm ECUS5VNACCS
Bước 2: Mở tab “Danh sách hàng”, chọn mục Phân bổ chi phí, sau đó phân bổ chi phí đồng đều vào các dòng hàng.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho anh chị những thông tin hữu ích về các chi phí Local charge.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất.