THỦ TỤC NHẬP KHẨU BU LÔNG, ỐC VÍT

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BU LÔNG, ỐC VÍT

 

 

Bu lông, ốc vít là những linh kiện không thể thiếu trong cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Từ máy móc, thiết bị cho đến các công trình xây dựng hay đồ dùng hàng ngày – tất cả đều cần đến bu lông, ốc vít để lắp ráp và cố định chắc chắn.

 

Vậy để nhập khẩu mặt hàng này về Việt Nam cần chuẩn bị những gì? Thủ tục hải quan ra sao? Chính sách thuế và mã HS code áp dụng thế nào? Hãy cùng Beskare Logistics khám phá chi tiết quy trình nhập khẩu bu lông, ốc vít trong bài viết dưới đây!

 

I/ Chính sách nhập khẩu bulong

 

Quy trình nhập khẩu bu-lông được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

  • Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015
  • Thông báo kết quả phân tích phân loại bu-lông: 7613/TB-TCHQ ngày 20/08/2015
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi và bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
  • Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020

 

Theo các văn bản trên, mặt hàng bu-lông được phép nhập khẩu bình thường. Đối với bu-lông đã qua sử dụng, muốn nhập khẩu cần có giấy phép dưới dạng nhập phế liệu. Trong quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu bu-lông, quý vị cần lưu ý những điểm sau đây:

 

  • Phải dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu theo quy định tại 43/2017/NĐ-CP.
  • Xác định đúng mã HS để xác định đúng thuế và tránh bị phạt.
  • Đối với bu-lông đã qua sử dụng, cần có giấy phép để nhập khẩu.

 

II/ Mã Hs code và thuế nhập khẩu của Bu long, ốc vít

 

1. Mã HS Code

 

Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

 

Bu lông ốc vít có Hs code thuộc nhóm 7318: Vít, bu lông, đai ốc, vít đầu vuông, vít treo, đinh tán, chốt hãm, chốt định vị, vòng đệm (kể cả vòng đệm lò xo vênh) và các sản phẩm tương tự, bằng sắt hoặc thép.

 

  • 73181210 – Đường kính ngoài của thân không quá 16 mm
  • 73181290 – Loại khác
  • 731815 – Đinh vít và bu lông khác, có hoặc không có đai ốc hoặc vòng đệm;
  • 73181510 – Đường kính ngoài của thân không quá 16 mm
  • 73181590 –  Loại khác

 

2. Thuế nhập khẩu bu lông, ốc vít vào Việt Nam

 

Về thuế nhập khẩu, mức thuế suất sẽ phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa:

 

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam như Trung Quốc (ACFTA), Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN (ATIGA)… thì có thể được hưởng mức thuế suất 5% -12% nếu đáp ứng đầy đủ chứng nhận xuất xứ (C/O).
  • Nhập khẩu theo diện thông thường, mức thuế nhập khẩu có thể dao động từ 10% – 18%.

 

Dưới đây là bảng thông tin về mức thuế nhập khẩu bu lông, ốc vít theo từng thị trường xuất khẩu:

 

Thị trường xuất khẩuMức thuế nhập khẩu (%)Hiệp định thương mại áp dụng
Trung Quốc5ACFTA
Trung Quốc12RCEP
Ấn Độ18,5AIFTA
Hoa Kỳ12Thuế NK ưu đãi
ASEAN0ATIGA
ASEAN8,8RCEP
Hàn Quốc5AKFTA
Hàn Quốc0VKFTA
Hàn Quốc8,8RCEP
Nhật Bản0AJCEP hoặc VJEPA
Nhật Bản9RCEP
Nhật Bản1,2CPTPP
Anh4,5UKVFTA
EU4,5EVFTA
Úc0AANZFTA
Úc9,6RCEP
Nga0VN-EAEUFTA
Canada1,2CPTPP
Mexico1,2CPTPP

 

 

III/ Thủ tục hải quan nhập khẩu

 

Mặt hàng Bu long, ốc vít không thuộc diện cấm nhập khẩu hay nhập khẩu có điều kiện quy định tại Phụ lục I, Nghị định 69/2018/NĐ-CP nên công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường khác.

 

Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu Bu long, ốc vít gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Hợp đồng ngoại thương – Sale contract
  • Hóa đơn thương mại – Commercial invoice
  • Phiếu đóng gói – Packing List
  • Vận đơn – Bill of lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

 

IV/ Quy định dán nhãn bu lông ốc vít khi nhập khẩu

 

Khi nhập khẩu bu lông, ốc vít, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về nhãn mác hàng hóa theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Nhãn trên bao bì phải thể hiện đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm, xuất xứ, tên nhà sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng (nếu có). Việc ghi nhãn đúng và rõ ràng không chỉ giúp hàng hóa nhanh chóng được thông quan mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

 

Việc dán nhãn mác đúng quy định cho bu lông và ốc vít nhập khẩu là một bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu, giúp đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi và tuân thủ pháp luật. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:

 

1. Nội dung nhãn mác trong thủ tục nhập khẩu bu lông ốc vít

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP, nhãn mác của bu lông và ốc vít nhập khẩu cần bao gồm các thông tin sau:

  • Tên hàng hóa: Ghi rõ loại sản phẩm như bu lông, ốc vít kèm theo kích thước, chất liệu nếu có.
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: Thông tin về công ty sản xuất, bao gồm tên đầy đủ và địa chỉ.
  • Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu: Thông tin về công ty nhập khẩu tại Việt Nam.
  • Xuất xứ hàng hóa: Quốc gia nơi sản xuất sản phẩm.

