THỦ TỤC NHẬP KHẨU THANG NHÔM
Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu thang nhôm rút nổi tiếng được người tiêu dùng Việt ưu chuộng được nhập khẩu từ các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…Các sản phẩm này đều được người đã sử dụng đánh giá rất cao. Sản phẩm chất lượng đã được qua kiểm định về tiêu chuẩn chất lượng và độ bền. Khi chọn thang nhôm, cần lưu ý như sau:
- Lựa chọn loại thang rút có cấu trúc chắc chắn, giảm rung lắc, độ rơ trong quá trình sử dụng.
- Độ dày ống nhôm cần đạt 1,2 – 1,5 mm (Quy chuẩn an toàn tối thiểu).
- Khả năng chịu được tải trọng của mỗi bậc thang nên là 150kg (Ngưỡng đạt tiêu chuẩn EN131)
- Chú ý phần chốt thang và khóa khi sử dụng dạng chữ I phải linh hoạt, nhạy bén không rít, không cong vênh, hay bị nứt, rịa.
- Nên lựa chọn loại thang rút có chân bọc nhựa ABS kết hợp cao su chống mòn, tăng ma sát, giảm độ trơn trượt hơn khi sử dụng chân cao su không.
Thị trường thang nhôm hiện nay đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thiết kế đẹp mắt, đa dạng, nhiều kiểu dáng mẫu mã phù hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân. So sánh với loại thang tự chế làm từ tre, gỗ thô sơ ngày xưa, thang nhôm có độ an toàn và chắc chắn hơn rất nhiều, giá thành cũng hợp lý, phù hợp khả năng tài chính của đa số người tiêu dùng.
Vậy để nhập khẩu kinh doanh mặt hàng thang nhôm, anh chị quý doanh nghiệp cần làm thủ tục nhập khẩu như thế nào? Quy trình để nhập khẩu có những khó khăn gì? Sau đây anh chị có thể tham khảo thủ tục nhập khẩu mặt hàng này qua bài viết sau đây của Beskare Logistics nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu thang nhôm
Để nhập khẩu và thông quan hàng thang nhôm thuận lợi và tránh rủi ro nhập khẩu, anh chị cần tìm hiểu các quy định về nhập khẩu mặt hàng này:
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018
- Quyết định số 583/QĐ-TCHQ ngày 22/03/2019
- Quyết định 3390/QĐ-BCT ngày 21/12/2020
- Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 20/03/2020
- Công văn 638/TCHQ-TXNK ngày 22/02/2022
Theo các văn bản pháp luật trên, thang nhôm không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Tuy nhiên để nhập khẩu thang nhôm, hàng phải là mới 100% và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu thang nhôm
1. Mã HS code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS code thang nhôm thuộc Chương 76: Nhôm và các sản phẩm bằng nhôm
- 7616 – Các sản phẩm khác bằng nhôm.
- Loại khác:
- 761699 – Loại khác:
- 76169990 – Loại khác
- 761699 – Loại khác:
- Loại khác:
2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu thông thường: 22,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi: 15%
Thuế GTGT VAT: 8%
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Trung Quốc có CO form E (ACFTA): 0%
III/ Bộ hồ sơ nhập khẩu thang nhôm
Thủ tục nhập khẩu thang nhôm gồm các hồ sơ sau:
- Tờ khai hải quan;
- Hợp đồng thương mại (Sale contract);
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice);
- Danh sách đóng gói (Packing list);
- Vận đơn (Bill of lading);
- Chứng nhận xuất xứ (%) nếu có;
- Catalog (nếu có), và các chứng từ khác nếu hải quan yêu cầu.
IV/ Quy trình nhập khẩu thang nhôm
Đối với thang nhôm thì thủ tục nhập khẩu như các mặt hàng thường khác. Quy trình thủ tục nhập khẩu thang nhôm gồm những bước sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã hs thang nhôm. Thì có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Quý vị lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho. Đây là 4 bước cơ bản thông quan hàng hóa nhập khẩu nói chung và thủ tục nhập khẩu thang nhôm.
V/ Dán nhãn mác cho thang nhôm nhập khẩu
Theo quy định tại Nghị định 128/2020/NĐ-CP tất cả các loại sản phẩm thang nhôm đều phải có nhãn dán theo quy định. Nội dung nhãn dán được quy định trong Nghị định 43/2017/NĐ-CP, gồm những thông tin sau:
- Thông tin chi tiết về hàng hóa: Nhãn hiệu, tên thương mại, mã kiểu loại,…
- Nơi sản xuất, năm sản xuất.
- Thông số kỹ thuật đặc trưng,…
- Thông tin cảnh báo nguy hiểm (nếu có).
VI/ Lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu
- Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước;
- Thang nhôm đã qua sử dụng là mặt hàng cấm nhập khẩu. Muốn nhập khẩu thì phải có giấy phép nhập khẩu theo dạng phế liệu;
- Chứng nhận xuất xứ % là chứng từ khá quan trọng, ảnh hưởng đến số thuế nhập khẩu;
- Chứng nhận xuất xứ rất quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu. Có thể được giảm thuế ở mức thấp nhất.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách nhập khẩu mặt hàng thang nhôm.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!