THỦ TỤC XUẤT KHẨU DỪA TƯƠI SANG CHÂU ÂU – EU

THỦ TỤC XUẤT KHẨU DỪA TƯƠI SANG CHÂU ÂU – EU.

 

Việt Nam hiện đứng thứ 3 về xuất khẩu dừa tươi sang thị trường EU. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đã đạt kết quả tích cực.

 

Dừa tươi không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu theo nghị định 69/2018/NĐCP, vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu như hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT, dừa tươi nhập khẩu vào EU cần hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật, hun trùng, chứng nhận chất lượng, xuất xứ và an toàn thực phẩm.

 

   Beskare Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục một cách thuận lợi và hiệu quả nhất. Sau đây là chính sách và thủ tục xuất khẩu dừa tươi, anh chị cùng tham khảo!

 

I/ Mã HS và thuế xuất khẩu dừa tươi sang EU 

 

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu, dừa tươi thuộc Phần II, chương 08, nhóm 01. Dưới đây là hs code dừa tươi và hs code một số sản phẩm từ dừa. 

 

1. Hs code dừa tươi

 

  • 0801  – Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ
  • 08011100    – – Dừa đã trải qua công đoạn làm khô
  • 08011200    – – Dừa còn nguyên sọ
  • 080119        – –  Loại khác
  • 08011910    – – – Dừa non
  • 08011990    – – – Loại khác

 

2. Thuế xuất khẩu dừa tươi sang EU

 

Thuế xuất khẩu dừa tươi : 0%

Thuế VAT: 0%

 

 

II/ Quy trình làm thủ tục xuất khẩu dừa tươi sang EU

 

Ngoài các giấy tờ xuất khẩu cơ bản phải có trong một lô xuất khẩu dừa tươi sang EU, Doanh nghiệp cần tiến hành làm đầy đủ một số giấy phép như : đăng ký kiểm dịch thực vật, hun trùng, kiểm tra an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận chất lượng. 

 

Bước 1: Tiến hành sắp xếp, đóng hàng dừa tươi vào các container.

Sau đó, tiến hành làm giấy phép liên quan: kiểm dịch thực vật, kiểm tra ATTP…. cho lô hàng dừa tươi xuất khẩu sang EU.

 

Bước 2: Thực hiện hun trùng cho toàn bộ container xuất khẩu dừa tươi sang EU.

 

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, chứng từ làm thủ tục hải quan cho lô hàng dừa tươi.

 

Bước 4: Thông quan Lô hàng. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết gửi cho bên nhập khẩu.

 

III/ Thủ tục kiểm dịch thực vật

 

Trước 2-3 ngày vận chuyển bằng đường biển hoặc đường bay, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng xuất khẩu dừa tươi với cơ quan kiểm dịch thực vật. Bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu)
  • Danh sách đóng gói (Packing List)
  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)
  • Mẫu của lô hàng dừa tươi muốn kiểm dịch

 

IV/ Thủ tục hun trùng

 

Lô hàng dừa tươi sau khi đã được đóng cẩn thận trong container và vận chuyển ra cảng đi. Doanh nghiệp/ tổ chức cần liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hun trùng, cung cấp cho họ số container để tiến hành hun trùng cho lô hàng xuất khẩu dừa tươi.

 

Để tiến hành thủ tục hun trùng, Doanh nghiệp cần các hồ sơ dưới đây:

  • Bộ chứng từ theo quy định để được cấp giấy phép khử trùng
  • Hóa đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Booking

 

V/ Thủ tục xin giấy phép chứng nhận y tế (HC)

 

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC) bao gồm :

  •  Đơn đề nghị cấp HC (theo mẫu)
  •  Kết quả kiểm nghiệm của lô hàng xuất khẩu dừa tươi sang EU đạt chỉ tiêu an toàn theo quy định
  •  Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp phải có) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

 

VI/ Thủ tục xin giấy phép Lưu hành tự do (CFS)

 

Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bao gồm :

  • Văn bản đề nghị cấp CFS (theo mẫu) nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

 

VII/ Thủ tục hải quan xuất khẩu dừa tươi sang EU

 

Bộ hồ sơ làm thủ tục thông quan để xuất khẩu dừa tươi sang eu bao gồm:

  • Invoice – Hóa đơn mua bán
  • Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa mặt hàng trái dừa tươi
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật (đã hướng dẫn bên trên)
  • Fumi – Giấy Chứng nhận đã hun trùng cho lô hàng
  • C/O – Certificate of Origin – Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng (nếu có yêu cầu từ bên nhập khẩu).

 

Lưu ý vận chuyển lô hàng xuất khẩu dừa tươi sang EU

 

  • Tùy thuộc vào lựa chọn của người mua mà người bán vận chuyển lô hàng bằng đường biển hoặc đường. Nhưng do là hàng thực phẩm tươi, nên lô hàng xuất khẩu dừa tươi sang EU cần được vận chuyển bằng container lạnh để phù hợp, tránh làm hỏng lô hàng dừa tươi. Hiện nay, xuất khẩu dừa tươi có 2 loại phổ biến: Loại dừa nguyên quả và Loại dừa gọi kim cương
  • Loại dừa nguyên trái được vận chuyển bằng container lạnh, nhiệt độ trung bình là 0 độ C, độ thông gió là 10, độ ẩm là 50-60%.
  • Loại dừa gọt kim cương thì được đóng vào container theo thông số kỹ thuật như sau: nhiệt độ duy trì trên mức 2 độ C, độ thông gió là 10, và độ ẩm là 50-60%.

 

 

Như vậy Beskare Logistics đã cung cấp các thông tin cho quy trình xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Châu Âu. Nếu anh chị còn vướng mắc trong quy trình làm thủ tục xuất khẩu thì hãy liên hệ chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng cho anh chị nhé!

CONTACT
Scroll to Top