THỦ TỤC NHẬP KHẨU NHÔM THỎI
Việc nhập khẩu nhôm thỏi là bước quan trọng trong quy trình sản xuất. Để quá trình nhập khẩu diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện đúng quy trình gồm: khai báo hải quan, nộp thuế, phí liên quan và làm thủ tục thông quan. Theo dõi bài viết dưới đây của Beskare Logistics để nắm rõ thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi về Việt Nam.
Hiện nay trên thị trường, nhôm được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, nhôm thỏi được xác định chủ yếu gồm hai loại chính:
- Nhôm thỏi chưa gia công (nhóm 7601), gọi là “ingot” trong tiếng Anh, được sản xuất từ quá trình điện phân hoặc nấu chảy phế liệu và nhôm vụn. Đây là nguyên liệu đầu vào cho các công đoạn cán, kéo, dập hoặc nấu lại.
- Nhôm thỏi dạng thanh (nhóm 7604), gọi là “bar”, đã qua cán hoặc kéo khuôn, có mặt cắt đều như hình tròn, oval, chữ nhật, tam giác hoặc đa giác đều. Loại này không cuộn và được dùng tiếp trong quá trình gia công tạo hình.
I/ Chính sách nhập khẩu nhôm thỏi
Dẫn chứng pháp lý làm thủ tục nhập khẩu nhôm thỏi như sau:
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Nhôm thỏi không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất/nhập khẩu.
- Thông tư 14/2015/TT-BTC: Hướng dẫn phân loại, kiểm tra và phân tích chất lượng hàng hóa.
- Nghị định 122/2016/NĐ-CP: Quy định biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, áp dụng cho nhôm thỏi.
- Thông tư 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC: Hướng dẫn thủ tục hải quan, thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu nhôm thỏi
Mã HS Code nhôm thỏi có thể được xác định dựa trên nhiều thông tin khác nhau như tính chất, thành phần cấu tạo, đặc điểm, và nhiều yếu tố khác. Việc chọn mã HS Code nhôm thỏi là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định pháp lý khi thực hiện nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa.
Ví dụ, theo biểu mẫu thuế xuất khẩu và Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ, nhôm thỏi được phân vào nhóm mã HS 7601. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có nhiều loại nhôm khác nhau, vì vậy cần phải tìm hiểu kỹ để chọn đúng mã HS Code nhôm thỏi.
Mã HS code nhôm thỏi thuộc nhóm 7601 với mức thuế nhập khẩu là khoảng 3% (có thể khác nhau tùy mã HS Code cụ thể) và thuế giá trị gia tăng là 10%. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, việc nhập khẩu nhôm thỏi từ một số quốc gia sẽ được hưởng ưu đãi về thuế.
Ví dụ, nhôm thỏi nhập khẩu từ Trung Quốc có C/O FORM E sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi là 0%. Tương tự, nhôm thỏi nhập khẩu từ Thái Lan có FORM D sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt là 0%. Đối với nhôm thỏi nhập khẩu từ Úc và New Zealand nếu có FORM AANZ, cũng sẽ được hưởng mức thuế đặc biệt là 0%.
III/ Thủ tục hải quan xuất khẩu nhôm thỏi
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Thu thập và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết cho quá trình xuất khẩu.
Bước 2: Nộp tờ khai hải quan
Gửi tờ khai hải quan qua hệ thống phần mềm hoặc trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Bước 3: Kiểm tra tờ khai hải quan
Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra tính hợp lệ của tờ khai và các tài liệu đi kèm. Nếu không đáp ứng điều kiện, tờ khai sẽ bị từ chối và người khai sẽ được thông báo lý do.
Đối với tờ khai giấy, công chức hải quan sẽ kiểm tra kỹ các điều kiện đăng ký và các chứng từ liên quan.
Bước 4: Phân luồng tờ khai
Sau khi nộp tờ khai, cần in tờ khai và các chứng từ giấy để đến chi cục hải quan đăng ký.
Tùy thuộc vào kết quả phân luồng, công việc tiếp theo sẽ được xác định như sau:
- Luồng xanh: Thông quan ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế, có thể lấy hàng về.
- Luồng vàng: Nộp hồ sơ giấy để hải quan kiểm tra.
- Luồng đỏ: Kiểm tra cả hồ sơ giấy và thực tế hàng hóa trước khi lấy hàng về.
Bước 5: Thông quan nhôm thỏi
Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ và thực tế hàng hóa. Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện, hàng hóa sẽ được thông quan.
Như vậy, quá trình thông quan nhôm thỏi bao gồm việc kiểm tra kỹ lưỡng và phân luồng tờ khai để đảm bảo tính hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật.
IV/ Hồ sơ hải quan nhập khẩu nhôm thỏi
Dựa vào quy định tại khoản 5 điều 1 của Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan cần nộp và xuất trình các hồ sơ sau:
- Tờ khai hải quan: 01 bản chính.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như không cần nộp).
- Hóa đơn thương mại: 01 bản sao.
- Vận tải đơn: 01 bản sao.
- Phiếu đóng gói (Packing list): 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc.
Việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập khẩu giúp cho thủ tục thông quan diễn ra một cách trôi chảy và giảm thiểu các chi phí lưu kho bãi.
V/ Lưu ý khi nhập khẩu nhôm thỏi
Để nhập khẩu nhôm thỏi hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:
- Hiểu rõ pháp lý xuất nhập khẩu: Nắm vững quy định của Việt Nam và nước nhập khẩu để tránh rủi ro pháp lý và phát sinh chi phí không cần thiết.
- Chọn đối tác vận chuyển uy tín: Hợp tác với các đơn vị logistics chuyên nghiệp để đảm bảo hàng hóa được giao đúng thời hạn, an toàn và tiết kiệm chi phí.
- Theo dõi sát diễn biến thị trường: Cập nhật thường xuyên tình hình cung cầu, giá cả và chính sách của nước nhập khẩu để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
Trên đây là chính sách thủ tục nhập khẩu mặt hàng nhôm thỏi. Nếu anh chị cần nhập khẩu mặt hàng này hãy liên hệ Beskare Logistics để nhận được nhân viên chúng tôi tư vấn thủ tục nhập khẩu miễn phí và cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu tốt nhất cho mình ạ!