THỦ TỤC NHẬP KHẨU LÒ VI SÓNG

   Lò vi sóng là một thiết bị nhiệt điện gia dụng phổ biến và hữu ích trong cuộc sống hiện nay. Với nhu cầu sử dụng lò vi sóng ngày càng tăng, việc nhập khẩu lò vi sóng từ các quốc gia khác nhau đã trở thành một phần quan trọng của thị trường tiêu dùng tại Việt Nam.

Trong bài viết này, Beskare Logistics sẽ giúp anh chị tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, bao gồm các bước sau:

 

I/ Quy trình nhập khẩu lò vi sóng

  1. Quản lý: Lò vi sóng thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
  2. Danh mục hàng hóa: Theo Quyết định 2711/QĐ-BKHCN, lò vi sóng không bị cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, lò vi sóng đã qua sử dụng có thể bị cấm.
  3. Kiểm tra chất lượng: Phải tuân thủ quy định tại Quyết định 3810/QĐ-BKHCN.

II/ Thủ tục nhập khẩu bao gồm:

 

  1. Kiểm tra quy định về lò vi sóng mới và đã qua sử dụng.
  2. Đảm bảo kiểm tra chất lượng theo quy định.

Bước 1 – Đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước 2 –  Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan

Bước 3 – Thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN và QCVN4:2009/BKHCN

Bước 4 – Công bố hợp quy lò vi sóng

Bước 5 – Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường

 

III/ Mã HS Lò Vi Sóng Và Thuế Nhập Khẩu

 

1. Mã HS code lò vi sóng: 8516.50.00

  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 25%
  • Nhập từ Trung Quốc với FORM E: thuế nhập khẩu 5%
  • Nhập từ Hàn Quốc với FORM AK: thuế nhập khẩu 32%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN có FORM D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

2. Lò vi sóng kết hợp nướng:

  • Mã HS code lò vi sóng kết hợp: 8516.60.90
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%
  • Nhập từ Trung Quốc với FORM E: thuế nhập khẩu 5%
  • Nhập từ Hàn Quốc với FORM AK: thuế nhập khẩu 24%
  • Nhập từ Thái Lan, Malaysia và các nước ASEAN có FORM D: thuế nhập khẩu 0%
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 8%

IV/ Dán nhãn hàng nhập khẩu

 

Dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu là một quy định quan trọng. Nó giúp cơ quan hải quan quản lý được hàng hóa, xác định xuất xứ và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Vì thế dán nhãn lên hàng hóa là một trong những khâu không thể thiếu khi làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng.

 

Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ, nhãn mác trên sản phẩm:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (Manufacturer)
  • Tên và thông tin sản phẩm (Model)
  • Xuất xứ của sản phẩm (Made in)

Đây là những nội dung cơ bản và bắt buộc phải có trên nhãn mác của hàng hóa. Thông tin trên nhãn mác cần phải sử dụng tiếng Anh hoặc các ngôn ngữ khác có phiên dịch đi kèm.

 

Việc dán nhãn đúng vị trí trên sản phẩm và bao bì là rất quan trọng trong nhập khẩu. Nhãn cần được gắn lên thùng carton, kiện gỗ, hoặc bao bì sản phẩm để dễ kiểm tra và nhận diện nhanh chóng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quy trình kiểm tra hải quan.

 

Nếu Doanh nghiệp có thiếu xót về việc dán nhãn lên hàng hóa, các rủi ro sau có thể xảy ra như sau:

  • Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
  • Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ có thể bị từ chối.
  • Hàng hóa dễ bị thất lạc hoặc hỏng hóc do thiếu nhãn cảnh báo trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển.

