THỦ TỤC NHẬP KHẨU TỦ NHỰA
Bên cạnh các chất liệu truyền thống như gỗ, kim loại,… thì nhựa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến trong sản xuất nội thất và vật dụng trang trí. Nhờ ưu điểm về độ bền, trọng lượng nhẹ, cùng sự đa dạng trong thiết kế và mẫu mã, đồ nội thất bằng nhựa như kệ tủ, kệ trang trí,… ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
Xu hướng sử dụng nội thất từ nhựa đang mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn, khiến không ít doanh nghiệp quan tâm đến việc nhập khẩu các sản phẩm này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều đơn vị vẫn đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện thủ tục nhập khẩu, đặc biệt là với những quy định liên quan đến phân loại, kiểm tra chất lượng và hồ sơ pháp lý.
Để nhập khẩu mặt hàng tủ nhựa cần những thủ tục gì? Chính sách nhập khẩu như thế nào? Mã HS Code và Thuế nhập khẩu ra sao? Cùng Beskare Logistics tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
I/ Chính sách nhập khẩu kệ tủ nhựa
Việc làm thủ tục nhập khẩu tủ nhựa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi vậy nên bạn cần trang bị cho mình kiến thức về ngoại thương và nắm rõ về các quy định có liên quan. Điều này nhằm đảm bảo quy trình làm thủ tục nhập khẩu diễn ra suôn sẻ.
Dưới đây là một số quy định có liên quan đến việc làm thủ tục nhập khẩu đồ nội thất từ nhựa, bạn có thể tham khảo để biết thêm thông tin.
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
- Công văn 8910/TB-TCHQ ngày 29/09/2015
- Công văn 8662/TB-TCHQ ngày 23/09/2015
- Công văn 7268/TB-TCHQ ngày 10/08/2015
- Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01//07/2016
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018
- Thông báo 1119/TB-TCHQ ngày 27/02/2019.
Tuy kệ tủ từ nhựa không thuộc quản lý của bộ chuyên ngành nên cũng không cần phải tiến hành kiểm tra chất lượng. Nhưng bạn vẫn cần chú ý đến quy trình làm thủ tục, hồ sơ, mã HS,… để quá trình thông quan diễn ra thuận lợi.
II/ Mã HS Code và Thuế nhập khẩu của kệ tủ nhựa
1. Mã HS Code
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Mã HS là một phận không thể thiếu khi làm thủ tục nhập kệ tủ nhựa, chúng được dùng để phân loại hàng hóa và xác định biểu thuế. Theo quy định mã HS của tủ nhựa nằm ở chương 39: Plastic và các sản phẩm bằng plastic thuộc nhóm 3925. Bạn có thể theo dõi bảng dưới đây để biết thêm chi tiết.
Mã HS | Mô tả | Thuế VAT | Thuế NK ưu đãi |
3925 | Đồ vật bằng plastic dùng trong xây lắp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. | ||
39259000 | – Loại khác | 8% | 20% |
2. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu của kệ tủ làm từ nhựa mà bạn cần biết sẽ có 2 loại thuế cơ bản sau: thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể:
- Thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%
- Thuế giá trị gia tăng là 8%
Mức thuế nhập khẩu hiện tại của các sản phẩm nội thất làm từ nhựa đang ở mức khá cao. Tuy nhiên khi bạn nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại với Việt Nam sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
Nhưng hãy nhớ chuẩn bị chứng nhận ℅ để chứng minh nguồn gốc xuất xứ nhé.
III/ Quy trình nhập khẩu kệ tủ nhựa
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Một số chứng từ quan trọng khi nhập khẩu kệ tủ nhựa:
- Tờ khai hải quan;
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Danh sách đóng gói (Packing list)
- Vận đơn
- Chứng nhận xuất xứ
- Phiếu theo dõi trừ lùi
- Catalog (nếu có),
Những giấy tờ trên bạn cần chuẩn bị từ sớm để tránh mất thời gian khi hàng hóa làm thủ tục thông quan.
Bước 2: Khai tờ khai quan
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nói trên và dĩ nhiên là xác định được mã HS cho kệ tủ, bạn cần lên hệ thống Hệ thống VNACSS/VCIS để thực hiện khai tờ khai quan. Lưu ý rằng việc khai quan rất quan trọng về dễ mắc sai sói, bởi vậy nếu bạn nên để người có kinh nghiệm khai báo để tránh phải khai báo lại. Điều này cũng đảm bảo quá trình thông quan thuận tiện hơn. Ngoài ra, cần thực hiện khai báo trong vòng 30 ngày kể từ khi hàng hóa đến cửa khẩu, nếu quá thời gian trên bạn sẽ mất thêm chi phí lưu kho.
