THỦ TỤC NHẬP KHẨU TAY NẮM CỬA
Tay nắm cửa không thuộc danh mục cấm nhập khẩu và không chịu quản lý chuyên ngành, nên doanh nghiệp có thể nhập khẩu bình thường. Thủ tục nhập khẩu thực hiện như hàng hóa thông thường, cần đảm bảo đầy đủ hồ sơ để thông quan nhanh chóng.
Vậy thủ tục nhập khẩu mặt hàng này bao gồm những thủ tục gì và quy trình nhập khẩu ra sau? Cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết quy trình nhập khẩu mặt hàng tay nắm cửa qua bài viết sau đây nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu tay nắm cửa
Theo quy định hiện tại, tay nắm cửa không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào Việt Nam, cho phép doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này một cách bình thường. Sản phẩm tay nắm cửa không thuộc quản lý chuyên ngành cụ thể của các Bộ, không có yêu cầu hay chính sách đặc biệt áp dụng.
Do đó, thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa sẽ diễn ra tương tự như hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các thủ tục để đảm bảo việc thông quan lô hàng diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất có thể.
II/ Mã HS Code và Thuế nhập khẩu của mặt hàng tay nắm cửa
1. Mã HS Code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS là mã phân loại hàng hóa được áp cho từng mặt hàng khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Dựa vào mã HS áp cho mặt hàng đó, người nhập khẩu sẽ biết được mặt hàng nhập về có chính sách về thuế quan như thế nào và các quy định liên quan ra sao.
Đối với mặt hàng tay nắm cửa, đây là sản phẩm có mã HS thuộc Chương 83 – Hàng tạp hóa làm từ kim loại cơ bản. Cụ thể, bạn có thể tham khảo phân nhóm và mã hàng sau (áp dụng với tay nắm cửa dùng cho nội thất):
- 8302: Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ nội thất, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, thân xe (coachwork), yên cương, rương, hòm hay các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự bằng kim loại cơ bản; bánh xe đẩy (castor) có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản.
- 83024290: – – – Loại khác
2. Thuế nhập khẩu
Mặt hàng tay nắm cửa, khi nhập khẩu về Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thuế cụ thể sẽ căn cứ vào mã HS được áp đối với mặt hàng đó khi nhập khẩu.
Với mặt hàng tay nắm cửa có mã HS như chúng tôi đưa ra tham khảo, mức thuế cụ thể phải nộp là:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%
III/ Thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa
Thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa tương tự hàng hóa thông thường, gồm: mở tờ khai hải quan, chuẩn bị hồ sơ, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng và hoàn tất thủ tục thông quan. Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng quy định để đảm bảo nhập khẩu thuận lợi.
Về hồ sơ hải quan, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 38/2015/TT-BTC). Căn cứ vào Thông tư có thể kể tên một số giấy tờ, chứng từ gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa
- Sales contract – Hợp đồng mua bán
- Bill of Lading – Vận đơn
- Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Giấy phép nhập khẩu
- Các chứng từ khác (nếu có)
IV/ Quy trình khai báo thủ tục nhập khẩu tay nắm cửa
Tay nắm cửa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy doanh nghiệp nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định:
1. Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan nhập khẩu tay nắm cửa
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Vận tải đơn (Bill of Lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O – certificate of origin)
- Các chứng từ cần thiết khác (C/Q, catalog, test report,…)
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp xuất khẩu tay nắm cửa sẽ tiến hành khai báo thông tin tại cơ quan hải quan. Hiện nay, các doanh nghiệp đều có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.
2. Phân luồng tờ khai nhập khẩu tay nắm cửa
Cán bộ hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan của doanh nghiệp xuất khẩu có chính xác hay không? Nếu đúng cán bộ hải quan sẽ tiến hành phân luồng tờ khai, thông báo kết quả trên hệ thống.
3. Thông quan lô hàng tay nắm cửa
Sau khi đã kiểm tra hàng hóa thực tế và hồ sơ hải quan chi tiết. Nếu hồ sơ hải quan và hàng hóa đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp nộp các loại khoản phí và lệ phí có liên quan để hoàn thành các việc thông quan hàng hóa. Sau đó doanh nghiệp tiến hành đưa hàng về kho và có thể lưu thông hàng hóa ra thị trường.
V/ Nhãn mác hàng hoá
Nhãn mác hàng hóa của tay nắm cửa tối thiểu phải có bao gồm những nội dung sau:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Model, mã hàng hoá (nếu có)
- Các nội dung khác tuỳ từng loại hàng hóa
Quý doanh nghiệp lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ trước khi thông quan tránh những thiếu sót không đáng có gây mất thời gian và kinh phí.
Trên đây là thủ tục và chính sách nhập khẩu mặt hàng tay nắm cửa, nếu anh chị đang cần làm thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh hãy liên hệ chúng tôi. Với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm Beskare Logistics sẽ hỗ trợ nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu lô hàng này cho anh chị!