V/ Bộ Hồ Sơ Nhập Khẩu Lò Vi Sóng

 

Để thực hiện quy trình nhập khẩu một cách hợp pháp, bạn cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác. Bộ hồ sơ này bao gồm các tài liệu và giấy tờ quan trọng để xác nhận việc nhập khẩu của bạn. Dưới đây là danh sách các tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ nhập khẩu:

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice )
  • Vận đơn ( Bill of Lading )
  • Danh sách đóng gói ( Packing List )
  • Hợp đồng thương mại ( Sale Contract )
  • Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Chứng nhận xuất xứ ( C/O ) nếu có
  • Catalog ( nếu có )

VI/ Quy Trình Nhập Khẩu Lò Vi Sóng

 

Dưới đây là quy trình tổng quan về việc nhập khẩu lò vi sóng. Quy trình này sẽ giúp bạn hiểu rõ các bước cần thực hiện để đưa sản phẩm về Việt Nam một cách đơn giản.

 

Bước 1. Khai tờ khai hải quan

Sau khi bạn đã có đủ bộ hồ sơ chứng nhập khẩu từ nhà xuất khẩu doanh nghiệp tiến hành thực hiện khai báo tờ khai hải quan trên phần mềm ECUS5/VNACC.

 

Bước 2. Mở tờ khai hải quan

Sau khi hoàn tất việc khai báo tờ khai hải quan, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Tùy thuộc vào luồng tờ khai xanh, vàng, hoặc đỏ, bạn sẽ tiến hành mở tờ khai tại chi cục hải quan tương ứng. Để mở tờ khai, bạn cần in tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan.

  • Luồng xanh: miễn kiểm tra hồ sơ và được thông quan hàng hoá
  • Luồng vàng: kiểm tra hồ sơ hàng hoá
  • Luồng đỏ: Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hoá

Bước 3. Thông quan hàng hóa

Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ duyệt hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành đóng thuế khi đó lô hàng sẽ được duyệt thông quan trên hệ thống.

 

Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng

Sau khi hoàn thành các bước trên, bạn có thể mang sản phẩm về kho bảo quản và sử dụng. Đảm bảo rằng bạn tuân thủ mọi quy định về lưu trữ và sử dụng lò vi sóng nhập khẩu.

 

VII/ Đăng Ký Kiểm Tra Chất Lượng Lò Vi Sóng

 

Kiểm tra chất lượng là một phần quan trọng để đảm bảo rằng lò vi sóng bạn nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng. Dưới đây là quy trình đăng ký kiểm tra chất lượng lò vi sóng:

 

Bước 1: Tạo Tài Khoản và Đăng Ký Hồ Sơ

Trước hết, bạn cần phải tạo tài khoản trên trang web của cơ quan kiểm tra chất lượng quốc gia. Sau đó, bạn đăng ký hồ sơ của lò vi sóng và đặt lịch kiểm tra.

 

Bước 2: Lấy Mẫu và Kiểm Tra Chất Lượng

Cơ quan kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng lò vi sóng bằng cách lấy mẫu sản phẩm và kiểm tra nó theo các tiêu chuẩn quy định. Nếu sản phẩm đáp ứng các yêu cầu, bạn sẽ được cấp chứng nhận chất lượng.

 

Bước 3: Nhận Kết Quả và Tải Kết Quả Lên Cổng Thông Tin Một Cửa Quốc Gia

Sau khi hoàn thành kiểm tra chất lượng, bạn sẽ nhận được kết quả. Nếu sản phẩm đạt chuẩn, bạn cần tải kết quả lên trang một cửa quốc gia để xác nhận việc nhập khẩu.

 

Lưu ý: Thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng, doanh nghiệp phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng của thiết bị cho nơi đã đăng ký kiểm định chất lượng.

 

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu lò vi sóng, anh chị quan tâm về thủ tục nhập khẩu mặt hàng này hãy liên hệ với chúng tôi. Beskare Logistics với hơn 10 năm kinh nghiệm về làm thủ tục xuất nhập khẩu sẽ hỗ trợ tư vấn và hoàn thiện thủ tục XNK cho anh chị có nhu cầu về mặt hàng này nhé.

CONTACT
Scroll to Top