 

Lưu ý: Các thông tin này nên được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc song ngữ, trong đó có tiếng Việt, để đảm bảo dễ hiểu và tuân thủ quy định.

 

2. Vị trí dán nhãn trên hàng hóa

 

Nhãn mác cần được dán ở vị trí dễ thấy trên bao bì sản phẩm, chẳng hạn như:

  • Trên thùng carton chứa sản phẩm.
  • Trên kiện gỗ hoặc bao bì đóng gói bên ngoài.
  • Trực tiếp trên sản phẩm, nếu kích thước và đặc tính sản phẩm cho phép.
  • Việc dán nhãn đúng vị trí giúp cơ quan hải quan dễ dàng kiểm tra và giảm thiểu thời gian thông quan.

 

Để đảm bảo quá trình nhập khẩu bu lông và ốc vít diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc dán nhãn mác đúng quy định, chuẩn bị hồ sơ hải quan đầy đủ và chính xác.

 

V/ Quy trình nhập khẩu bu lông, ốc vít mới nhất

 

Thủ tục nhập khẩu bu lông, ốc vít đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định về hải quan, thuế nhập khẩu và kiểm tra chất lượng (nếu có). Để đảm bảo quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình & thủ tục nhập khẩu bu lông, ốc vít theo quy định mới nhất.

 

Bước 1: Xác định mã HS và chính sách nhập khẩu

Trước khi tiến hành nhập khẩu, doanh nghiệp cần xác định chính xác mã HS để áp dụng đúng mức thuế và tránh sai sót trong khai báo hải quan. Theo quy định, bu lông, ốc vít thường nằm trong nhóm 7318. Bên cạnh đó, cần kiểm tra xem mặt hàng có thuộc diện kiểm tra chất lượng hoặc kiểm định chuyên ngành hay không để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đảm bảo quá trình thông quan diễn ra thuận lợi và đúng quy định.

 

Bước 2: Ký hợp đồng và chuẩn bị chứng từ nhập khẩu

  • Hợp đồng thương mại (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
  • Vận đơn (Bill of Lading – B/L hoặc Airway Bill – AWB)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
  • Giấy kiểm tra chất lượng, kiểm định chuyên ngành (nếu yêu cầu)

 

Bước 3: Đăng ký kiểm tra chất lượng (nếu có)

Nếu bu lông, ốc vít thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra trước khi hàng về cảng. Điều này giúp tránh tình trạng hàng bị giữ lại gây chậm trễ thông quan.

 

Bước 4: Khai báo hải quan

Doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan điện tử trên hệ thống VNACCS/VCIS. Khi khai báo, hệ thống sẽ phân luồng tờ khai thành:

  • Luồng xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ, hàng được thông quan ngay.
  • Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ thông quan.
  • Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa trước khi thông quan.

 

Bước 5: Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT

Sau khi khai báo hải quan, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo quy định. Mức thuế nhập khẩu tùy thuộc vào hiệp định thương mại áp dụng, còn thuế GTGT thường là 10%. Nếu có C/O hợp lệ, doanh nghiệp có thể hưởng mức thuế ưu đãi thấp hơn.

 

Bước 6: Nhận hàng và vận chuyển về kho

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp tiến hành nhận hàng tại cảng hoặc sân bay. Hàng hóa sẽ được vận chuyển về kho và kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng hoặc phân phối ra thị trường.

 

VI/ Lưu ý khi nhập khẩu bu lông, ốc vít

 

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu bu-lông, quý vị cần chú ý đến những điểm sau:

  • Hoàn Thành Nghĩa Vụ Thuế: Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
  • Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ (℅) và Form Ưu Đãi: Giấy chứng nhận xuất xứ (℅) từ các form ưu đãi như form E, form D, form AK… đóng vai trò quan trọng. Nó quyết định đến mức thuế nhập khẩu, vì vậy, quý vị nên ưu tiên thương lượng với nhà cung cấp để có những form này.
  • Dán Nhãn Theo 43/2017/NĐ-CP: Khi nhập khẩu bu-lông, quý vị cần tuân thủ quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP bằng việc dán nhãn hàng hóa.
  • Xác Định Mã HS Đúng: Xác định đúng mã HS của bu-lông là quan trọng để xác định đúng mức thuế và tránh bị phạt.
  • Bulong Đã Qua Sử Dụng: Bulong đã qua sử dụng thuộc vào danh mục hàng cấm nhập khẩu. Trong trường hợp muốn nhập khẩu, cần có giấy phép nhập khẩu dưới dạng phế liệu.

 

Những lưu ý trên sẽ giúp quý vị thực hiện thủ tục nhập khẩu bu-lông, ốc vít một cách hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật.

 

 

Trên đây là thủ xuất khẩu mặt hàng bu lông, ốc vít. Nếu anh chị quý doanh nghiệp cần làm thủ tục và quy trình nhập khẩu mặt hàng này hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ hơn 10 năm kinh nghiệm sẽ tư vấn và hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu một cách nhanh chóng và uy tín nhất.

CONTACT
Scroll to Top