THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỨC ĂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

   Thức ăn thủy sản cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của động vật thủy sản như cá tra, tôm, các loại thuỷ sản nuôi trồng thâm canh khác …

 

   Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi mực, bạch tuộc và cá giảm nhẹ, xuất khẩu tôm và cá tra tăng lần lượt 7% và 4%. Cua ghẹ và cá ngừ tăng mạnh, lần lượt 84% và 22%, trong khi nhuyễn thể có vỏ tăng 13%. Mỹ là thị trường tăng trưởng tích cực nhất với mức tăng 7%, Hàn Quốc tăng 2%, còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU ổn định so với năm ngoái.

 

Có thể thấy Việt Nam đang có thế mạnh về xuất khẩu thuỷ sản nuôi trồng nội địa và trong tự nhiên. Do nguồn thức ăn còn hạn chế nên việc nhập khẩu thức ăn thuỷ sản để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi thuỷ sản trong nước đang rất lớn. Để nhập khẩu mặt hàng này chúng ta làm theo quy trình thủ tục nhập khẩu sau đây.

 

Hãy cùng Beskare Logistics tìm hiểu về thủ tục chính sách nhập khẩu thức ăn thuỷ sản này nhé!

 

I/ Thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

 

1. Chính sách, thông tư nhập khẩu mặt hàng thức ăn chăn nuôi thuỷ sản

  • Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013;
  • Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01//07/ 2016;
  • Thông tư số 28/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2017;
  • Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi  bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
  • Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
  • Công văn 6313/TB-TCHQ ngày 25/09/2020;
  • Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022;
  • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
  • Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

Theo những văn bản pháp luật ở trên thì thức ăn thủy sản không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Tuy nhiên, khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản thì cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Thức ăn thủy sản muốn nhập khẩu phải làm công bố lưu hành sản phẩm;
  • Thức ăn cho cá cảnh, vật nuôi cảnh phải làm kiểm dịch động vật;
  • Thức ăn thủy sản khi nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng;
  • Thuế GTGT của thức ăn thủy sản là 0%.

Những quy định này nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, và quản lý hiệu quả quá trình nhập khẩu thức ăn thủy sản tại Việt Nam.

 

 

2. Dán nhãn mác sản phẩm theo quy định

Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng thức ăn thủy sản, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần định lượng;
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật bằng tiếng Việt.

 

Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng thức ăn thủy sản nếu gặp phải luồng đỏ, thì cơ quan hải quan sẽ kiểm hóa và rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

 

II/ Mã HS code và thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản

 

Biểu thuế nhập khẩu thức ăn thủy sản được xác định theo mã Hs thuộc chương 2309 như sau:

Mô tảMã hsThuế NK ưu đãi(%)
THỨC ĂN THỦY SẢN  
Mã hs thức ăn cho tôm.230990130%
Mã hs thức ăn chăn nuôi khác.230990193%
CHẤT BỔ TRỢ THỨC ĂN  
Mã hs chất tổng hợp, chất bổ sung thức ăn hoặc phụ gia thức ăn.230990200%
Mã hs thức ăn chăn nuôi loại khác230990900%
  • Thức ăn thủy sản có thuế GTGT 0%. Mức thuế nhập khẩu trên đây là thuế ưu đãi, ngoài ra còn có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
  • Mức thuế ưu đãi đặc biệt áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký hiệp định thương mại.

 

III/ Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản

 

1. Hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu thức ăn thủy sản, bao gồm:

  • Tờ khai hải quan;
  • Vận đơn (Bill of lading) ;
  • Hóa đơn thương mại (commercial invoice);
  • Hợp đồng thương mại (sale contract);
  • Danh sách đóng gói (packing list);
  • Chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Hồ sơ công bố lưu hành thức ăn thủy sản;
  • Hồ sơ kiểm dịch;
  • Hồ sơ kiểm tra chất lượng;
  • Thông tin sản phẩm, catalogue.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc phải có ( Certificate Original ).

Tuy nhiên, đây là chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng để bên nhập khẩu được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.

 

2. Các bước nhập khẩu thức ăn thủy sản:

Bước 1: Liên hệ người bán hàng và theo dõi quá trình đóng gói hàng hóa.

Bước 2: Kiểm tra chứng tứ xuất khẩu bao gồm Invoice, Packing list, Contract

Bước 3: Lấy booking từ đại lý hãng tàu. Booking thể hiện rõ nơi đi, nơi đến, tên hàng, số khối, trọng lượng

Bước 4: Nhận thông báo hàng đến và debit note của hãng tàu và thanh toán để lấy Lệnh giao hàng.

Bước 5: Truyền tờ khai hải quan bằng phần mềm ECUS và đăng ký kiểm tra chất lượng.

Bước 6: Nộp các hồ sơ khai báo hải quan cho hải quan nếu tờ khai rơi vào luồng vàng, đỏ, nếu là luồng đỏ, chúng ta phải nộp hồ sơ kiểm hóa, và kiểm hóa hàng cùng với hải quan.

Bước 7: Sau khi thông quan hàng hóa, lấy hàng về kho.

Bước 8: Lưu giữ các chứng từ liên quan đến lô hàng, báo cáo thuế và kiểm tra sau thông quan (nếu có).

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu thức ăn thuỷ sản, nếu anh chị quý doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này để kinh doanh hoặc để nuôi trồng thuỷ sản hãy liên hệ chúng tôi. Beskare Logistics với đội ngũ nhân viên hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiệp vụ xuất nhập khẩu sẽ tư vấn và hoàn thiện các quy trình nhập khẩu cho anh chị một cách thuận lợi, đúng tiến độ và cam kết!

CONTACT
Scroll to Top