THỦ TỤC NHẬP KHẨU TỦ LẠNH

   Tủ lạnh là thiết bị thiết yếu trong mỗi gia đình, giúp bảo quản thực phẩm và giữ cho thức ăn luôn tươi ngon. Hiện nay, trên thị trường có vô số mẫu tủ lạnh hiện đại, nhưng đặc biệt được ưa chuộng là những dòng tủ lạnh nhập khẩu. Những sản phẩm này không chỉ nổi bật với chất lượng vượt trội mà còn gây ấn tượng với thiết kế tinh tế và sang trọng.

Theo quy định hiện hành, tủ lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định. Anh chị, quý doanh nghiệp hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu thêm về quy trình nhập khẩu mặt hàng này có những điều kiện và thủ tục ra sao nhé!

Chính sách thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Những quy định về thủ tục nhập khẩu tủ lạnh được thể hiện rõ trong những văn bản pháp luật sau đây:
• Luật thuế GTGT 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008
• Công văn số 1488/TĐC-ĐGPH ngày 21/10/2009
• Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017
• Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018
• Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2019
• Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
• Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/09/2019

Theo những văn bản pháp luật trên đây, mặt hàng tủ lạnh không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam.

Các văn bản pháp luật trên đây cũng chỉ rõ khi làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh cần phải lưu ý kiểm tra chất lượng theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN và dán nhãn năng lượng theo Quyết định 04/2017/QĐ-TTg.

 

I/ Mã HS tủ lạnh và thuế suất nhập khẩu tủ lạnh

Tham khảo Chương 84: Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

8418 – Tủ lạnh, tủ kết đông (1) và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

841850 – Loại có kiểu dáng nội thất khác (tủ, tủ ngăn, quầy hàng, tủ bày hàng và loại tương tự) để bảo quản và trưng bày, có lắp thiết bị làm lạnh hoặc kết đông.

1. Tủ lạnh dùng cho gia đình:

Mã HS code tủ lạnh gia đình: 841821,
Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 25%,
Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 15%,
Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%, thuế giá trị tăng: 10%
Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

2. Tủ bảo quản, trưng bày hàng có gắn thiết bị lạnh

Mã HS code: 84185099,
Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%, thuế giá trị gia tăng: 10%,
Nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 15%,
Nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%,
Thuế giá trị tăng (VAT): 10%

II/ Thủ tục nhập khẩu tủ lạnh

Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục nhập khẩu tủ lạnh
Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp chỉ cần có 2 văn bản sau:

1. Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng

2. Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng

Do đó cần đăng ký kiểm tra chất lượng, thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

III/ Quy trình nhập khẩu tủ lạnh

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa

Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng tủ lạnh gồm các giấy tờ sau:

– Bản đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu và cam kết chất lượng hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật  (Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP): 01 bản chính.

– Bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu các tài liệu sau:

  • Hợp đồng thương mại (Contract)
  • Danh mục hàng hóa (Packing list)
  • Hóa đơn (Invoice)
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của lô hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin)
  • Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa có các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng, gồm:

  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng (của nước xuất khẩu, nếu có)
  • Giấy giám định chất lượng lô hàng (kết quả thử nghiệm kèm theo Giấy chứng nhận hợp quy không quá 12 tháng)
  • Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. Hàng về cảng/ sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó.

Hồ sơ chuẩn bị:

1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng 1 bản gốc;
2. Invoice
3. Packing List
4. House Bill
5. Chứng nhận xuất xứ (C/O): Bản gốc, Giấy giới thiệu, lệnh,…

Sau khi đã hoàn tất thủ tục trên, doanh nghiệp có thể đem hàng về kho bảo quản.

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để đươc thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản.

Bước 3:  Mang mẫu đến các trung tâm để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy, hoặc liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu. Hồ sơ chuẩn bị:

1. Hợp đồng thử nghiệm,
2. Tờ khai,
3. Certificate of Origin

Lưu ý: Chứng nhận hợp quy tủ lạnh, tủ giữ lạnh thương mại có giá trị trong vòng 3 năm nên lô hàng tiếp theo doanh nghiệp KHÔNG phải làm bước này.

Bước 4:  Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm hiệu suất năng lượng.

Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại. Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng.

Bước 5:  Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho tủ lạnh.
Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của cơ quan chức năng và có thể tận dụng cho lần nhập khẩu hàng hóa tiếp theo.

IV/ Dán nhãn hàng hoá

Sau khi hàng hóa được thông quan và chuyển về kho, doanh nghiệp cần đăng ký làm dán nhãn năng lượng và tiến hành dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh sau khi nhập khẩu gồm có:
• Giấy công bố nhãn dán năng lượng cho sản phẩm
• Kết quả thử nghiệm được cấp cho Model sản phẩm
• Mẫu nhãn dán năng lượng (dự kiến)
• Nhãn phụ sản phẩm
• Giấy phép kinh doanh (bản Copy có công chứng)

Đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và cấp dán nhãn năng lượng là Vụ Tiết kiệm năng lượng & Phát triển bền vững được quản lý bởi Bộ Công Thương. Thời gian tiến hành đăng ký và giải quyết đăng ký từ 3 – 5 ngày làm việc.

Sau khi hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng được Bộ Công Thương xác nhận, doanh nghiệp tự tiến hành dán nhãn năng lượng cho mặt hàng tủ lạnh theo Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn bộ về tính chính xác của thông tin được ghi trên nhãn năng lượng và thông tin được công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu tủ lạnh, anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu kinh doanh mặt hàng này, hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cam kết chất lượng dịch vụ, uy tín và tận tâm.

CONTACT
Scroll to Top