Bước 3: Mở tờ khai quan
Khi đã khai tờ khai quan, sau khoảng 1-2 ngày bạn sẽ nhận được kết quả phân luồng của lô hàng. Lúc này việc bạn cần làm là in tờ khai quan và mang kết quả phân luồng xuống cửa khẩu để thực hiện mở tờ khai. Mỗi luồng sẽ có cách mở tờ khai quan khác nhau, bạn cần căn cứ vào đó kết quả đó để thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
Tiếp đến bạn cần nộp lại bộ hồ sơ đã chuẩn bị để các cán bộ hải quan kiểm tra. Nếu như bộ hồ sơ bạn chuẩn bị và lô hàng không có vấn đề gì, bạn sẽ nhận được thông báo thông quan. Lúc này bạn chỉ cần hoàn thiện thuế là có thể mang hàng hóa về kho.
Bước 5: Thanh lý tờ khai
Sau cùng khi đã mang hàng hóa về kho việc bạn cần làm là hoàn thiện nốt hồ sơ còn thiếu (nếu có) để cán bộ hải quan có thẻ đóng hồ sơ nhập khẩu và xác nhận rằng bạn đã hoàn tất quá trình. Đến đây thì chúc mừng lô hàng kệ tủ làm bằng nhựa của bạn đã được thông quan thành công.
IV/ Dán nhãn hàng hóa cho các sản phẩm kệ tủ nhựa
Dán nhãn cho các sản phẩm xuất nhập khẩu là việc bắt buộc và hiện nay đã có quy định chi tiết về nội dung nhãn dán, vị trí cần dán và hình thức xử lý khi không dán nhãn.
Theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, các sản phẩm nội thất nhập khẩu làm từ nhựa bao gồm kệ tủ, cần phải dán nhãn đầy đủ các thông tin bắt buộc sau:
- Thông tin về nhà nhập khẩu: Tên, địa chỉ và thông tin liên lạc của đơn vị nhập khẩu
- Thông tin về nhà nhập khẩu: Tên, địa chỉ và thông tin của đơn vị nhập khẩu
- Thông tin chi tiết về sản phẩm:
- Xuất xứ sản phẩm: Thông tin về nguồn gốc xuất xứ (chẳng hạn như giấy chứng nhận xuất xứ – C/O)
- Thông tin cảnh báo (nếu có)
Ngoài ra những thông tin có trên nhãn bạn cần chú ý đến vị trí dán nhãn. Nên dán ở những vị trí dễ thấy dễ nhìn, điều này giúp tạo thuận tiện cho các cán bộ hải quan khi cần kiểm tra.
Quy định về việc dán nhãn đã được ghi ra trong các văn bản pháp luật hiện hành nên bạn bắt buộc phải tuân thủ. Nếu như bạn không dán nhãn hàng hóa khi nhập khẩu sẽ phải đối diện với những rủi ro sau:
- Bị phạt tiền lên tới 60 triệu đồng
- Mất quyền được hưởng ưu đãi về thuế
- Hàng hóa trong quá trình vận chuyển dễ bị hư hỏng, thất lạc.
V/ Những lưu ý cần biết khi nhập khẩu kệ tủ nhựa
- Kệ tủ nhựa hay những sản phẩm nội thất làm từ nhựa không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam.
- Khi nhập khẩu kệ tủ nhựa cần dán nhãn hàng hóa
- Hãy xác định chính xác mã HS cho kệ tủ để có thể tính đúng biểu thuế
- Bộ hồ sơ nhập khẩu là một thứ không thể thiếu khi nhập khẩu, nên chuẩn bị sớm để tránh mất thời gian
- Việc sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tăng khả năng hàng hóa được thông quan hơn khi bạn tự làm thủ tục nhập khẩu đấy
Trên đây là thủ tục nhập khẩu mặt hàng tủ nhựa. Nếu anh chị, quý doanh nghiệp cần nhập khẩu mặt hàng này kinh doanh hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ tư vấn, giải đáp về quy trình xuất nhập khẩu nhanh chóng và tận tâm.