THỦ TỤC XUẤT KHẨU BÚN KHÔ
Bún khô không chỉ giàu dinh dưỡng, tiện lợi mà còn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, giúp sản phẩm này trở thành mặt hàng xuất khẩu nổi bật của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bún khô Việt Nam đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính và trở thành mặt hàng ưa chuộng tại các thị trường lớn trên thế giới như: Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ…do dễ vận chuyển, giảm chi phí so với đồ tươi vì không lo ôi thiu và giảm chi phí đông lạnh.
Vậy quy trình xuất khẩu bún khô diễn ra như thế nào? Có cần xin giấy phép không? Trong bài viết này, Beskare Logistics sẽ hướng dẫn bạn chi tiết các thủ tục cần thiết cùng những lưu ý quan trọng khi xuất khẩu mặt hàng này.
I/ Chính sách pháp lý xuất khẩu bún khô
Bún khô không nằm trong danh mục nhóm các mặt hàng cấm xuất khẩu. Do đó, đơn vị, doanh nghiệp có thể xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu bún khô như những mặt hàng xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, khi xuất khẩu bún khô, đơn vị cần quan tâm tới các quy định, chính sách pháp lý xuất khẩu bún khô sau:
- Thông tư số 52/2015/TT-BYT, quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Để có thể xuất khẩu thành công một lô bún khô sang thị trường nước ngoài, quy trình sản xuất bún phải được thực hiện nghiêm ngặt và sử dụng dây truyền sản xuất hiện đại. Bên cạnh đó, nguyên liệu sản xuất bún phải đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ theo TCVN 6347:1998 về bún khô ăn liền, bún khô xuất khẩu cần phải đạt những tiêu chuẩn sau:
- Vắt bún đạt chuẩn phải nguyên vẹn, không có mùi lạ và không lẫn tạp chất.
- Sợi bún có độ dai vừa phải, không quá cứng hay dễ bị gãy vụn.
- Không có tạp chất nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc xác côn trùng.
- Hàm lượng Protein của vắt bún phải lớn hơn 7%.
- Độ ẩm của vắt bún không lớn hơn 12.5%.
- Độ chua của vắt bún được tính bằng số ml NaOH, 1 N dùng để trung hòa 100g mẫu thử (ml NaOH/100g), không lớn hơn 2.
- Phụ gia được thêm vào phải theo quy định của Bộ Y Tế ban hành.
II/ Mã HS code và thuế xuất khẩu bún khô
Bún khô có mã HS thuộc nhóm 1920: Sản phẩm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghetti, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnocchi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến.
Trong đó:
- 1902 – Sản phẩm được làm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác ví dụ như spaghetti, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnocchi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa qua chế biến.
- 190230 – Sản phẩm được làm từ bột nhào khác:
- 19023020 – Mì, bún được làm từ gạo (kể cả bee hoon)
Bún khô không nằm trong danh mục các mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Do đó, mức thuế xuất khẩu bún khô hiện nay cụ thể như sau:
- Thuế xuất khẩu: 0%
- Thuế VAT: 0%
III/ Hồ sơ hải quan xuất khẩu bún khô
Dưới đây là bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bún khô mà đơn vị, doanh nghiệp xuất khẩu có thể tham khảo:
- Hóa đơn thương mại
- Hợp đồng thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận y tế
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Các giấy tờ, chứng từ, giấy phép khác theo quy định (Nếu có)
IV/ Giấy chứng nhận y tế (HC)
Căn cứ theo điều 16, Thông tư số 52/2015/TT-BYT, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế cho 1 lô hàng xuất khẩu nói chung và lô hàng bún khô xuất khẩu nói riêng gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo mẫu được quy định tại Phụ lục 8, ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
- Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng bún khô xuất khẩu.
- Mẫu nhãn sản phẩm (Có bản sao có dấu xác nhận của cá nhân, tổ chức).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (Trừ những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp với quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế cho lô hàng xuất khẩu được gửi đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
V/ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
Căn cứ theo điều 11, Thông tư số 52/2015/TT-BYT, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do theo mẫu được quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 52/2015/TT-BYT.
- Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận công bố phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm (Bản sao phải có chứng thực).
Lưu ý: Bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do được nộp tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
VI/ Dán nhãn sản phẩm bún khô xuất khẩu
Theo nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định tất cả các loại hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải được dán nhãn mác. Nội dung nhãn mác bao gồm:
- Xuất xứ của hàng hóa.
- Tên và địa chỉ thương nhân chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
- Tên và các thông tin liên quan đến hàng hóa theo quy định.
Trên đây là thủ tục xuất khẩu mặt hàng bún khô, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu kinh mặt hàng này thì hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và làm thủ tục thông quan hàng hoá một cách nhanh chóng, tận tâm và uy tín.