THỦ TỤC XUẤT KHẨU GẠO
Với nền nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ, Việt Nam tự hào là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong đó, Trung Quốc được xem là một thị trường tiềm năng với nhu cầu nhập khẩu lớn, đặc biệt là các loại gạo chất lượng cao.
Vậy thủ tục và quy trình để doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gạo bao gồm những chứng từ gì? Thủ tục khai báo hải quan như thế nào? Sau đây Beskare Logistics sẽ đem đến cho anh chị những thông tin hữu ích cho quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp mình ạ!
I/ Nhu cầu xuất khẩu hiện nay
Mặt hàng gạo đang đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuat khau của Việt Nam. Nhu cầu xuất khau tiếp tục gia tăng, đặc biệt là từ các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Indonesia, Philippines và các nước châu Phi. Trong khi đó, các tỉnh thành Việt Nam cũng tập trung vào việc gom gạo từ các vùng nông thôn để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và nâng cao giá trị xuat khẩu gạo.
Triển vọng phát triển của mặt hàng gạo
- Trong những năm gần đây, doanh nghiệp nước ta xuất khẩu gạo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường xuất khẩu gạo đang có những thay đổi tích cực với nhu cầu cao từ các quốc gia đối tác. Trong bối cảnh dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nền kinh tế quốc gia.
II/ Quy định về xuất khẩu gạo
1. Chính sách và quy định liên quan đến thủ tục xuất khẩu gạo
Gạo là một mặt hàng được khuyến khích xuất, tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp mới bước chân vào lĩnh vực xuất khẩu gạo, việc nắm rõ các quy định về chính sách xuất khẩu là cực kỳ quan trọng. Quý doanh nghiệp xem thêm văn bản sau để nắm rõ hơn về các chính sách và quy định xuất khẩu mặt hàng gạo:
- Nghị định số 109/2010/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Quy định về một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/08/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Văn bản số 02/VBHN-BCT (2018): Quy định về một số điều trong Nghị định số 109/2010/NĐ-CP Ngày 04/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.
2. Điều kiện và yêu cầu để được xuất khẩu mặt hàng gạo
Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
- Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng mình việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình được thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo
Để xuất khẩu gạo Doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn xuất khẩu. Gạo cần được sàng lọc kỹ càng, cẩn thận ngay từ khi còn ở ngoài đồng ruộng cho đến khi ở trong nhà máy. Tiêu chuẩn xuất khẩu gạo được quy định như sau:
- Gạo trắng hạt dài Việt Nam 5%, 10%, 15% và 25% tấm
- Gạo nếp Việt Nam hạt trung bình 10% tấm, tách màu
- Gạo nàng hoa Việt Nam 5% tấm xuất khẩu tách màu và đánh bóng 2 lần
- Gạo hạt dài KDM Việt Nam tách màu 100%, đánh bóng 2 lần
- Gạo hạt dài Việt Nam 100% tấm
Lưu ý: Hạt gạo Việt Nam dễ tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị. Doanh nghiệp mới cần ưu tiên quy trình GAP để đảm bảo an toàn trước khi xem xét hương vị. Dù gạo ngon đến đâu, nếu dư lượng hóa chất vượt ngưỡng, vẫn không thể xuất khẩu do quy định nghiêm ngặt của các nước.
III/ Hồ sơ và thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu mặt hàng gạo
1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận này cho thương nhân, hồ sơ sẽ bao gồm:
- Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ( 1 bản chính)
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay xác, chế biến thóc, gạo( đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 1 bản sao, có xác nhận và đóng dấu bản sao y bản chinh của thương nhân.
2. Thủ tục xin chứng nhận xuất khẩu
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Bộ Công thương xem xét, cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 2 quy định tại phụ lục kèm theo quy định số 107/2018/NĐ-CP
- Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
IV/ Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo
1. Mã HS mặt hàng gạo
Việc xác định đúng và đủ mã HS code ( Harmonized Commodity Description and Coding System ) rất quan trọng để quá trình làm thủ tục được nhanh chóng và tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Phụ thuộc vào từng loại gạo, mã HS sẽ có sự khác biệt. Theo quy định, mã HS của gạo thuộc nhóm hàng Chương 10 – Ngũ cốc, cụ thể là mã nhóm 1006. Dưới đây là danh sách mã HS chi tiết cho từng loại gạo:
Mã số | Mô tả hàng hóa |
---|---|
10.06 | Lúa gạo. |
1006.10 | – Thóc: |
1006.10.10 | – – Để gieo trồng |
1006.10.90 | – – Loại khác |
1006.20 | – Gạo lứt: |
1006.20.10 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
1006.20.90 | – – Loại khác |
1006.30 | – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed): |
1006.30.30 | – – Gạo nếp |
1006.30.40 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
– – Loại khác: | |
1006.30.91 | – – – Gạo đồ (1) |
1006.30.99 | – – – Loại khác |
1006.40 | – Tấm: |
1006.40.10 | – – Loại dùng làm thức ăn chăn nuôi |
1006.40.90 | – – Loại khác |
2. Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng gạo
Theo quy định, đối với việc áp dụng thuế trong quá trình xuất khẩu, cả hai khoản thuế, bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế xuất khẩu, đều được miễn hoàn toàn. Chi tiết như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Theo quy định hiện tại về hoạt động xuất khẩu, thuế VAT áp dụng cho các mặt hàng được xuất khẩu, trong đó bao gồm cả gạo, sẽ là 0%. Điều này đồng nghĩa rằng, không có khoản thuế VAT nào được tính vào giá trị xuất khẩu của gạo.
- Thuế xuất khẩu: Hiện nay, thuế xuất khẩu đối với gạo là 0%, có nghĩa là không có khoản thuế nào được áp dụng đối với việc xuất khẩu gạo.
Như vậy, việc miễn thuế cả VAT và thuế xuất khẩu cho gạo xuất khẩu giúp tăng cường sự hấp dẫn của ngành công nghiệp này, đồng thời giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu một cách hiệu quả.
V/ Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo
Bộ hồ sơ hải quan bao gồm những giấy tờ, chứng từ sau:
- Tờ khai hải quan xuat khẩu
- Hợp đồng thương mại ( Commercial contract)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
- Packing List (Phiếu đóng gói);
- Giấy phép xuất khẩu gạo
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
- Certificate of Quality (Giấy chứng nhận lưu hành tự do) (CFS)
- Certificate of Health (Giấy chứng nhận y tế) (H/C)
- Phytosanitary Certificate (Chứng từ kiểm dịch thực vật )
- Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng )
- Báo cáo dinh dưỡng trong gạo
- Chứng nhận an toàn khi con người tiêu dùng gạo
- Các loại giấy tờ khác (nếu có)…
VI/ Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu
Kiểm dịch thực vật là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo gạo xuất khẩu không có sâu bệnh hay nhiễm khuẩn có hại.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng gạo bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
- Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);
- Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch.
VII/ Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo
Để xuất khẩu gạo thì các doanh nghiệp cần làm đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Để đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Văn bản đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với hiệp hội lương thực Việt Nam
- Hợp đồng xuất khẩu gạo đóng dấu đầy đủ giáp lai
- Báo cáo tồn kho, sản lượng gạo ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu đăng ký
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương cấp.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý vị cái nhìn tổng quan và hữu ích về quy trình và chính sách xuất khẩu mặt hàng gạo.
Nếu có thêm câu hỏi hoặc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tận tình và chu đáo, giúp anh chị nhập khẩu lô hàng một cách nhanh chóng nhất!